Thực trạng hoạt động quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sin hở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 56)

trƣờng trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Vấn đề chung

Trong những năm học vừa qua, nhà trường đã rất chú trọng đến việc giáo dục tồn diện cho học sinh trong đó có việc giáo dục đạo đức cho các em, bằng các biện pháp chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường. Vì thế, kết quả giáo dục đạo đức của học sinh có những chuyển biến rõ rệt. Đa số các em học sinh đều chăm, ngoan, lễ phép với thầy cơ, hịa nhã với bạn bè, số lượng học sinh chậm tiến, ý thức kém ngày càng giảm, không có học sinh vi phạm pháp luật, cờ bạc, nghiện hút. Phong trào tự quản của các lớp được duy

trì tốt, ý thức tự rèn luyện của học sinh ngày càng cao. Hầu hết các em học sinh đều có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong 3 năm học trở lại đây như sau:

Bảng 2. 1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015 Năm học Số lƣợng HS Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2012-2013 1872 1442 77,1 353 18,8 69 3,7 8 0,4 2013-2014 1870 1497 80,1 317 16,9 51 2,7 5 0,3 2014-2015 1802 1535 85,2 240 13,3 25 1,4 2 0,1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của trường THPT Bùi Thị Xuân, Thành phố Hồ Chí Minh)

Nhìn vào bảng thống kê 2.1 về kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015 ở trên cho thấy tỷ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt của các năm học đều ở mức trên 90% trong đó số lượng và tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt chiếm tỷ lệ các năm sau đều cao hơn so với năm trước, cụ thể năm học 2012-2013 là 77,1%, năm học 2013-2014 là 80,1% và năm học 2014-2015 đạt 85,2%. So sánh giữa các khối lớp cho thấy tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt của khối 12 cao hơn so với khối 11 và khối 10 là thấp nhất. Như vậy có thể thấy, mặc dù trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tình hình xã hội đang có nhiều biến động phức tạp, tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng ở địa phương, song tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt luôn tăng, khối lớp 12 cao hơn khối lớp 10 mới vào trường, điều đó khẳng định hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường.

Tuy nhiên, số học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu mặc dù có giảm nhưng vẫn còn khoảng 1,5%, số học sinh này thường là các em có ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, ngại rèn luyện, một số em vi phạm nội quy nhà trường nhiều lần, có hệ thống, sửa chữa chậm, tuy khơng nghiêm trọng song gây những ảnh hưởng xấu, tác động không nhỏ đến công tác giáo dục đạo đức

trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)