Xuất định hướng và một số giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 110 - 113)

SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU HUYỆN TIÊN YÊN ĐẾN NĂM 2020

4.3.1. Đề xuất định hướng phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên đến năm 2020

Phát triển sản xuất cây dược liệu là một hướng đi nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân sống phụ thuộc phần lớn vào đất đai trên địa bàn huyện Tiên Yên. Nó mang một ý nghĩa kinh tế cũng như ý nghĩa xã hội sâu sắc đối với việc bảo tồn và phát huy một nghề truyền thống của dân tộc đã được lưu truyền từ rất nhiều thế hệ qua.

Phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Tiên Yên cần phải có những định hướng chính xác theo hệ thống quan điểm cụ thể, logic. Bên cạnh đó, những chủ trương về quy hoạch đầu tư phát triển cây dược liệu của Nhà nước và địa phương thật sự rất quan trọng, là căn cứ để đưa ra định hướng phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Tiên Yên đến năm 2020.

4.3.1.1. Quan điểm đề xuất định hướng

- Đề xuất định hướng quy mô sản xuất cây dược liệu huyện Tiên Yên phải nằm trong tổng thể diện tích đất nông nghiệp, cụ thể hơn là đất trồng cây lâu năm của huyện, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Đề xuất định hướng phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Tiên Yên phải đảm bảo sự thống nhất và phù hợp về quy mô và địa bàn bố trí với các quy hoạch, đề án của huyện có liên quan, đó chính là “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung huyện Tiên Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;

- Đề xuất định hướng phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Tiên Yên phải dựa trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến, kết hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, lao động, tạo sức bật mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả;

- Đề xuất định hướng phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Tiên Yên phải gắn với công tác thực hiện các chủ trương, chính sách sản xuất nông nghiệp của huyện;

- Đề xuất định hướng phát triển sản xuất cây dược liệu phải lấy hiệu quả kinh tế làm trọng tâm, phù hợp với khả năng sản xuất của các vùng.

4.3.1.2. Căn cứ đề xuất định hướng

- Căn cứ theo phương hướng thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường 1 sản phẩm chủ lực (OCCOP)” hiện đang được triển khai trên địa bàn huyện cho thấy nên bố trí mỗi tiểu vùng 1 đến 2 cây dược liệu chính để phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung;

- Căn cứ theo nội dung đánh giá về hiệu quả kinh tế sản xuất các cây dược liệu chủ lực của huyện Tiên Yên theo các tiểu vùng nghiên cứu, kết quả cụ thể như sau:

+ Tiểu vùng 1 (vùng miền núi, bao gồm các xã: Hà Lâu, Điền Xá, Phong Dụ, Đại Dực, Đại Thành ) cho hiệu quả kinh tế cao nhất khi trồng gừng, và cây địa liền;

+ Tiểu vùng 2 (vùng trung du, bao gồm các xã: Hải Lạng, Đông Ngũ, Đông Hải, Yên Than) trồng ba kích đạt HQKT cao nhất, ngoài ra trồng gừng cũng cho kết quả tương tự;

+ Tiểu vùng 3 (vùng đồng bằng ven biển trung tâm, bao gồm thị trấn Tiên Yên và xã Đồng Rui, Tiên Lãng) cho HQKT cao nhất khi với cây dây thìa canh.

- Căn cứ theo Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 09/01/2015 của UBND huyện Tiên Yên về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung huyện Tiên Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đã xác định vùng sản xuất dược liệu tại các xã đến năm 2020:

+ Phấn đấu diện tích giep trồng cây dược liệu các loại đạt 332ha; + Sản lượng dự kiến đạt 3.920 tấn các loại.

4.3.1.3. Đề xuất định hướng phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên đến năm 2020

Trên cơ sở các quan điểm và căn cứ đã phân tích, luận văn xin phép đề xuất định hướng phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên theo các nội dung sau:

- Trong thời gian tới, huyện tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, khôi phục việc sản xuất một số loại cây dược liệu truyền thống bên cạnh việc duy trì các cây dược liệu đang đem lại hiệu quả kinh tế cao;

- Các cây dược liệu như gừng, địa liền, ba kích trồng xen với cây lâm nghiệp ở giai đoạn chưa khép tán vừa tận dụng được không gian dinh dưỡng, chống xói mòn và đem lại hiệu quả kinh tế;

- Các cây dược liệu chủ lực của huyện vẫn đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu cây dược liệu đến năm 2020, cụ thể theo bảng 4.31.

Bảng 4.31. Đề xuất các vùng sản xuất các cây dược liệu chủ lực trên địa bàn huyện Tiên Yên đến năm 2020

TT Cây dược

liệu chính Địa điểm

Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn) 1 Gừng

Xã Hà Lâu (thôn: Nà Hắc, Bản Doanh, Bản

Buông, Khe Lẹ) 55 380

Xã Đại Dực (thôn: Khe Ngàn, Phài Giác, Khe

Quang) 40 280

Xã Hải Lạng ( thôn: Hà Dong Bắc, Trường

Tùng, Đồi Mây, Đồi Chè, Khe Hố) 50 350

2 Địa liền

Xã Hà Lâu (thôn: Nà Hắc, Bản Doanh, Bản

Buông, Khe Lẹ) 40 300

Xã Đại Dực (thôn: Khe Ngàn, Khe Quang) 20 150 3 Ba kích Xã Hải Lạng (thôn: Hà Dong Bắc, Trường

Tùng, Trường Tiến, Đồi Mây, Đồi Chè, Hà Thụ) 45 40 4 Dây thìa

canh

Xã Tiên Lãng 20 550

Xã Đông Hải 10 350

Tổng 280,0 2.400

+ Với gừng, tập trung tại các xã Hà Lâu, Đại Dực và Hải Lạng, diện tích đến năm 2020 là 145,0ha, sản lượng đạt 1.010,0 tấn;

+ Ba kích chủ yếu trồng tại xã Hải Lạng với 45,0ha, ước sản lượng đạt 40,0 tấn củ;

+ Địa liền trồng tập trung tại xã Hà Lâu, Đại Dực với diện tích và sản lượng ước đạt 60,0ha và 450,0 tấn;

+ Dây thìa canh trồng chủ yếu tại xã Tiên Lãng và xã Đông Hải, dự kiến cho sản lượng lớn khoảng 900,0 tấn tươi với diện tích trồng là 30,0ha.

- Hoàn thiện quy trình tạo giống, trồng, chăm sóc, sơ chế chế biến, bảo quản sản phẩm dược liệu và tiến hành tập huấn kỹ thuật cho người dân;

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân;

- Liên kết với vùng dược liệu của tỉnh như: Ba Chẽ, Hoành Bồ, Bình Liêu để đảm bảo tính liên kết trong sản xuất, cung ứng nguyên liệu chế biến đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)