Các chính sách luôn là yếu tố quyết định cho sự phát triển. Phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên phụ thuộc rất lớn vào nhiều chính sách của Nhà nước và cơ chế cụ thể, trong đó chính sách hỗ trợ đầu tư, chính sách tín dụng đầu tư, chính sách bảo hiểm, chính sách về tiêu thụ sản phẩm và nhiều chính sách khác.
“Thời gian tới huyện sẽ áp dụng tốt các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển dược liệu: Quy hoạch, cơ chế chính sách hỗ trợ về công nghệ, giống vốn, triển khai các quy trình khoa học công nghệ, chuyển giao kỹ thuật; xúc tiến hỗ trợ cho các nhà đầu tư, kết nối các dự án và các vùng trồng; tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào các vùng đã được đưa vào các danh mục ưu tiên đầu tư, xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc, sản xuất thực phẩm chức năng từ dược liệu tại địa phương... với mục tiêu phát triển dược liệu phải tạo ra các sản phẩm nhằm gia tăng giá trị kinh tế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Đây sẽ là bước đột phá mới, góp phần đẩy nhanh mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển của tỉnh từ “nâu” sang “xanh” Theo ông Vũ Hùng Thắng (Phó Chủ tịch UBND huyện).
Nhận thấy những lợi thế trong phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, ngày 12/11/2015, UBND huyện Tiên Yên đã ban
hành Nghị quyết số 01-NQ/HU về phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2015 – 2020, tập trung xác định phát triển mô hình “2 con 1 cây dược liệu chủ lực” tại các xã và thị trấn. Đến nay, diện tích trồng dược liệu ngày càng mở rộng, trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của huyện bên cạnh gà Tiên Yên, tôm thẻ chân trắng và cây dong diềng bản địa.
Hàng năm, đội ngũ cán bộ nông nghiệp của huyện đã trực tiếp đến các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ trồng lúa, rau màu thuần túy kém hiểu quả chuyển sang trồng các loại cây dược liệu thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân địa phương.
Hộp 4.2. Ý kiến của chủ hộ trồng dây thìa canh xã Tiên Lãng
Nguồn: (Phỏng vấn hộ sản xuất, (tháng 3 năm 2017)
Ngoài ra, các chính sách, chủ trương phát triển của Nhà nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng cũng tạo ra tác động tích cực đến sự phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên, có thể kể đến như:
- Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phêt duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đây là cơ sở chính cho huyện Tiên Yên thực hiện Đề án phát triển kinh tế nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2015 – 2020, đạt trọng tâm vào công cuộc phát triển sản xuất các cây dược liệu chủ lực của huyện;
“Cán bộ trên huyện, xã quan tâm lắm, xuống chỉ dạy từng tí một cách trồng cây, cách chăm cây thế nào, bây giờ dây thìa canh của nhà mình lớn lắm. Gia đình tôi đã dành ra 400 m2 đất trồng cây thìa canh. Tuy diện tích trồng không lớn nhưng qua một vụ thu hoạch tôi thấy cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với những cây trồng trước đây, so với cây lúa giá trị kinh tế của cây dược liệu gấp 5 đến 6 lần. Đặc biệt, trồng cây dược liệu thời gian thu hoạch ngắn (từ 2-3 vụ/năm) lại được công ty thu mua trực tiếp, không mất công đoạn sơ chế, đầu ra sản phẩm ổn định nên chúng tôi rất yên tâm, gia đình nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế. Tôi rất mong muốn được sự quan tâm của xã, huyện nhiều hơn trong thời gian tới.”
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Hưởng ứng điều này, hiện nay trên địa bàn huyện Tiên Yên đã có một số doanh nghiệp, công ty tư nhân kí hợp đồng dài hạn thu mua nguyên dược liệu với một số hộ sản xuất quy mô lớn. Về phần địa phương, có những cơ chế, chính sách hỗ trợ quá trình kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các đơn vị này;
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Các quy hoạch về dược liệu không chỉ riêng của huyện Tiên Yên mà cả các địa phương khác đều thực hiện theo định hướng chung của quy hoạch này;
- Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 tại quyết định số 273/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Nhờ những mặt tích cực mà chương trình này mang lại, hàng loạt các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Tiên Yên đã được biết đến rộng rãi như gà Tiên Yên, miến dong Đại Dực hay cà sáy,... và trong số đó cũng không thể bỏ quên các loại cây dược liệu như gừng trâu, ba kích tím Tiên Yên đều đã xây dựng được thương hiệu riêng cho mình.
Có thể thấy trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp, sản xuất dược liệu luôn được các cấp Đảng và chính quyền nhân dân huyện Tiên Yên quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, hệ thống các cơ chế, chính sách riêng của huyện hỗ trợ cho phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn là không có, chỉ hướng theo những chủ trương của chung của tỉnh.
Chưa có những chính sách cụ thể dành cho người sản xuất, nhà doanh nghiệp hay những chương trình, đề tài, dự án hỗ trợ phát triển KH-CN trong sản xuất cây dược liệu.
Bên cạnh đó, việc đầu tư, quản lý thực hiện các chủ trương, chính sách là chưa tốt, chưa mang lại hiệu quả cần thiết.