Phát triển theo các hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 70)

4.1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất

Mặc dù nghề sản xuất cây dược liệu đã xuất hiện sớm trên địa bàn huyện Tiên Yên, nhưng chỉ mới được chú trọng đầu tư phát triển trong thời gian gần đây, do đó đối tượng sản xuất cây dược liệu chủ yếu là các nông hộ với quy mô nhỏ, lẻ. Số lượng các Công ty cũng như Hợp tác xã hoạt động trong ngành sản xuất dược liệu là rất hạn chế, một số cơ sở có trụ sở chính nằm ngoài huyện, thống kê tại bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tình hình biến động về số lượng các hình thức tổ chức sản xuất cây dược liệu huyện Tiên Yên giai đoạn 2012 - 2016

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TĐ TTBQ (%/năm) 1 Hộ gia đình 295 323 348 372 396 7,6 2 Hợp tác xã 1 3 3 3 3 31,6 3 Doanh nghiệp 2 2 3 3 3 10,7

Bảng 4.8 thể hiện cơ bản tình hình sản xuất cây dược liệu phân theo các hình thức tổ chức sản xuất, thống kê tại thời điểm năm 2016.

Bảng 4.8. Diện tích, sản lượng sản xuất cây dược liệu phân theo các hình thức tổ chức sản xuất huyện Tiên Yên năm 2016

TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ gia đình Hợp tác xã Doanh nghiệp Tổng 1 Số lượng 396 3 3 402 2 Diện tích gieo trồng Ha 97,6 16,5 28,5 142,6 3 Sản lượng thu hoạch Tấn 462,1 77,6 134,5 674,2

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Tiên Yên, (2016)

- Kinh tế hộ gia đình: Số lượng nông hộ trồng và tiêu thụ cây dược liệu theo thống kê năm 2016 là 396 hộ (tăng 101 hộ so với thống kê năm 2012, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,6%/năm), tập trung nhiều nhất tại các xã Hải Lạng, Hà Lâu, Đại Dực. Tổng diện tích sản xuất là 97,6ha, tổng sản lượng thu hoạch đạt 462,1 tấn. Đa số các hộ sản xuất cây dược liệu với trên 2 năm kinh nghiệm và có nhận thức rõ ràng về kỹ thuật gieo trồng cũng như giá trị kinh tế mà cây dược liệu mang lại;

- Hợp tác xã dược liệu: Tính đến năm 2016, chỉ có 3 HTX hoạt động trong ngành sản xuất dược liệu, được hỗ trợ về nhiều mặt từ phía địa phương, bao gồm: HTX Nông nghiệp Đại Dực, HTX Đồi Mây và HTX Sản xuất dược liệu Tiên Yên. Với quy mô diện tích 16,5ha, các HTX này cho sản lượng khoảng 77,6 tấn dược liệu tươi. Được thành lập từ năm 2008, HTX Sản xuất dược liệu Tiên Yên là cơ sở lâu đời nhất và cũng là đầu mối chính phát triển sản xuất cây dược liệu, liên kết giữa các vùng của huyện Tiên Yên;

- Doanh nghiệp dược liệu: Hiện trên địa bàn huyện có 3 công ty chuyên về sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ cây dược liệu với tổng diện tích trồng dược liệu là 28,5ha, năm 2016 thu về 134,5 tấn. Trong đó, hoạt động nổi bật nhất là Công ty TNHH Nuôi trồng - sản xuất và chế biến dược liệu Đông Bắc (Trụ sở chính tại TP. Cẩm Phả) với sự đầu tư rất lớn vào mô hình trồng khảo nghiệm Giảo cổ lam, Cà gai leo tại xã Yên Than, Đông Ngũ, bước đầu đã thu lại được những kết quả tích cực, được Phòng Nông nghiệp & PTNT hỗ trợ trong việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nông hộ sản xuất quy mô lớn.

4.1.4.2. Mức độ đầu tư cơ sở vật chất, tiền vốn sản xuất

Cơ sở vật chất, vốn và trang thiết bị công nghệ đầu tư cho sản xuất và chế biến cây dược liệu tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp và HTX dược liệu. Các nông hộ có nhu cầu về vốn ít, thường chỉ tận dụng các trang thiết bị có sẵn trong gia đình. Bảng 4.9 thể hiện mức độ đầu tư vốn sản xuất bình quân theo các loại hình thức tổ chức.

Bảng 4.9. Tình hình đầu tư vốn, cơ sở vật chất theo các hình thức tổ chức sản xuất năm 2016 (Đơn vị: Triệu đồng) TT Chỉ tiêu Hộ gia đình Hợp tác xã Doanh nghiệp 1 Vốn cố định bình quân 10,8 820,0 1.300,0 2 Vốn lưu động bình quân 3,2 140,0 500,0

3 Giá trị máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất

BQ cho một lao động sử dụng 0,2 12,0 20,2 Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Tiên Yên, (2016)

Chỉ tiêu về vốn cố định và lưu động bình quân một hộ sản xuất là thấp nhất với 10,8 và 3,2 triệu đồng, chỉ bằng một phần rất nhỏ khi so sánh với hai loại hình sản xuất còn lại. BQ/HTX có 820 triệu đồng vốn cố định và 140 triệu đồng vốn lưu động. Đối với các doanh nghiệp sản xuất dược liệu, trung bình một đơn vị hoạt động với số vốn cố định là 1.300 triệu đồng, vốn lưu động là 500 triệu đồng, cao nhất trong 3 loại hình. Nhưng nhìn chung số vốn cố định thường được tập trung ở giá trị nhà xưởng, còn các trang thiết bị máy móc chiếm không nhiều. Điều này cho thấy việc đầu tư sản xuất chủ yếu theo chiều rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)