Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 64)

2.3.2 .Thực trạng các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh

2.3.4. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh

và phụ huynh học sinh về hoạt động giáo dục đạo đức đối với học sinh

Bảng 2. 5: Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ quản lý địa phương về sự cấp thiết của các hoạt động giáo dục ở

trường THPT Bùi Thị Xuân

(Đơn vị: %) TT Các mặt giáo dục Rất cấp thiết Cầp thiết Ít cấp thiết Khơng cấp thiết 1 Đức dục 73,7 20 6,3 0,0 2 Trí dục 91,2 8,8 0,0 0,0 3 Lao động 29,9 31,3 32,5 6,3 4 Hướng nghiệp 36,2 21,3 25 17,5

5 Giáo dục quốc phòng - An ninh 30 32,5 25 12,5

6 Tình u, hơn nhân, gia đình 73,7 26,3 0,0 0,0

7 Giáo dục thể chất 47,7 30 22,3 0,0

8 Giáo dục thâm mĩ 62,5 30 7,5 0,0

Ngoài ra, so sánh việc đánh giá vai trò của giáo dục đạo đức với các mặt giáo dục khác trong nhà trường nhất là giáo dục trí dục thì giáo dục đạo đức vẫn còn bị coi nhẹ, cụ thể thông qua bảng thống kê khảo sát đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, GV, cán bộ Đoàn, cán bộ quản lý địa phương ở trên cho thấy 100% số người được khảo sát cho rằng giáo dục trí dục là cấp thiết và rất cấp thiết, trong khi đó chỉ có 73,7% cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý địa phương được khảo sát cho rằng giáo dục đức dục là rất cấp thiết và vẫn còn 6,3% cho rằng giáo dục đạo đức là ít cấp thiết trong nhà trường. Như vậy

có thể thấy do cách đánh giá, kiểm tra, thi cử hiện nay chỉ chú trọng nhiều đến kết quả các mơn học văn hóa nên đã gây ra một tâm lý chung trong nhà trường là xem nhẹ giáo dục đạo đức, chỉ tập trung vào điểm số, bài thi, xếp loại học lực của học sinh trong các năm học.

Thông qua kết quả khảo sát đối với cán bộ quản lý cho thấy, từ nhận thức chưa phù hợp đã dẫn đến việc đề ra kế hoạch chỉ đạo, tổ chức hoạt động, kiểm tra đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải có sự thay đổi trong nhận thức của cán bộ quản lý, cần đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khoa học quản lý giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.

Đối với GV, trong thực tế giáo dục cho thấy mỗi thầy cô giáo trong nhà trường đều biết dựa vào ưu thế mơn học của mình giảng dạy để giáo dục đạo đức cho học sinh nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Khơng những thế ngồi 45 phút của tiết học các thầy cơ cũng ln chú ý và có trách nhiệm trong việc uốn nắn, điều chỉnh những hành vi sai lệch về đạo đức của học sinh giúp các em nhận ra thiếu sót và hướng dẫn các em sửa chữa kịp thời nhất là GVCN. Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận nhỏ các thầy cơ giáo, cán bộ quản lý địa phương chưa nhận thức hết vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của các em cũng như vai trò của giáo dục đạo đức trong sự phát triển giáo dục toàn diện của nhà trường.

Về nhận thức và hành động của PHHS đối với việc rèn luyện đạo đức cho học sinh, thông qua bảng số liệu khảo sát trên cho thấy phần lớn PHHS đã chủ động trong việc nắm bắt tình hình học tập của con em mình, đồng thời cũng rất chủ động trong việc giáo dục con cái, khi thấy con có những biểu hiện lệch lạc đều có những biện pháp uốn nắn kịp thời , ln quan tâm, nắm bắt tâm tư tình cảm của con, theo dõi nhắc nhở con cái thường xuyên, qua đó góp phần cùng nhà trường giáo dục tồn diện cho học sinh.

đức cho học sinh ở trường THPT Bùi Thị Xuân

Bảng 2. 6: Đánh giá về mức độ cấp thiết và thái độ tham gia của học sinh vào các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức thông qua phiếu hỏi của học sinh

(Đơn vị: %)

TT Hoạt động

Mức độ cấp thiết Thái độ tham gia Rất cấp thiết Cấp thiết Khơng cấp thiết Rất thích Thích Khơng thích

1 Giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, hoạt động tập thể.

79,3 20,7 0,0 53,3 42,7 4,0

2 Giáo dục thông qua các giờ học văn hóa trên lớp 72,0 28,0 0,0 54,7 45,3 0,0 3

Giáo dục thông qua sinh hoạt với chi đoàn, lớp và

GVCN 75,3 24,7 0,0 49,3 45,4 5,3

4

Giáo dục thông qua lao động, vệ sinh trường lớp,

hướng nghiệp 76,0 24,0 0,0 45,3 54,7 0,0

5

Giáo dục thông qua hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể

dục thể thao, vui chơi giải trí 69,3 28,7 2,0 65,3 33,4 1,3

6 Giáo dục thông qua hoạt động tham quan, thực tế. 65,3 26,7 8,0 80,7 19,3 0,0 7 Giáo dục thông qua hoạt động từ thiện, nhân đạo 76,0 20,7 3,3 70,0 27,3 2,7 Đánh giá về mức độ cấp thiết và thái độ tham gia vào các hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh thông qua kết quả khảo sát trong bảng 2.8 cho thấy hầu hết các em được hỏi đều cho rằng các hoạt động giáo dục đạo đức trên đều rất cấp thiết và rất thích. Một số hoạt động được nhiều học sinh đánh giá là rất thích và rất cấp thiết như các hoạt động tham quan thực tế, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT, vui chơi giải trí, đây là các hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh nên được các em rất quan tâm. Việc giáo dục đạo đức cho các em thông qua các hoạt động này sẽ thu hút các em vào các hoạt động vui chơi lành mạnh, tránh xa các TNXH. Tuy nhiên một số hoạt động như: giáo dục thông qua các buổi

sinh hoạt dưới cờ; giáo dục thơng qua các giờ học văn hóa trên lớp; giáo dục thơng qua sinh hoạt với chi đồn, lớp và GVCN; giáo dục thông qua lao động, vệ sinh trường lớp, hướng nghiệp được hơn 70% các em cho là rất cấp thiết nhưng chỉ có trên dưới 50% các em cho là rất thích, thậm chí có những hoạt động cịn có em cho là khơng thích như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp...

Như vậy có thể thấy những hoạt động nào phù hợp tâm lý lứa tuổi, sở thích của các em sẽ thu hút và tạo hứng thú cho các em, còn những nội dung nào khơ khan, nghèo nàn, chỉ mang tích hình thức thì sẽ khơng tạo được hứng thú cho các em.

Bảng 2. 7: Nhận thức của học sinh về sự cấp thiết của các nội dung giáo dục đạo đức TT Nội dung Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Chƣa xác định SL % SL % SL % SL %

1 Yêu Tổ quốc, yêu quê hương 117 78,7 32 21,3 0 0,0 1 0,7

2 Ý thức dân tộc 112 74,7 38 25,3 0 0,0 0 0,0

3 Tinh thần đoàn kết và ý thức

cộng đồng 120 80,0 30 20,0 0 0,0 0 0,0

4 Lòng nhân ái, vị tha 123 82,0 27 18,0 0 0,0 0 0,0

5 Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm 108 72,0 42 28,0 0 0,0 0 0,0

6 Tinh thần tự giác 105 70,0 45 30,0 0 0,0 0 0,0

7 Hiếu thảo với cha mẹ 117 78,0 33 22,0 0 0,0 0 0,0

8

Có thái độ xây dựng, bảo vệ mơi trường, tài sản, phịng chống tệ nạn xã hội, ứng xử có văn hóa, ...

142 94,7 8 5,3 0 0,0 0 0,0

Thông qua bảng số liệu 2.8 cho thấy đa số những nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh đều được học sinh trả lời là cấp thiết và rất cấp thiết trong đó thái độ xây dựng, bảo vệ mơi trường, tài sản, phịng chống tệ nạn xã hội, ứng xử có văn hóa,... có tới 94,7% học sinh cho rằng rất cấp thiết trong khi đó các nội dung khác như tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương, ý thức dân tộc, tinh thần tự giác, hiếu thảo với cha mẹ lại chỉ có hơn 70% các em được

hỏi cho là rất cấp thiết. Điều đó cho thấy nhà trường phải tổ chức được những hoạt động giáo dục có nội dung, hình thức và biện pháp phù hợp để giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, hiếu thảo với cha mẹ, có tinh thần đồn kết và ý thức cộng đồng.

2.3.6. Thực trạng việc phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục đạo đức cho học sinh

Đánh giá về thực trạng việc phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay cho thấy: sự phối hợp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh giữa các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường có sự khác nhau.

Bảng 2. 8: Sự phối hợp các lực lượng của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh của trường THPT Bùi Thị Xuân thông qua phiếu hỏi

CBQL, GV, PHHS (Đơn vị: %) TT Phối hợp lực lƣợng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Khơng quan trọng

1 Nhà trường với phụ huynh 85,0 11,7 3,3 0,0

2 Nhà trường với các tổ chức đoàn thể 78,3 20,0 1,7 0,0

3 CBQL với giáo viên chủ nhiệm 78,3 18,4 3,3 0,0

4 CBQL với giáo viên bộ môn 41,7 50,0 5,0 3,3

5 CBQL với Đoàn thanh niên 40,3 47,4 10,0 2,3

6 Giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn 68,3 26,7 5,0 0,0

7 Giáo viên chủ nhiệm với Đoàn TN 63.3 26,7 10,0 0,0

8 Giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh 90,0 8,3 1,7 0,0

9 Giáo viên chủ nhiệm với tập thể lớp 48,3 46,7 5,0 0,0

10 Giáo viên chủ nhiệm với nhân viên 10,0 30,0 48,3 11,7

11 Nhà trường với cán bộ quản lý địa phương 50,0 41,7 8,3 0,0 Có tới 90% phiếu khảo sát cho rằng việc phối hợp giữa GVCN với

PHHS là rất quan trọng, 85% cho rằng việc phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh là rất quan trọng trong khi đó chỉ có 10% cho rằng việc phối hợp giữa GVCN với nhân viên; 40,3% cho rằng việc phối hợp giữa CBQL với Đoàn thanh niên; 41,7% cho rằng việc phối hợp giữa CBQL với giáo viên bộ môn là rất quan trọng.

Thơng qua bảng số liệu như vậy có thể thấy mặc dù việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục là rất cấp thiết đối với việc giáo dục học sinh, tuy nhiên đánh giá về mức độ phối hợp giữa các lực lượng không giống nhau điều đó cũng phần nào cho thấy vai trị giáo dục cũng như sự phối hợp giữa từng lực lượng giáo dục ở các mức độ khác nhau.

Kết quả trên cho thấy, mặc dù nhà trường đã chú ý nhiều đến công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, song sự phối hợp này còn chưa thường xuyên, chưa có cơ chế phối hợp nhịp nhàng và quy trách nhiệm cụ thể, do đó chưa phát huy hết sức mạnh vốn có của các lực lượng này trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Để làm tốt công tác phối hợp giáo dục đạo đức giữa các lực lượng giáo dục đòi hỏi nhà quản lý phải có những biện pháp hữu hiệu, lịng nhiệt tình, tinh thần quyết tâm cao độ tác động đến nhận thức của từng cá nhân, từng tổ chức nhằm nâng cao, thúc đẩy sự tâm huyết, tính trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, các lực lượng trong sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng. Cơng việc này khơng chỉ diễn ra trong một sớm một chiều mà phải được tiến hành thường xuyên, liên tục mới đem lại hiệu quả như mong đợi.

2.3.6. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Bùi Thị Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)