Đặc điểm học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 32)

1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

1.3.2. Đặc điểm học sinh trung học phổ thông

Học sinh THPT có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi ở giai đoạn đầu tuổi thanh niên (thanh niên mới lớn, thanh niên học sinh). Đây là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể, nhưng sự phát triển thể lực của các em còn kém so với người lớn, các em đến trường học tập dưới sự lãnh đạo của người lớn, phụ thuộc vào người lớn.

1.3.2.1. Đặc điểm hoạt động học tập

Hoạt động học tập của học sinh THPT địi hỏi tính năng động và tính độc lập hơn học sinh THCS, địi hỏi trình độ tư duy lý luận phát triển. Hứng thú học tập của các em có những thay đổi rõ rệt, có tính bền vững và gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Đối với các lĩnh vực khoa học, các em đã có thái độ lựa chọn khá rõ ràng: có em thích học các mơn khoa học xã hội, có em lại thích học các mơn khoa học tự nhiên, thái độ học tập của thanh niên học sinh gắn liền với động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa của mơn học. Ở nhiều em xuất hiện thái độ học lệch: rất tích cực học một số mơn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình chọn, mặt khác sao nhãng các mơn học cịn lại.

13.2.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Ở thanh niên mới lớn, tính chủ định phát triển mạnh ở tất cả các q trình nhận thức. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Q trình quan

sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và khơng tách khỏi tư duy ngơn ngữ. Ghi nhớ có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ. Đặc biệt các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ.

Hoạt động tư duy của học sinh THPT có sự thay đổi quan trọng, các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển.

Tuy vậy, hiện nay số học sinh THPT đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều. Khiếm khuyết cơ bản trong hoạt động tư duy của nhiều em là thiếu tính độc lập. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, cịn kết luận vội vàng theo cảm tính hoặc thiên về tái hiện tư tưởng của người khác. Vì thế nhà trường cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của người học.

1.3.2.3. Sự phát triển ý thức

Sự phát triển ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS THPT với những đặc điểm cơ bản sau:

+ Các em tiếp tục chú ý đến hình dáng bên ngồi của mình, hình ảnh về thân thể là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức của thanh niên mới lớn.

+ Ở tuổi thanh niên, quá trình phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sơi nổi và có tính chất đặc thù riêng. Thanh niên tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích và hồi bão của mình

+ Sự tự ý thức của họ xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động: Địa vị mới trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh. Các em hay ghi nhật ký, so sánh mình với nhân vật mà họ coi là tấm gương, là thần tượng.

+ Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp, các em không chỉ nhận thức về cái tơi của mình trong hiện tại mà cịn nhận thức vị trí của mình trong

xã hội, hiện tại và tương lai.

+ Thanh niên cịn có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạp, biểu hiện những quan hệ nhiều mặt của nhân cách và biết cách đánh giá nhân cách của mình trong tồn bộ những thuộc tính nhân cách.

+ Các em có khả năng đánh giá sâu sắc những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và chính mình. Đồng thời các em cũng có khuynh hướng độc lập trong việc phân tích, đánh giá bản thân. Song việc tự đánh giá bản thân nhiều khi chưa khách quan, có thể sai lầm, cần giúp đỡ khéo léo để các em hình thành một biểu tượng khách quan về nhân cách của mình.

+ Trên cơ sở tự ý thức phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tự giáo dục ở HS THPT cũng được phát triển. Tuy các em chưa thật có lịng tin và tự giáo dục hoặc chưa thành công trong tự giáo dục, nhưng vấn đề tự giáo dục của HS THPT thật sự là cần cho sự phát triển của chính các em: Vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của giáo dục: “ Các em là những nhân cách đang vươn lên để

trở thành người công dân … Các em vừa là đối tượng mang tính đặc thù của lứa tuổi, vừa là chủ thể của giáo dục đạo đức. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, học sinh trung học phổ thơng đã có đầy đủ các điều kiện cơ bản về nhận thức, ý chí hoạt động… để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, quyết định kết quả phát triển tài đức của cá nhân. Tuy nhiên, với kinh nghiệm, vốn sống của cá nhân chưa nhiều, học sinh trung học phổ thông dễ chao đảo trong hành vi hoạt động của mình. ”

1.3.2.4. Sự hình thành thế giới quan

Học sinh THPT – tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi quyết định sự hình thành của thế giới quan. Đây là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của tuổi thanh niên HS. Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển của hứng thú nhận thức với các vấn đề tự nhiên, XH thông qua các môn học ở bậc THPT, ở lứa tuổi mới lớn quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề liên quan đến con người. Vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và XH, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa tình cảm và trách nhiệm. Nói chung

các em có khuynh hướng sống một cuộc sống tích cực vì XH.

Trong điều kiện hiện nay, cần đặc biệt giúp các em phân tích, đánh giá các hiện tượng XH, các thang giá trị đang có những diễn biến khơng đơn giản, biết ủng hộ, bảo vệ cái đúng, phản đối ngăn chặn cái sai, biết chống lại sự xâm nhập của thế giới quan của giai cấp bóc lột, biết chống mê tín dị đoan và các tư tưởng duy tâm khác.

1.3.2.5. Đời sống tình cảm

Ở tuổi HS THPT, quan hệ bạn bè chiếm vị trí hơn hẳn so với những người khác, do lịng khao khát muốn có một vị trí bình đẳng trong cuộc sống, các em được sinh hoạt với các bạn cùng tuổi, cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm. Các em thích giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi, cùng lớp, cùng trường, hoặc ngồi trường. Trong cơng tác GDĐĐ cho HS THPT cần chú ý tới ảnh hưởng của nhóm – hội tự phát ngồi nhà trường và có thể tránh được hậu quả xấu của nhóm tự phát bằng cách tổ chức các hoạt động tập thể có tổ chức, đồn thể để phát huy được tính tích cực của thanh niên.

Đời sống tình cảm của thanh niên mới lớn rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là tình bạn: các em có nhu cầu lớn về tình bạn, các em có nhu cầu cao hơn về tình bạn (tính chân thật, tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau …). Các em có khả năng đồng cảm tình bạn. Tình bạn của các em mang tính xúc cảm cao. Các em thường lý tưởng hóa tình bạn. Ở thanh niên mới lớn, quan hệ giữa nam và nữ được tích cực hóa rõ rệt. Nhóm bạn ở THPT thường có nam và nữ. Do vậy, nhu cầu về tình bạn khác giới được tăng lên. Ở một số em, xuất hiện những sự lơi cuốn đầu tiên mạnh mẽ: tình u. Tình u ở HS THPT thường là trong trắng, tươi sáng, hồn nhiên, giàu cảm xúc và khá chân thành. Nhà trường phải giáo dục cho HS một tình u chân chính dựa trên cơ sở thơng cảm hiểu biết, tơn trọng và cùng có một mục đích, lý tưởng chung.

Để GDĐĐ cho HS THPT có hiệu quả, chúng ta cần chú ý xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các em, đó là mối quan hệ bình đẳng, tơn trọng lẫn

nhau. Chúng ta cần tin tưởng các em, tạo điều kiện để các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo độc lập, giúp các em nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân và tạo điều kiện thuân lợi cho sự phát triển nhân cách HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)