Tăng cường năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 80)

2.3.2 .Thực trạng các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh

3.2. Một số biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở

3.2.3. Tăng cường năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp

3.2.3.1. Mục tiêu

Trong nhà trường, GVCN là người thay mặt Ban giám hiệu, thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng tồn diện của một lớp, vì thế cần phải nâng cao năng lực công tác của GVCN lớp. Cụ thể:

- Có biện pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.

- Phải thường xuyên kết hợp với GV bộ môn trong hoạt động giáo dục đạo đức cũng như học các bộ mơn văn hóa, cần quan tâm đến việc tổ chức hoạt động tự học của học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của lớp.

giáo dục học sinh một cách toàn diện.

3.2.3.2. Nội dung

Nhà trường cần coi trọng vai trò của GVCN và công tác chủ nhiệm trong nhà trường, chú trọng nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ GVCN. Tập trung sự chỉ đạo của BGH, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần hỗ trợ và tạo điều kiện để GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khuyến khích động viên họ phát huy hết năng lực, sở trường của mình trong việc quản lý và giáo dục học sinh. GVCN lớp phải là người tham gia tích cực các hoạt động chính trị xă hội, thường xuyên động viên khuyến khích học sinh tích cực và tự giác trong việc tu dưỡng, rèn luyện và tham gia các hoạt động của nhà trường, địa phương nhằm gắn liền nhà trường với đời sống xã hội.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Việc tăng cường năng lực cơng tác của giáo viên chủ nhiệm có ý nghĩa rất quan trong trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.

- GVCN phải xây dựng và củng cố các mối liên hệ với GV bộ mơn, với các tổ chức đồn thể trong nhà trường như Cơng đồn, Đồn thanh niên, với Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ giám thị và các tổ chức xã hội bên ngoài nhà trường để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

- Cần nghiên cứu nắm vững hệ thống lí luận giáo dục phổ thông, thường xuyên cập nhật, bổ sung tri thức giáo dục hiện đại là chỗ dựa cho hoạt động giáo dục trong thực tiễn, tạo cơ sở, hành lang pháp lí trong việc chỉ đạo, quản lí, xem xét, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục của GVCN với học sinh.

- Thiết lập nội dung, kế hoạch công tác chủ nhiệm.

- Tăng cường sự phối hợp giữa GVCN với giáo viên bộ môn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

- Tăng cường sự phối hợp giữa GVCN lớp với gia đình học sinh:

+ Giúp PHHS hiểu về mục tiêu giáo dục của nhà trường; đặc điểm hoạt động giáo dục của nhà trường; một số kiến thức về tâm - sinh lí lứa tuổi; một

số phương pháp tổ chức và giáo dục gia đình.

+ Hàng năm kiện tồn tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp (về

nhân sự và quy định hoạt động của Ban đại diện,...).

+ Thường xuyên liên lạc giữa nhà trường và gia đình (thơng qua sổ liên

lạc, điện thoại...).

+ Xây dựng kế hoạch, nội dung phối hợp giữa GVCN với gia đình của từng học sinh, nhất là những học sinh cá biệt.

+ Định kì đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh, những ưu khuyết điểm của từng học sinh và thơng báo với gia đình.

- Tăng cường sự phối hợp của GVCN với các tổ chức ngoài xã hội: như các cơ quan hành pháp quản lí xã hội, các đồn thể chính trị xã hội, các tổ chức đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp ở địa phương . để phát huy và tận dụng sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực trong giáo dục HS.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN, nhất là các GVCN trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Phân cơng các thầy cơ bộ mơn có kinh nghiệm trong cơng tác này với tư cách là “tư vấn” để giúp đỡ GVCN, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới (cả lý luận và thực tiễn) việc giáo dục đạo đức cho học sinh thời mở cửa.

Mỗi một khối lớp cần chỉ định một GVCN có kinh nghiệm và nhiệt huyết kiêm trưởng khối để thường xun nắm bắt tình hình và có biện pháp xử lý, uốn nắn kịp thời và trao đổ kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Hàng tuần BGH tổ chức họp hội nghị giao ban giữa BGH, GVCN, tổ giám thị để đánh giá tình hình thực hiện nề nếp của học sinh các lớp, kịp thời có các biện pháp chỉ đạo, phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng.

Hàng năm, nhà trường cần tổ chức hội thi GVCN giỏi, qua đó tơn vinh những GVCN có tâm huyết, giầu kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh

đồng thời tạo điều kiện cho các GVCN khác có cơ hội học tập, đúc rút kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 80)