Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 93)

2.3.2 .Thực trạng các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh

3.2. Một số biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở

3.2.9. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh

đức học sinh

3.2.9.1. Mục tiêu

- Động viên, khuyến khích, nhân rộng gương các tập thể, cá nhân có tư cách, phẩm chất, tinh thần tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt; giúp các em học sinh thấy được các tồn tại, khuyết điểm, các nguyên nhân và biện pháp để học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt hơn.

- Giúp cho cán bộ quản lý các cấp, giáo viên, phụ huynh thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong công tác quản lý giáo dục đạo đức, rút kinh nghiệm, tìm ra những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.9.2. Nội dung

- Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh: căn cứ vào Luật giáo dục 2005, Điều lệ trường THPT, Quy chế đánh giá xếp loại học sinh, nội quy, quy định của nhà trường.

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch, triển khai các biện pháp giáo dục đạo đức của cán bộ quản lý, GVCN, GVBM, Đoàn thanh niên để kịp thời rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Đánh giá nhận thức và thái độ của học sinh trong việc thực hiện chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nội quy, quy định của nhà trường, về quyền nghĩa vụ của học sinh và của công dân tương lai.

- Kiểm tra đánh giá về kết quả học tập và rèn luyện, kết quả tham gia các phong trào hoạt động của nhà trường, của lớp.

3.2.9.3. Cách thức thực hiện

Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ ràng mục tiêu đánh giá xếp loại giáo dục đạo đức học sinh cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh của nhà trường. Nhà trường căn cứ vào Điều lệ trường THCS, trường THPT, trường phổ thơng có nhiều cấp học; căn cứ vào Thông

tư số 58/TT- BGDĐT, ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Qui chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT, các nội quy, quy định của nhà trường để xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Nhà trường cần phối hợp nhiều yếu tố để đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh, cụ thể:

- Phương pháp đánh giá: Quan sát, nghiên cứu sản phẩm, đánh giá của tập thể, của giáo viên, tự đánh giá của cá nhân .

- Hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá kết quả hoạt động theo chuyên đề .

- Đánh giá bằng nhiều kênh thông tin khác nhau: Tập thể lớp, các tổ chức giáo dục trong trường, ý kiến của giáo viên, cán bộ lớp, cán bộ đoàn, tự đánh giá của học sinh, nhận xét đánh giá của nơi học sinh cư trú .

Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tổng hợp các thông tin từ các kênh khác nhau, kiểm tra tính xác thực, cơng bố trước lớp trong giờ sinh hoạt để học sinh xác nhận, học sinh làm kiểm điểm nhận xét, đối chiếu với chuẩn và tự mình xếp loại, sau đó cả lớp xếp loại cho từng cá nhân cơng khai trước lớp và báo cáo với Ban Giám hiệu. Xếp loại hàng tháng được căn cứ vào xếp loại của các tuần và xếp loại của học kỳ được căn cứ từ xếp loại của các tháng.

Đối với các học sinh ý thức rèn luyện đạo đức chưa tốt, cần yêu cầu các em làm tường trình, kiểm điểm trong tập thể lớp, lấy ý kiến đề nghị của tập thể lớp căn cứ vào các chuẩn đã được quy định đề nghị lên Hội đồng kỷ luật của nhà trường xem xét kỷ luật và được thông báo, nhận xét công khai trước cờ để làm gương cho những học sinh khác.

GVCN phải thông báo kịp thời tới phụ huynh những học sinh vi phạm và đề nghị gặp trực tiếp để bàn các biện pháp phối hợp giáo dục.

Thường xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục, kịp thời tuyên dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt trước lớp, trước cờ hàng tuần.

Hàng tháng hoặc sau các đợt thi đua phải tổ chức họp để đánh giá kết quả giáo dục, tìm ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch, đưa ra các biện pháp giáo dục khả thi và có hiệu quả giáo dục cao hơn.

Sau mỗi năm học, BGH nhà trường cần chuẩn bị nội dung và tiến hành hội nghị tổng kết về kết quả học tập và công tác giáo dục đạo đức, đánh giá hiệu quả của việc phối hợp các lực lượng trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, phân tích các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan của những hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm về công tác chỉ đạo cho những năm sau đạt kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)