2.3.2 .Thực trạng các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh
3.2. Một số biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở
3.2.7. Đa dạng hoá các nội dung hoạt động giáo dục đạo đức
3.2.7.1. Mục tiêu
Quá trình giáo dục đạo đức học sinh là một q trình lâu dài và thơng qua nhiều hoạt động: hoạt động dạy và học tại trường, hoạt động ngồi giờ lên lớp, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động chính trị xã hội, thi tìm hiểu lịch sử, pháp luật, hoạt động thăm quan du lịch, xây dựng môi trường sư phạm trong nhà trường, bảo vệ môi trường sống ở địa phương nơi
học sinh sinh sống. Thông qua những hoạt động giao lưu thường xuyên có tác dụng thúc đẩy được quá trình hình thành và phát triển nhân cách, qua hoạt động các em bộc lộ hết năng lực của mình, từ đó các nhà quản lí có những biện pháp thích hợp nhất để giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hợp lí và tối ưu nhất.
3.2.7.2. Nội dung
Các hoạt động: Hoạt động dạy và học tại trường, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục về chính trị tư tưởng, pháp luật, truyền thống lịch sử, văn hố, tình yêu quê hương đất nước, phẩm chất đạo đức, lối sống, rèn luyện tinh thần tập thể, lòng nhân ái, vị tha...
3.2.7.3. Cách thức thực hiện
Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch đã được thống nhất với các lực lượng giáo dục ngay từ đầy năm học, nhà trường chọn một số chủ đề giáo dục đạo đức gắn với kỉ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, gắn với các phong trào thi đua hay những hoạt động chính trị - xã hội diễn ra tại địa phương. Đồng thời bố trí thời gian thích hợp để có thể kết hợp được với nhiều đoàn thể, đơn vị trong và ngoài nhà trường tham gia chỉ đạo hoạt động của học sinh cả chiều sâu và chiều rộng.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động đa dạng, phong phú như tọa đàm, thi tìm hiểu, làm tập san, báo tường, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT vui chơi, giải trí, tham quan du lịch nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Hội Quốc phịng tồn dân 22/12, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, ngày sinh nhật Bác 19/5. Tổ chức các diễn đàn: “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”, “Thì thầm bạn gái”, “Thắp sáng
ước mơ tuổi trẻ Bùi Thị Xuân ” thành lập các câu lạc bộ theo sở thích như:
CLB bóng đá, bóng bàn, cầu lơng... qua đó giáo dục tình u quê hương đất nước, tình đồn kết, ý thức trách nhiệm và giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh.
- Nhà trường cũng cần phối hợp với các tổ chức, các lực lượng ngoài xã hội như: Ban tuyên giáo Quận uỷ Quận 1, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Quận Đồn Quận 1, Đồn các đơn vị bạn trên địa bàn xung quanh và các đoàn thể xã hội khác để tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.2.7.4. Điều kiện thực hiện
Cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện để giáo dục đạo đức cho học sinh, kế hoạch này được bàn và thông qua trong hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học. Hiệu trưởng phải chỉ đạo chung mọi hoạt động, có liên hệ chặt chẽ với các cơ quan, các tổ chức xã hội phối hợp với nhà trường, đặc biệt là hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường.
Sau khi có kế hoạch thì phải tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đó. Cụ thể là tổ chức cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường, cha mẹ học sinh, nắm bắt được mục đích, yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, hướng dẫn họ thực hiện. Chú trọng hoạt động của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, có kiểm tra đánh giá nhắc nhở để điều chỉnh tốt hơn. Đề ra kế hoạch cụ thể để cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện. Như quy định giờ sinh hoạt lớp ngày thứ bảy của tuần cuối tháng, giáo viên chủ nhiệm sơ kết tháng trước, phổ biến kế hoạch tháng sau. Trên cơ sở kế hoạch chung đó, GVCN triển khai, đề ra biện pháp thực hiện riêng của lớp.
Xây dựng các tổ chức đoàn thể trong trường vững mạnh để thống nhất cao góp phần hồn thành mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh. Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các ngày kỉ niệm truyền thống, các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội. Xây dựng và tạo điều kiện cho sự hoạt động phối hợp giáo dục có hiệu quả của ban đại diện cha mẹ học sinh.
Xây dựng và tạo được mơi trường đồng thuận cho giáo dục, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa giáo dục nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng phát triển. Như vậy việc đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh là vơ cùng cấp thiết và quan trọng, nó có tác dụng định hướng cho các hoạt động của nhà trường. Điều đó địi hỏi người
hiệu trưởng phải chủ động, sáng tạo và xây dựng được kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học, từng học kỳ để mọi thành viên trong nhà trường nắm được và triển khai thực hiện.Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên hội ý ban chỉ đạo, nắm bắt tình hình, giải quyết các vấn đề phát sinh, cần tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức hoạt động.