Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 77)

2.3.2 .Thực trạng các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh

3.2. Một số biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở

3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức

Hồ Chí Minh

3.2.2.1. Mục tiêu

Trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào tiềm năng, khả năng sẵn có, nhà trường cần xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp phù hợp với thực tiễn. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể có tính khả thi mà trong đó các mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh được thống nhất nhằm định hướng các hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong toàn trường, tạo được sự nhất trí cao của các lực lượng giáo dục để đạt mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh một cách hiệu quả. Đồng thời, việc kế hoạch hoá sẽ giúp người phụ trách công tác giáo dục đạo đức học sinh có thể kiểm sốt được cả q trình giáo dục.

Ban Giám hiệu nhà trường cần xác định mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh, trên cơ sở đó xây dựng thành chương trình hành động với những bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức đã đề ra. Xác định rõ nội dung giáo dục đạo đức, các biện pháp, hình thức giáo dục đạo đức mà các lực lượng giáo dục cần tham gia để giáo dục đạo đức học sinh. Thống nhất cách thức tổ chức và trao đổi thông tin, cách kiểm tra đánh giá đạo đức học sinh. Thực hiện tốt, có hiệu quả kế hoạch đã định, kế hoạch phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, thường xuyên và liên tục.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

- Ban Giám hiệu nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ, của Ngành, các đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương, của nhà trường, cần chỉ đạo thu thập các thông tin liên quan, xác định tiềm năng, dự thảo mục tiêu, tính tốn sơ bộ các nguồn lực. Từ đó phác thảo bản kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho năm học gồm: Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu, mức huy động về nhân lực, tài chín, cơ sở vật chất,... Kế hoạch xây dựng phải làm sao khai thác được triệt để thế mạnh của các lực lượng tham gia giáo dục. Việc kế hoạch hố quản lí hoạt động học sinh theo từng học kì, từng đợt thi đua đóng một vai trị quan trọng quyết định đến thành cơng của công tác quản lý. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

- Kế hoạch phải được xây dựng từ thực trạng đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường hiện tại. Ngoài ra, nhà trường cũng cần tranh thủ ý kiến đóng góp, sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, của cấp trên để kế hoạch thực hiện đạt hiệu quả như mong muốn.

- Kế hoạch phải đưa ra được các chỉ tiêu và các biện pháp cụ thể. - Kế hoạch phải có tính khả thi và tính hiệu quả. Tuỳ theo chủ đề mà có những kế hoạch cụ thể khác nhau. Các loại kế hoạch bao gồm:

+ Kế hoạch định kỳ cho cả năm học, học kỳ, tháng, tuần.

8/3; 26/3; 19/5; Tết Nguyên đán; Trung thu...

+ Kế hoạch tổ chức theo các đợt chỉ đạo cụ thể của Sở Giáo dục và Đào tạo Hồ Chí Minh, Phịng cơng tác học sinh sinh viên như: Triển khai “Tuần sinh hoạt tập thể ” đầu năm học mới, các cuộc thi tìm hiểu về giáo dục pháp

luật; các cuộc thi tìm hiểu nhân các ngày kỷ niệm... Thực tế quản lý giáo dục cho thấy, trong những năm qua, các trường THPT ở TP. Hồ Chí Minh nói chung, trường THPT Bùi Thị Xuân nói riêng đã tổ chức tốt, đem lại hiệu quả cao, làm chuyển biến về nhận thức cho cả giáo viên và học sinh trong việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Đây là điểm mới và là điểm mạnh của giáo dục Thành phố nói chung và của trường THPT Bùi Thị Xuân nói riêng.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Triển khai nội dung mà kế hoạch đã đặt ra, đôn đốc thực hiện kế hoạch theo một trình tự nhất định, điều hành các bộ phận thực hiện theo đúng kế hoạch. Theo dõi những yếu tố nảy sinh, những lệch lạc trong quá trình thực hiện và cần lưu ý công tác kiểm tra đánh giá để từ thực tế hoạt động có điều chỉnh kịp thời nhằm đem lại hiệu quả cho hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 77)