Quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất cây dược liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 62)

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển các vùng trồng dược liệu, thời gian qua, huyện Tiên Yên cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng dược liệu trên địa bàn. Đáng chú ý, tháng 8/2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đồng ý phê duyệt Dự án điều tra, đề xuất quy hoạch trồng cây thuốc trên địa bàn tỉnh do Sở Y tế Quảng Ninh chủ trì thực hiện trong 3 năm (từ năm 2013-2015) với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng được cấp từ nguồn ngân sách đầu tư của tỉnh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trong đó, cây Ba kích và giảo cổ lam huyện Tiên Yên được ưu tiên nghiên cứu theo tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO)” làm tiền đề xây dựng đề xuất quy hoạch trồng cây thuốc trên địa bàn huyện nói riêng và của toàn tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/10/2013 về việc quyết định “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, đã cho thấy quan điểm phát triển vùng sản xuất cây dược liệu phải dựa trên tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội, gắn với bảo tồn, khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên. Đối với tỉnh Quảng Ninh (khi đó thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ), phát

triển trồng 16 loại dược liệu, bao gồm 13 loài bản địa, trong đó có Ba kích, địa liền và gừng, đây chính là những cây dược liệu chủ lực của huyện Tiên Yên.

Đối với việc đề xuất các quy hoạch, đề án trồng cây thuốc trên địa bàn huyện Tiên Yên sẽ là luận cứ quan trọng tiến tới xây dựng bản quy hoạch chi tiết vùng trồng và phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, tạo nên bước phát triển bền vững công tác dược liệu tại tỉnh Quảng Ninh, góp phần cung cấp nguyên liệu (dược liệu) ổn định, có chất lượng cho công nghiệp dược nói chung và phục vụ cho Y học cổ truyền nói riêng. Dự án “Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung huyện Tiên Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được thực hiện năm 2014 đã cho thấy tiềm năng hình thành các vùng sản xuất dược liệu tập trung trên địa bàn, từ đó có những định hướng phát triển phù hợp với nhu cầu của huyện trong các giai đoạn sau. Cụ thể đến năm 2020, đã xác định vùng sản xuất dược liệu tại các xã với tổng diện tích đạt 332ha, sản lượng đạt 3.920 tấn các loại. Thể hiện tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Quy hoạch sản xuất cây dược liệu các loại phân theo các xã trên địa bàn huyện Tiên Yên đến năm 2020

TT Xã/thị trấn Các cây dược liệu QH năm 2020

DT (ha) SL(tấn)

1 Hà lâu Gừng, địa liền, Giảo cổ lam 105 689 2 Đại Dực Gừng, cà gai leo 48 584 3 Hải Lạng Gừng, địa liền, ba kích 102 402 4 Đông Hải Nhân trần, dây thìa canh 18 486 5 Đại Thành Giảo cổ lam 8 12 6 Yên Than Diệp hạ châu, cà gai leo 8 12 7 Điền Xá Diệp hạ châu 7 420 8 Phong Dụ Diệp hạ châu 8 480 9 Đông Ngũ Cà gai leo 8 285 10 Tiên Lãng Dây thìa canh 20 550

Tổng 332 3.920

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Tiên Yên, (2016)

Ngoài ra, trên cơ sở thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” theo quyết định số 2048/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh đã nhấn mạnh vai trò kinh tế quan trọng của việc phát triển trồng và sản xuất các loại cây dược liệu, từ đó triển khai mô

hình thí điểm nhân rộng việc trồng cây dược liệu thay thế cho các cây nông nghiệp, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế thấp, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả và mang lại thu nhập cao cho người dân.

Các quy hoạch hướng tới phát triển sản xuất dược liệu trong giai đoạn tới là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, những mặt hạn chế về cơ sở hạ tầng, phục vụ cho phát triển nông nghiệp cần phải được từng bước cải thiện, nâng cao phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)