Để phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất giữa 3 tiểu vùng phân theo các loại cây dược liệu chính, luận văn đã có sự phối hợp, trao đổi, xin ý kiến các cán bộ nông nghiệp của địa phương thống nhất xây dựng bảng phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cho cả 4 loại cây dược liệu chính như sau:
Bảng 4.16. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên
(Đơn vị: Lần)
Chỉ tiêu Rất cao Cao Trung bình Thấp
Phân cấp A B C D
Hiệu quả sản xuất (GO/IC) ≥ 3,5 3,0 - 3,5 2,5 - 3,0 < 2,5 Hiệu quả đồng vốn (VA/IC) ≥ 2,5 2,0 - 2,5 1,5 - 2,0 < 1,5
Nguồn: Nội dung trao đổi với cán bộ nông nghiệp huyện, (2017)
SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
LOẠI CÂY DƯỢC LIỆU
HIỆU QUẢ KINH TẾ
GỪNG BA KÍCH
TIỂU VÙNG 1 TIỂU VÙNG 2 TIỂU VÙNG 3
Loại cây dược liệu nào cho hiệu quả kinh tế cao nhất ở mỗi tiểu vùng
a. Hiệu quả kinh tế của cây gừng
Tính trung bình trên 1ha đất trồng gừng, các hộ sản xuất tạo ra được 50,59 triệu đồng; bình quân 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra đã đem lại 3,55 đồng giá trị sản xuất và 2,55 đồng giá trị gia tăng. Kết quả so sánh các chỉ tiêu kết quả sản xuất theo các tiểu vùng nghiên cứu, cho thấy các hộ sản xuất thuộc TV1 trên 1ha trồng gừng có giá trị sản xuất (GO) đạt 51,95 triệu đồng, cao hơn TV2 và TV1 tương ứng với 50,28 và 49,54 triệu đồng. Số liệu tổng hợp về HQKT trồng gừng của các hộ sản xuất phân theo 3 tiểu vùng được thể hiện tại bảng 4.17. Xét theo chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) của các tiểu vùng, cao nhất là TV1 với 37,72 triệu đồng; 36,03 triệu đồng của TV2 và thấp nhất là TV3 đạt 35,3 triệu đồng (TV3).
Bảng 4.17. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất gừng tính trên 1ha gieo trồng phân theo các tiểu vùng
TT Chỉ tiêu ĐVT Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Trung bình 1 Kết quả sản xuất
- Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 51,95 50,28 49,54 50,59 - Chi phí trung gian (IC) Triệu đồng 14,23 14,25 14,24 14,24 - Giá trị gia tăng (VA) Triệu đồng 37,72 36,03 35,30 36,35
2 Hiệu quả kinh tế
- GO/IC Lần 3,65 3,53 3,48 3,55 - VA/IC Lần 2,65 2,53 2,48 2,55
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017)
Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các tiểu vùng cũng cho kết quả tương tự, cao nhất là TV1 với bình qn 1 đồng chi phí mang lại 3,65 đồng giá trị sản xuất và 2,65 đồng giá trị gia tăng; các con số này ở TV2 và TV3 lần lượt là 3,53 – 2,53 và 3,48 – 2,48.
Bảng 4.18. Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất gừng tính trên 1ha gieo trồng phân theo các tiểu vùng
TT Chỉ tiêu Tiểu vùng
1 2 3
Hiệu quả kinh tế
- GO/IC A A B
Tóm lại, hiệu quả kinh tế trồng gừng ở các tiểu vùng được sắp xếp như sau: Đứng đầu là TV1, sau đó là TV2 và cuối cùng là TV3. Khơng có tiểu vùng nào đạt hiệu quả kinh tế thấp (Bảng 4.18).
b. Hiệu quả kinh tế của cây ba kích
Đối với cây ba kích, nơng hộ được chọn điều tra là các hộ sản xuất đã trồng được 3-4 năm, vụ thu hoạch vào năm 2016. Tính trung bình trên 1ha đất trồng ba kích, các hộ sản xuất tạo ra được 42,68 triệu đồng; bình quân 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra đã đem lại 2,78 đồng giá trị sản xuất và 1,78 đồng giá trị gia tăng. Số liệu tổng hợp về hiệu quả kinh tê trồng ba kích của các hộ sản xuất phân theo 3 tiểu vùng được thể hiện tại bảng 4.19.
Bảng 4.19. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất ba kích tính trên 1ha gieo trồng phân theo các tiểu vùng
TT Chỉ tiêu ĐVT Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Trung bình 1 Kết quả sản xuất
- Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 41,34 50,96 35,75 42,68 - Chi phí trung gian (IC) Triệu đồng 15,36 15,38 15,31 15,35 - Giá trị gia tăng (VA) Triệu đồng 25,98 35,58 20,44 27,33
2 Hiệu quả kinh tế
- GO/IC Lần 2,69 3,31 2,33 2,78 - VA/IC Lần 1,69 2,31 1,33 1,78
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017)
Kết quả so sánh chỉ tiêu sản xuất theo các tiểu vùng nghiên cứu (Bảng 4.16), cho thấy các hộ sản xuất thuộc TV2 có GO đạt 50,96 triệu đồng, cao hơn TV1 và TV3 tương ứng với 41,34 và 35,75 triệu đồng; Tương tự như vậy, VA của TV2 với 35,58 triệu đồng, sau đó là TV1 (25,98 triệu đồng) và thấp nhất là TV3, thu được 20,44 triệu đồng giá trị gia tăng. Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các tiểu vùng, cao nhất là TV2 với bình qn 1 đồng chi phí mang lại 3,31 đồng giá trị sản xuất và 2,31 đồng giá trị gia tăng; các chỉ tiêu này ở TV1 và TV3 lần lượt là 2,69 – 1,69 và 2,34 – 1,34.
Theo bảng 4.20, phân cấp HQKT trồng ba kích ở các tiểu vùng được sắp xếp như sau: Đứng đầu là TV2, sau đó là TV1 và cuối cùng là TV3, chỉ đạt mức hiệu quả thấp.
Bảng 4.20. Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ba kích tính trên 1ha gieo trồng phân theo các tiểu vùng
TT Chỉ tiêu Tiểu vùng
1 2 3
Hiệu quả kinh tế
- GO/IC C B D
- VA/IC C B D
Nguồn: Đánh giá theo bảng 4.16
c. Hiệu quả kinh tế của cây địa liền
Hiệu quả kinh tế sản xuất cây địa liền được thể hiện qua bảng 4.21 với mức giá trị sản xuất tính trung bình trên 1ha là 61,55 triệu đồng. Xét đến hiệu quả đầu tư chi phí trung gian cũng có thể khẳng định hiệu quả kinh tế trồng địa liền là cao vì trung bình một đồng chi phí tạo ra đến 3,34 đồng giá trị sản xuất và 2,34 đồng giá trị gia tăng. Các chỉ tiêu này thấp hơn so với trường hợp trồng gừng, nhưng so với ba kích là cao hơn hẳn.
Bảng 4.21. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất địa liền tính trên 1ha gieo trồng phân theo các tiểu vùng
TT Chỉ tiêu ĐVT Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Trung bình 1 Kết quả sản xuất
- Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 65,27 64,29 55,08 61,55 - Chi phí trung gian (IC) Triệu đồng 18,28 18,43 18,69 18,47 - Giá trị gia tăng (VA) Triệu đồng 46,99 45,86 36,39 43,08
2 Hiệu quả kinh tế
- GO/IC Lần 3,57 3,49 2,95 3,34 - VA/IC Lần 2,57 2,49 1,95 2,34
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017)
Xét về chỉ tiêu giá trị sản xuất, cũng giống như trồng gừng, các hộ trồng địa liền thuộc TV1 đạt giá trị lớn nhất với 65,27 triệu đồng, TV2 thấp hơn khoảng 1 triệu đồng với giá trị đạt 64,29; TV3 thấp nhất, chỉ đạt 55,08 triệu đồng. Tương tự như vậy, chỉ tiêu giá trị gia tăng của TV1 đứng đầu với 46,99 triệu đồng, sau đó là TV2 (45,86 triệu đồng) và thấp nhất là TV3 (36,39 tr. đ).
Bảng 4.22. Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất địa liền tính trên 1ha gieo trồng phân theo các tiểu vùng
TT Chỉ tiêu Tiểu vùng
1 2 3
Hiệu quả kinh tế
- GO/IC A B C
- VA/IC A B C
Nguồn: Đánh giá theo bảng 4.16
Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các tiểu vùng: cao nhất là TV1 với bình qn 1 đồng chi phí mang lại 3,57 đồng giá trị sản xuất và 2,57 đồng giá trị gia tăng; các chỉ tiêu này ở TV2 và TV3 lần lượt là 3,49 – 2,49 và 2,95 – 1,95.
Bảng 4.22 so sánh hiệu quả kinh tế trồng địa liền ở các tiểu vùng, kết quả như sau: Đứng đầu là TV1, sau đó là TV2 và cuối cùng là TV3, chỉ đạt mức hiệu quả thấp.
d. Hiệu quả kinh tế của cây dây thìa canh
Bảng 4.23 xét trên 1ha diện tích trồng dây thìa canh, GTSX của các tiểu vùng đạt mức cao nhất, tuy nhiên chi phí đầu tư sản xuất cho loại cây này rất tốn kém, gấp 2-3 lần so với các cây dược liệu khác. Cây Dây thìa canh là loại cây dược liệu đang được phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Tiên Yên những năm gần đây. Nguyên nhân là do có thị trường tiêu thụ khá ổn định với thời vụ thu hoạch ngắn (từ 2-3 vụ/năm), người dân có thu nhập khá cao từ việc sản xuất loại cây này.
Bảng 4.23. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất dây thìa canh tính trên 1ha gieo trồng phân theo các tiểu vùng
TT Chỉ tiêu ĐVT Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Trung bình 1 Kết quả sản xuất
- Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 98,61 100,72 118,48 105,94 - Chi phí trung gian (IC) Triệu đồng 34,07 34,12 34,18 34,12 - Giá trị gia tăng (VA) Triệu đồng 64,54 66,60 84,30 71,81
2 Hiệu quả kinh tế
- GO/IC Lần 2,89 2,95 3,47 3,10 - VA/IC Lần 1,89 1,95 2,47 2,10
Tính trung bình trên 1ha đất trồng dây thìa canh, các hộ sản xuất tạo ra được 105,94 triệu đồng; bình qn 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra đã đem lại 3,1 đồng giá trị sản xuất và 2,1 đồng giá trị gia tăng.
Phân theo các tiểu vùng, ta thấy TV3 với những lợi thế về địa hình thấp, bằng phẳng, cho năng suất cao, đạt giá trị cao nhất với 118,48 triệu đồng, TV2 thu được 100,72 triệu đồng (đứng thứ 2), thấp nhất là TV1 với 98,61 triệu đồng; Tương tự như vậy, TV3 có giá trị gia tăng là 84,3 triệu đồng, đứng sau là TV2 và TV1 với giá trị lần lượt là 66,6 và 64,54 triệu đồng.
Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các tiểu vùng cho thấy, cao nhất là TV3 với bình qn 1 đồng chi phí mang lại 3,47 đồng giá trị sản xuất và 2,47 đồng giá trị gia tăng; TV2 đạt hiệu quả 2,95 và 1,95; trong khi đó ở TV2, các hộ sản xuất thu được 2,89 đồng giá trị sản xuất và 1,89 đồng giá trị gia tăng trên 1ha gieo trồng dây thìa canh.
Bảng 4.24. Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dây thìa canh tính trên 1ha gieo trồng phân theo các tiểu vùng
TT Chỉ tiêu Tiểu vùng
1 2 3
Hiệu quả kinh tế
- GO/IC C C B
- VA/IC C C B
Nguồn: Đánh giá theo bảng 4.16
So sánh hiệu quả kinh tế của loại cây này như sau: Đứng đầu là TV3, sau đó là TV1 và cuối cùng là TV2 (Bảng 4.24 thể hiện).
e. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế các cây dược liệu chính
Qua q trình phân tích HQKT sản xuất các cây dược liệu chính trên địa bàn huyện Tiên Yên phân theo các tiểu vùng, có thể đưa ra một số nhận xét sau:
- Thứ nhất, mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất gừng dược liệu, nhưng hiệu quả kinh tế mà loại cây này mang lại tại các tiểu vùng là chưa cân xứng, nguyên nhân chủ yếu do sự cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm đến từ các địa phương khác trong và ngoài huyện Tiên n;
- Thứ hai, ba kích mặc dù có giá thành cao nhất, nhưng do nhiều yếu tố bất lợi, dẫn đến hiệu quả kinh tế bình qn trên 1ha trồng ba kích của cả ba tiểu
vùng thấp nhất trong 4 loại cây dược liệu chính. Nguyên nhân chủ yếu là giời gian thu hoạch từ 2-3 năm/vụ, người sản xuất vẫn phải đầu tư chi phí mua phân bón, thuốc BVTV đế chăm sóc trong thời gian sinh trưởng của cây;
- Thứ ba, địa liền là cây dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao của các tiểu vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, giá bán lại không ổn định, do phụ thuộc quá nhiều vào đầu ra từ phía thị trường Trung Quốc, điều này thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển nghề trồng địa liền của huyện;
- Thứ tư, dây thìa canh chỉ nên tập trung trồng tại những vùng có địa hình bằng phẳng với không gian rộng lớn nhằm thuận tiện cho việc thiết kế giàn leo, để đáp ứng được điều này chỉ có thể là các xã khu vực đồng bằng ven biển, nơi có vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển, buôn bán nông sản, dược liệu do nằm gần thị trấn Tiên Yên, trung tâm kinh tế của huyện.
4.1.6.3. Hiệu quả xã hội
Sự phát triển của nghề trồng dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên, ngoài việc sử dụng hiệu quả nguồn đất đai, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người sản xuất dược liệu mà cịn góp phần thực hiện thành cơng chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Hiện nay, các cán bộ nông nghiệp huyện Tiên Yên đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng mơ hình sản xuất dược liệu, việc làm này đã góp phần giúp người nông dân được tham quan học tập kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ KH-KT, nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất.
Ngồi ra, cịn tạo mối liên hệ, liên kết mật thiết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với nhà nước, nhà khoa học, nhà danh nghiệp.
4.1.6.4. Hiệu quả môi trường
Việc cải thiện diện tích đất nơng nghiệp bị bỏ hoang do trồng lúa, rau màu kém hiệu quả sang trồng, sản xuất các cây dược liệu ở huyện Tiên Yên đã giúp môi trường được cải thiện theo hướng xanh, sạch, đẹp, tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu văn hóa bản sắc đồng bào các dân tộc ít người trên địa bàn huyện.
Hiện nay, huyện Tiên Yên đang tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu nạn thuốc BVTV giả, thuốc gây độc hại cho mơi trường. Bước đầu đã có những kết quả tích cực.
Hộp 4.1. Thơng tin cung cấp từ phía cán bộ nơng nghiệp huyện
Nguồn: Phỏng vấn cán bộ nông nghiệp huyện , (tháng 3 năm 2017)
Tăng độ che phủ đất rừng, đảm bảo độ an toàn sinh thái, giữ các nguồn sinh thuỷ, chống xói mịn, bảo vệ đất, góp phần cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn huyện Tiên Yên.
4.1.7. Nhận xét chung về thực trạng sản xuất cây dược liệu
4.1.7.1. Những mặt tích cực
Nhìn chung, sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên thời gian qua đã có những bước phát triển đáng khích lệ, tăng trưởng cả về quy mơ diện tích, sản lượng và năng suất gieo trồng, từ đó chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao. Một số mặt tích cực đã đạt được như:
- Thứ nhất, sản xuất cây dược liệu của huyện đã góp một phần khơng nhỏ thực hiện Đề án “tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 1396/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 25/05/2015. Bám sát theo định hướng của đề án, đa phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả được bà con chuyển đổi sang trồng dược liệu phát triển theo hướng sản xuất hàng hố, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Thứ hai, những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên những năm gần đây đã liên tục được cải thiện, mang lại tín hiệu khả quan cho khơng chỉ người sản xuất mà cịn là các doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Điều này được thể hiện rõ ràng khi thị trường đầu vào, đầu ra ổn định, ngày càng phát triển; chất lượng nguồn lao động được nâng cao; có sự gia tăng tỷ lệ nơng hộ sử dụng vốn tự có của gia đình vào sản xuất mà khơng phải vay từ các nguồn bên ngoài. Ngoài ra, việc thực hiện các dự án quy hoạch, các đề án hay những cơ chế, chính sách của tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Tiên Yên nói riêng về phát triển sản xuất