Nhận xét chung về thực trạng sản xuất cây dược liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 92)

4.1.7.1. Những mặt tích cực

Nhìn chung, sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên thời gian qua đã có những bước phát triển đáng khích lệ, tăng trưởng cả về quy mô diện tích, sản lượng và năng suất gieo trồng, từ đó chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao. Một số mặt tích cực đã đạt được như:

- Thứ nhất, sản xuất cây dược liệu của huyện đã góp một phần không nhỏ thực hiện Đề án “tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 1396/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 25/05/2015. Bám sát theo định hướng của đề án, đa phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả được bà con chuyển đổi sang trồng dược liệu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Thứ hai, những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên những năm gần đây đã liên tục được cải thiện, mang lại tín hiệu khả quan cho không chỉ người sản xuất mà còn là các doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Điều này được thể hiện rõ ràng khi thị trường đầu vào, đầu ra ổn định, ngày càng phát triển; chất lượng nguồn lao động được nâng cao; có sự gia tăng tỷ lệ nông hộ sử dụng vốn tự có của gia đình vào sản xuất mà không phải vay từ các nguồn bên ngoài. Ngoài ra, việc thực hiện các dự án quy hoạch, các đề án hay những cơ chế, chính sách của tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Tiên Yên nói riêng về phát triển sản xuất

“Các loại thuốc trừ sâu, thuốc BVTV sử dụng trên địa bàn huyện đều là các

loại thuốc trong danh mục cho phép sử dụng như Trebon, Bassa 50EC, Polyfeed, Golnitor, Filia 525SE... Lượng sử dụng các loại thuốc mỗi lần phun trên một đơn vị diện tích đều trong hạn mức cho phép”.

dược liệu đã tạo ra nhiều thuận lợi cho bà con nông dân yên tâm sản xuất, cho các nhà doanh nghiệp hăng hái đâu tư;

- Thứ ba, thu nhập từ các sản phẩm dược liệu chiếm nguồn thu lớn trong nông hộ. Các hộ sản xuất với quy mô lớn đã biết cách phát triển, chọn lọc cây giống chất lượng, qua đó đem trồng lại vụ mới hoặc bán ra ngoài thị trường nhằm giảm tối đa hóa lợi nhuận. Đây là việc làm mang tính thực tiễn mà các hộ trồng dược liệu với quy mô vừa và nhỏ nên học hỏi và phát huy;

- Thứ tư, liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất đã góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế cho các nông hộ, đồng thời giúp họ nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ thuật gieo trồng, giúp các hộ có thể tiếp cận triển khai, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, thông tin, thị trường đầu ra của người nông dân cũng ổn định hơn, tạo được vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng cho người thu gom và cơ sở sản xuất dược liệu trong và ngoài huyện;

- Thứ năm, xã hội ngày càng phát triển văn minh hơn, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân không ngừng tăng lên, nhu cầu về sản phẩm dược liệu cũng từ đó không ngừng gia tăng. Người sử dụng, đặc biệt là bệnh nhân chữa bệnh theo Y học cổ truyền ưa thích sử dụng thuốc được sản xuất từ nguyên liệu trong nước hơn là nhập khẩu, hạn chế với các sản phẩm không rõ nguồn gốc, nhập từ Trung Quốc. Hiện tại, trên địa bàn huyện Tiên Yên, các sản phẩm từ cây dược liệu ngày càng được ưa chuộng không chỉ từ những người dân địa phương và cả các du khách trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh.

4.1.7.2. Những mặt tiêu cực

Mặc dù ngành sản xuất cây dược liệu huyện Tiên Yên, đã có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế, tiêu cực cần được cải thiện, xóa bỏ, có thể kể đến như:

- Thứ nhất, điều kiện canh tác còn rất hạn chế, manh mún, chưa có vùng trồng tập trung với quy mô lớn. Hệ thống tưới tiêu không đảm bảo, canh tác phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên;

- Thứ hai, đại đa số người sản xuất đều thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật. Người dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, rất ít có sự tham khảo đối với khoa học kỹ thuật, những mô hình trồng kiểu mẫu. Mặc dù, đã có những lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật được thực hiện nhưng chưa tạo ra sự thu hút đối với người sản xuất, do đó những kiến thức thu được của bà con là không nhiều;

- Thứ ba, vai trò của huyện vẫn chưa thể hiện rõ, chưa có một đề án hay quy hoạch riêng nào về phát triển sản xuất dược liệu, một định hướng cụ thể giúp cho người sản xuất, việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ cây dược liệu của người dân hiện tại hoàn toàn không có những định hướng rõ ràng;

- Thứ tư, chủng loại cây dược liệu đang bị suy giảm, một số cây dược liệu quý không còn được bà con sản xuất do hiệu quả kinh tế không cao. Các loại cây dược liệu đã được gieo trồng tại địa phương từ trước đây là có nhiều nhưng do ít nhận được sự quan tâm, hiện tại số lượng, chủng loại của chúng đang bị giảm đi đáng kể, người dân chỉ còn trồng những sản phẩm quen thuộc và dễ làm;

- Thứ năm, sự đe dọa từ thói quen “ăn xổi” của người dân khi nạn chặt tận gốc, tróc tận rễ vẫn đang diễn ra, gây ảnh hưởng xấu đến cơ cấu, thời vụ gieo trồng của các vùng sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)