Thực trạng việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sin hở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 66)

2.3.2 .Thực trạng các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh

2.3.6. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sin hở trường

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Bùi Thị Xuân

(Đơn vị: %)

TT Kế hoạch Tốt Khá TB Yếu

1 Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

chủ đề.

2 Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

trong cả năm học. 93,3 6,7 0,0 0,0

3 Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong từng học kỳ. 91,7 8,3 0,0 0,0 4 Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh theo từng tháng. 95,0 5,0 0,0 0,0 5 Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh theo từng tuần. 98,3 1,7 0,0 0,0 6 Kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh của các lực lượng. 81,7 13,3 5,0 0,0 7 Kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. 21,7 25,0 45,0 8,3 8 Kế hoạch kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức cho học sinh. 88,3 11,7 0,0 0,0

Theo bảng số liệu thống kê khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy phần lớn các kế hoạch đề ra đều được đánh giá là tốt trong đó Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh theo từng tuần có 98,3 % số người được hỏi cho là tốt và khơng có đánh giá kế hoạch này ở mức độ trung bình hay yếu; các kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh theo từng tháng, từng học kỳ, cả năm học và kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong các ngày lễ kỷ niệm, các đợt thi đua theo chủ đề; kế hoạch kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức cho học sinh có tới 100% số người được khảo sát đánh giá ở mức độ khá và tốt. Tuy nhiên, kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh của các lực lượng vẫn còn 5% đánh giá ở mức trung bình; Kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ có 21,7% đánh giá là tốt, 25% đánh giá ở mức độ khá, 45% đánh giá ở mức độ trung bình thậm chí có tới 8,3% đánh giá ở mức độ yếu. Như vậy có thể thấy nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho các hoạt động hầu hết vẫn cịn gặp khó khăn, nguồn kinh phí của nhà trường chủ yếu dựa vào nguồn thu từ học phí và ngân sách nhà nước cấp phải chi cho nhiều hoạt động như chi cho giảng dạy, học tập; chi xây dựng trường lớp; chi hiện đại hóa trang thiết bị cơng nghệ... vì thế nguồn kinh phí phục vụ cho giáo dục đạo đức rất hạn chế. Điều này cũng cho thấy ban

giám hiệu chưa đầu tư đúng mứcvề cơ sở vật chất cho công tác giáo dục đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 66)