Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong quản lí hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 91)

2.3.2 .Thực trạng các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh

3.2. Một số biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở

3.2.8. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong quản lí hoạt

trong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.8.1. Mục tiêu

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Giáo dục trong nhà trường dù

tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn toàn ”. Như vậy, nhà trường cần phối hợp giữa ba môi

trường giáo dục để đưa học sinh vào những hoạt động giáo dục đạo đức phong phú, hấp dẫn. Sự phối hợp này phải được thực hiện đan xen, hòa quyện và diễn ra trong tồn bộ q trình hoạt động, nhà trường cần tạo điều kiện, động lực thúc đẩy công tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiệu quả nhất. Đây là biện pháp cấp thiết cho thấy rõ hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức và cũng là đánh giá kết quả của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh.

Việc phối hợp giữa ba môi trường giáo dục thì giáo dục nhà trường phải là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội.

Nhà trường là mơi trường giáo dục tồn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất.

3.2.8.2. Nội dung

Việc dạy dỗ con cái là trách nhiệm thiêng liêng và cao cả của các bậc làm cha làm mẹ. Tuy nhiên do áp lực của nền kinh tế thị trường nên hiện nay nhiều gia đình do q bận rộn nên gần như phó mặc việc giáo dục con em cho nhà trường. Vì thế nhà trường cần giúp cha mẹ học sinh nhận thức đúng về quá trình biến đổi tâm sinh lý và ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với học

sinh để gia đình biết cách chủ động tìm cách phối hợp giáo dục.

Bên cạnh việc phối hợp giáo dục của nhà trường với gia đình, việc tăng cường phối hợp với các tổ chức xã hội nhằm phát huy tiềm năng xã hội hóa trong việc giáo dục đạo đức. Phần lớn thời gian học sinh sinh hoạt tại nhà và ở cộng đồng nơi cư trú. Vì thế nếu chỉ chú ý giáo dục đạo đức trong nhà trường thì chưa đủ ảnh hưởng tới việc hoàn thiện nhân cách đạo đức cho học sinh. Cần chú trọng giáo dục việc giữ gìn các giá trị truyền thống, thuần phong mỹ tục, di tích lịch sử, văn hóa, bảo vệ mơi trường của cộng đồng cho học sinh, tìm hiểu lịch sử, phong tục tập quán, giáo dục học sinh tôn trọng pháp luật, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, lễ nghĩa với thầy cô, thân ái với bạn bè...

3.2.8.3. Cách thức thực hiện

Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh vững mạnh. Hàng năm ngoài các kỳ họp vào đầu, giữa, cuối năm học nhà trường nên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề dành cho cha mẹ học sinh qua đó nhà trường trang bị cho cha mẹ học sinh những kiến thức, kinh nghiệm cấp thiết để giáo dục con em mình.

Hàng tháng, Ban giám hiệu nên họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường. GVCN cần họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để cùng nhau bàn bạc giải quyết một số vấn đề cụ thể như:

- Cung cấp thông tin về học sinh khi ở gia đình và quan hệ bạn bè ngoài xã hội.

- Cùng thống nhất với GVCN, Ban giám hiệu nhà trường tìm ra những biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh.

- Giúp đỡ nhà trường trong mọi hoạt động của lớp, nhà trường, góp phần xây dựng tập thể trường lớp.

Những ứng xử của học sinh ở gia đình chưa hợp với chuẩn mực phải được thơng báo với GVCN để kịp thời uốn nắn. Ngược lại, mọi thiếu sót của học sinh như chưa chấp hành nội quy, kỷ luật của nhà trường cũng phải được thơng báo đầy đủ với gia đình để nhắc nhở động viên con em mình thực hiện.

Đối với học sinh, gia đình cần quan tâm trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Do vậy, giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường cần phải gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể thay thế nhau. Nhưng rõ ràng, nhà trường phải giữ vai trò chủ động giúp cha mẹ học sinh xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch

Những biểu hiện tốt và chưa tốt của học sinh phải được GVCN ghi nhận biểu dương nhắc nhỏ cuối mỗi tuần học. Trường hợp học sinh mắc khuyết điểm, có hành vi vi phạm về đạo đức, GVCN phải báo cáo với Ban giám hiệu để phối hợp giáo dục và thông báo với gia đình học sinh thơng qua sổ liên lạc điện tử hoặc bằng điện thoại giữa GVCN với gia đình học sinh.

Nhà trường giao cho GVCN phối hợp với gia đình học sinh và đại diện phụ huynh học sinh ở khu dân cư theo dõi, đánh giá việc rèn luyện đạo đức học sinh ở gia đình như:

- Thái độ tình cảm, quan hệ ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Các mối quan hệ với mọi người trong xã hội,...

- Tham gia các cơng việc trong gia đình. - Ý thức tự học tập ở nhà.

- Ý thức tiết kiệm, siêng năng, trung thực.

Nhà trường giao cho ĐTN phối hợp với chính quyền, cơng an, các lực lượng xã hội tìm hiểu:

- Ý thức tơn trọng trật tự, nội qui nơi công cộng. - Tham gia các hoạt động chính trị xã hội.

- Sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Tất cả những thơng tin trên được phản ánh từ phía gia đình và xã hội được tập trung thống nhất về nhà trường. Nhà trường tập hợp cùng với những thông tin học sinh về các hoạt động diễn ra trong nhà trường để đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh sau mỗi kì học. Xếp loại hạnh kiểm học sinh và thông báo kết quả xếp loại cho gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)