Nội dung chi tiết Nguồn thông tin
1. Thông tin chung của hộ
- Tên, tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ - Địa chỉ (Thơn, xóm, xã)
- Số nhân khẩu, lao động làm dược liệu (lao động gia đình và lao động thuê)
- Diện tích đất ở, đất sản xuất nông nghiệp
Chủ hộ cung cấp
2. Thông tin về sản xuất cây dược liệu
- Loại cây trồng
- Diện tích gieo trồng , số vụ/năm - Lao động tham gia
- Vốn sản xuất (vốn vay, vốn tự có)
- Chi phí sản xuất (giống, phân bón, TBTV, cơng LĐ...) - Kiến thức về sản xuất cây dược liệu của hộ
- Đầu ra sản xuất - Doanh thu của hộ
Chủ hộ cung cấp
3. Thông tin về chính sách hỗ trợ của địa phương
- Chính sách hỗ trợ giống, vay vốn sản xuất - Tổ chức đào tạo, tập huấn
Chủ hộ cung cấp
4. Kiến nghị tới chính quyền địa phương, cán bộ phụ trách nông nghiệp trên địa huyện
Chủ hộ nêu ý kiến
- Xây dựng phiếu điều tra theo bảng 3.8: Căn cứ vào đề cương xây dựng và các chỉ tiêu cần phân tích, đánh giá, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa và tham khảo ý kiến của người có trình độ chun mơn, các hộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cây dược liệu để xây dựng phiếu điều tra. Trong phiếu điều tra, thông tin thu thập bao gồm tình hình sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu của các hộ tại theo kết quả thực hiện năm 2016, mức độ đầu tư và tổng thu nhập trong năm, chi phí và kết quả thu được của hoạt động sản xuất và chế biến cây dược liệu các loại. Đối với riêng cây ba kích (cây dược liệu dài ngày, 3 năm/vụ) các hộ được điều tra là những hộ đã cho thu hoạch trong năm 2016, danh sách do cán bộ nông nghiệp xã cung cấp;
- Tiến hành điều tra: ở mỗi xã, mỗi hộ điều tra đều có các cán bộ địa phương đi cùng để chỉ dẫn và cung cấp thêm thông tin cần thiết.
Ngồi ra, cịn tham vấn các đối tượng có liên quan đến việc quản lý, quyết định đường lối đúng đắn cho phát triển cây dược liệu của địa phương như: Lãnh đạo huyện, phịng nơng nghiệp, lãnh đạo các xã, thị trấn…
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
3.2.3.1. Xử lý số liệu
Nguồn tài liệu thu thập được tổng hợp bởi việc ứng dụng phần mềm Excel, xử lý, phân tích và cho kết quả bằng những thông tin được kết xuất một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
3.2.3.2. Phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mức độ, sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối và bình qn để phân tích quy mơ, cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất và giá trị sản phẩm hàng hoá cây dược liệu trong từng năm trên cơ sở nghiên cứu ở từng hộ nông dân sản xuất cây dược liệu;
- So sánh cơ cấu về diệc tích, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế giữa các loại cây dược liệu chủ lực của huyện; so sánh các chỉ tiêu về sản xuất giữa các tiểu vùng nghiên cứu;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất các cây dược liệu chính;
- Thống kê mơ tả số lượng, quy mơ sản xuất, quy mô đầu tư về vốn lưu động, vốn cố định,... của các loại hình tổ chức sản xuất cây dược liệu
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu áp dụng trong đề tài
3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển cây dược liệu - Số hộ và cơ cấu hộ trồng cây dược liệu;
- Diện tích và cơ cấu diện tích trồng;
- Quy mơ lao động và cơ cấu lao động sử dụng trong trồng và tiêu thụ các cây dược liệu;
- Mức độ đầu tư vốn, cơ sở vật chất – kỹ thuật đầu tư; - Tốc độ tăng trưởng năng suất sản xuất cây dược liệu;
- Tỷ lệ đóng góp giá trị sản xuất của sản xuất cây dược liệu trong cơ cấu ngành trồng trọt, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện;
3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất
Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian nhất định thường là 1 năm. Trong sản xuất dược liệu, giá trị sản xuất là giá trị các loại sản phẩm chính, sản phẩm phụ sản xuất ra trong một năm.
GO = ∑Qi * Pi
Trong đó: GO: là giá trị sản xuất
Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i Pi: Đơn giá sản phẩm thứ i
- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm, dịch vụ được tạo ra trong năm sau khi trừ đi chi phí trung gian.
VA = GO – IC
Trong đó: IC là chi phí trung gian (trong sản xuất Cây dược liệu chi phí trung gian gồm: Chi phí mua giống, phân bón, thuốc phịng trừ dịch bệnh...). IC không bao gồm khấu hao và thuế.
* Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả:
GO/IC: Là giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng chi phí của các hộ sản xuất cây dược liệu;
VA/IC: Là giá trị gia tăng thơ tính trên một đồng chi phí;
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN
4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất cây dược liệu huyện Tiên Yên
Cây dược liệu đã từ bao đời nay là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của bà con nông dân các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, việc triển khai trồng cây dược liệu tại huyện Tiên n ban đầu gặp khơng ít khó khăn, là một huyện có địa hình rộng, bị chia cắt, với trên 50% là người dân tộc thiểu số sinh sống, người dân quen với suy nghĩ trồng cây lúa là chủ đạo. Do đó việc vận động để bà con nhân dân thấy được lợi ích từ việc trồng cây dược liệu là một thách thức không nhỏ với lãnh đạo, chính quyền và đội ngũ các bộ nông nghiệp huyện.
Cho đến nay, trồng cây dược liệu được coi là hướng xóa nghèo bền vững cho nhiều hộ dân trên địa bàn vì các loại cây này sống khoẻ, ít phải chăm sóc, sẽ thay thế cho cây lúa, ngơ trên các diện tích ruộng xấu. Việc phát triển sản xuất và chế biến sản phẩm cây dược liệu trên địa bàn huyện còn mang một ý nghĩa xã hội lớn lao, đặc biệt là góp phần bảo tồn ngành nghề sản xuất truyền thống đã từng tượng trưng cho một nét văn hố của địa phương, duy trì và bảo tồn nguồn gen dược liệu quý và tạo ra nguồn cung dược liệu đảm bảo chất lượng cho thị trường dược liệu Việt Nam đang thiếu nguồn cung và đang phải đối mặt gay gắt với nạn nguyên dược liệu giả nhập về ồ ạt từ Trung Quốc. Nhận thức được điều này, người dân nơi đây đã và đang chủ động mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, bên cạnh đó đã có những hộ rất tích cực chủ động trong việc tìm kiếm và mở rộng địa bàn tiêu thụ sản phẩm dược liệu cho địa phương.
Giá trị sản xuất các cây dược liệu của huyện tăng liên tục qua các năm (Bảng 4.1 và biểu đồ 4.1).