Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2012 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 56)

TT Hạng mục ĐVT 2012 2015 2016 TĐTT GĐ 2012-

2016 (%/năm)

1 Thu nhập BQ/đầu người Tr. đ 15,5 20,6 23 14,9 2 Thu nhập BQ/đầu người USD 750 989 1.104 14,8

Hộ nghèo đã giảm từ 14,25% năm 2012 xuống còn 10,37% năm 2015; năm 2016 là 6,92%. Tiên Yên đang từng bước đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện, nước của người dân với 100% số xã có điện, tỷ lệ hộ được sử dụng điện chiếm 99,0%. Năm 2016, tỷ lệ dân số thành thị được sử dụng nước sạch đạt 90%. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 89%. Các xã vùng thấp trên địa bàn huyện sử dụng nước giếng đào, giếng khoan là chủ yếu; các xã vùng cao sử dụng nước tự chảy từ khe suối.

3.1.3.5. Cơ sở hạ tầng a. Giao thơng

Trung tâm hành chính là thị trấn Tiên Yên nằm ở điểm giữa Quốc lộ 18A, cách thành phố Hạ Long và Móng Cái đều trên 90km. Tiên Yên là đầu mối giao thông: Quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đi tới cảng Mũi Chùa; Quốc lộ 18C từ Bình Liêu tới cửa khẩu Hồnh Mơ 47km. Tiên n khơng chỉ là đầu mối giao thông hiểm yếu giữa vùng Đơng Bắc mà cịn có vị trí quan trọng về kinh tế quốc phịng. b. Thuỷ lợi

Tiên Yên hiện có 29 trạm bơm tưới, tổng công suất 14.700m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 2.044ha. Ba trạm bơm tiêu kết hợp với các cơng trình thuỷ lợi đảm bảo tiêu chủ động cho 1.500ha gieo trồng. Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất có 411km đã kiên cố hố 209,11km (50,87%).

c. Điện

Hệ thống lưới điện từng bước được đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đến nay có 100% số xã sử dụng điện lưới, tỷ lệ hộ sử dụng đạt 99%. Có 102 trạm biến áp với dung lượng 27.000KVA cơ bản đảm bảo đáp ứng đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt trong những năm tới.

3.1.4. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Tiên Yên đến phát triển sản xuất cây dược liệu

3.1.4.1. Thuận lợi

- Vị trí của huyện nằm trên trục giao thơng chính từ Tp. Hạ Long đi cửa khẩu quốc tế Móng Cái, nối liền các huyện Bình Liêu, Ba Chẽ và Tp. Cẩm Phả. Vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển giao lưu, buôn bán nơng sản hàng hóa của huyện nói chung và các sản phẩm từ cây dược liệu nói riêng. Tận dụng được một số lợi thế như sau:

+ Lợi thế về thị trường: So với các huyện khác có tiềm năng về cây dược liệu như Ba Chẽ và Bình Liêu, huyện Tiên n có cự ly gần các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh hơn nên cước phí vận chuyển thấp, tỷ lệ sản phẩm bị hao hụt cũng giảm đáng kể;

+ Lợi thế về khoa học công nghệ và áp dụng trong sản xuất. Cụ thể là các mơ hình thử nghiệm, các khóa đào tạo tập huấn của Sở Nơng nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Ninh ưu tiên tổ chức tại địa phương;

+ Lợi thế thu hút vốn và hợp đồng, hợp tác liên doanh, liên kết đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dược liệu;

- Hệ thống cơ sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc... ngày càng được đầu tư, cải thiện, phục vụ nhu cầu cho mọi ngành sản xuất, trong đó có phát triển sản xuất các cây dược liệu của nông dân trên địa bàn;

- Cơ cấu đất đai huyện Tiên Yên đa phần là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất rừng tự nhiên, rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển các cây dược liệu;

- Nơng nghiệp vẫn đóng vai trị chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua (chiếm 45%). Đó là dấu hiệu khả quan khi mà ngành trồng trọt của huyện đang chú trọng vào việc trồng cây dược liệu các loại.

3.1.4.2. Khó khăn

- Dân cư trên địa bàn huyện Tiên Yên chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Do đó, lao động trong ngành sản xuất cây dược liệu ít có trình độ hiểu biết, chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm canh tác được truyền lại qua các thế hệ vốn đã khơng cịn phù hợp với sự phát triển của ngành nơng nghiệp hiện nay;

- Bình quân đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người thấp (498m2/người), đất trồng dược liệu đa phần còn manh mún trong sử dụng, một số khu vực còn bị ảnh hưởng bởi úng ngập, khô hạn...làm hạn chế không nhỏ tới việc mở rộng quy mô tổ chức sản xuất theo hướng tập trung;

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ ngành nông nghiệp, nông thơn nói chung chưa đồng bộ, gây trở ngại không nhỏ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề nông thôn;

- Ơ nhiễm mơi trường xẩy ra ở một số khu công nghiệp, bãi xử lý rác thải cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đất, nguồn nước tưới cho các địa điểm trồng cây dược liệu trên địa bàn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Yên, là một trong những huyện tham gia tích cực trong việc thực hiện và triển khai các dự án về phát triển về sản xuất cây dược liệu của tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, là một huyện miền núi nên thu nhập chủ yếu của người dân là từ trồng trọt và chăn nuôi. Cây dược liệu được trồng với qui mô nhỏ lẻ, manh mún ở hầu hết ở tất cả các xã, thị trấn huyện trên địa bàn huyện Tiên Yên, tuy nhiên, tùy thuộc vào địa hình và điều kiện thời tiết mà chia làm 3 tiểu vùng, bao gồm:

- Tiểu vùng 1: Vùng miền núi: gồm 5 xã (Hà Lâu, Điền Xá, Phong Dụ, Đại Dực, Đại Thành) ở phía Bắc - Tây Bắc;

- Tiểu vùng 2: Vùng trung du: Gồm 4 xã (Hải Lạng, Đông Ngũ, Đông Hải, Yên Than);

- Tiểu vùng 3: Vùng đồng bằng ven biển: Gồm 2 xã (Tiên Lãng, Đồng Rui) và thị trấn Tiên Yên.

Để làm rõ thực trạng phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi tiến hành chọn điểm nghiên cứu là 3 xã đại diện cho 3 tiểu vùng nhằm đảm bảo sự khách quan và chính xác. Vì đối tượng điều tra tập trung vào các hộ sản xuất theo 4 loại cây dược liệu chủ lực của huyện (gừng, địa liền, ba kích và dây thìa canh) nên các xã được chọn là những nơi có diện tích trồng tập trung các loại cây này nhiều nhất trên địa bàn huyện Tiên Yên, các hộ sản xuất thường có diện tích trồng cây dược liệu trung bình khoảng 0,25ha/hộ. Các xã được chọn bao gồm: Xã Hà Lâu (TV1), xã Hải Lạng (TV2) và xã Tiên Lãng đại diện cho TV3.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Số thứ cấp là những số liệu đã được công bố. Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tại UBND huyện. Thu thập số liệu về tình hình dân số, lao động, diện tích đất đai,... chung của huyện, phịng Lao động thương binh và xã hội, chi cục thống kê, phịng kinh tế, thơng qua các báo cáo kinh tế - xã hội của UBND huyện, phòng tài chính của huyện, các số liệu đã công bố có liên quan, thu thập qua sách, hoặc qua mạng internet.

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là tất cả các số liệu ban đầu, số liệu thô mới thu thập chưa qua xử lý và phân tích. Thơng qua số liệu này giúp người nghiên cứu nắm bắt thực trạng địa bàn nghiên cứu. Để thu thập được đủ số liệu cho nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, phỏng vấn trực tiếp hộ dân sản xuất cây dược liệu theo phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn.

Số liệu sơ cấp được xây dựng và xử lý từ 90 phiếu điều tra, được phân chia dựa trên các danh sách các hộ sản xuất cây dược liệu do các xã cung cấp như sau: Xã Hà Lâu (30 phiếu), xã Hải Lạng (30 phiếu) và xã Tiên Lãng (30 phiếu). Việc chọn số lượng 30 phiếu hộ/xã là dựa theo gợi ý của cán bộ phịng nơng nghiệp huyện nhằm kết hợp điều tra với cơng việc riêng của phịng. Việc thu thập được thực hiện cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)