Các yếu tố chi phối việc quản lý giáo dục đao đức cho học sinh trung học phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 47)

trung học phổ thông.

1.5.1. Yếu tố giáo dục nhà trường.

Nhà trường với cả một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc GDĐĐ theo những chuẩn giá trị tiến bộ, đúng đắn, theo định hướng XHCN, với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại và đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức lớp sẽ là yếu tố có tính chất quyết định hoạt động GDĐĐ cho HS.

1.5.2. Yếu tố giáo dục gia đình.

Gia đình là tế bào của XH. Gia đình với những quan hệ mật thiết, là nơi nuôi dưỡng các em HS từ bé đến lúc trưởng thành. Gia đình là cội nguồn hình thành nhân cách HS: “Nền nếp gia phong”; “Truyền thống gia đình” là những

điều rất quan trọng mà người xưa đã từng nói về giáo dục gia đình. Trong gia đình, ơng bà, cha mẹ, anh chị là tấm gương sáng để con trẻ noi theo: “Khơng

có gì tác động lên tâm hồn non trẻ bằng quyền lực của sự làm gương. Còn giữa mn vàn tấm gương, khơng có tấm gương nào gây ấn tượng sâu sắc, bền chắc bằng tấm gương của bố mẹ và thầy giáo” (Ni-vi-cốp)

Một gia đình đầm ấm, hạnh phúc cũng là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả GDĐĐ học sinh, là điều kiện tốt để hình thành nhân cách hoàn thiện ở các em.

1.5.3. Yếu tố giáo dục xã hội.

Môi trường giáo dục rộng lớn đó là cộng đồng cư trú của HS, từ xóm giềng, khu phố đến các tổ chức đồn thể XH, các cơ quan nhà nước … đều ảnh hưởng rất lớn đến việc GDĐĐ cho HS nói chung và HS THPT nói riêng. Một mơi trường XH trong sạch lành mạnh, một cộng đồng XH tốt đẹp, văn minh là điều kiện thuận lợi nhất GDĐĐ học sinh và hình thành nhân cách HS. Cần phải có sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và XH đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục ĐĐ học sinh.

1.5.4. Yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh.

Học sinh THPT từ 15 đến 18 tuổi (tuổi mới lớn), ở lứa tuổi này đã hình thành mạnh mẽ năng lực, tự ý thức và nhu cầu tự giáo dục. Vì vậy, đây cũng là yếu tố chi phối việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT. Trong quá trình hình thành nhân cách, HS phải tự tu dưỡng giáo dục bản thân. Sự hình thành và phát triển ĐĐ của mỗi con người là một quá trình phức tạp, lâu dài, cũng phải trải qua bao khó khăn, gian truân trong cuộc sống mới dẫn đế thành cơng. Vì vậy, HS THPT từ chỗ là đối tượng của giáo dục dần dần trở thành chủ thể giáo dục tu dưỡng, rèn luyện, tự hồn thiện nhân cách đạo đức. HS THPT phải tích cực phấn đấu tu dưỡng thì q trình GDĐĐ mới có hiệu quả cao.

Tiểu kết chƣơng 1

Sự nghiệp đổi mới đất nước ta trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải thật sự coi trọng nhân tố con người, coi trọng cả tài năng, sức khoẻ và phẩm chất đạo đức. Chăm lo giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước là nhiệm vụ của tồn xã hội, trong đó nhà trường THPT giữ vai trò quan trọng. GDĐĐ được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực, tiềm năng vững chắc cho các mặt giáo dục khác. GDĐĐ là khâu then chốt của quá trình giáo dục nhân cách con người. Đạo đức, Đạo đức CM, Đạo đức XHCN chỉ được hình thành thơng qua quá trình GDĐĐ ở nhà trường. Muốn nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay, địi hỏi cá nhân người làm cơng tác giáo dục phải nắm vững những định hướng về mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục. Đặc biệt hiểu sâu sắc tâm lý lứa tuổi HS THPT, hồn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế xã hội và phải có một hệ thống phương pháp GDĐĐ thích hợp và hiệu quả.

Muốn đề ra những biện pháp quản lý GDĐĐ có tính khả thi hữu hiệu thì phải có sự đánh giá đúng về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường. Vì vậy, ở chương 2 của luận văn, chúng tôi khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1, Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÙI THỊ XUÂN

QUẬN 1 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Khái qt tình hình kinh tế xã hội và giáo dục của quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)