Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây dược liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 35)

2.2.1. Định hướng phát triển sản xuất cây dược liệu của Việt Nam

Những cơ sở xây dựng định hướng:

Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn về tài nguyên cây dược liệu nói riêng và tài nguyên dược liệu (thực vật, động vật, khoáng vật) nói chung. Theo kết quả điều tra đến năm 2016, Việt Nam đã ghi nhận được trên 5.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc; trong đó có gần 200 loài có tiềm năng khai thác và phát triển trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu như quế, hồi, hòe, nghệ, actiso, sa nhân, kim tiền thảo, đinh lăng, thảo quả… (Viện dược liệu, 2016).

Theo Nguyễn Phú Kiều (1996), việc nuôi trồng dược liệu cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, đặc biệt là có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3-5 lần so với trồng một số loại cây nông nghiệp (như lúa, ngô, sắn…). Các loại cây dược liệu phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới, như: Sâm ngọc linh, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên ô rô, Hoàng liên gai, Thanh thiên quỳ, Ba gạc Vĩnh Phú…

Theo thống kê, trong năm 2014, doanh thu sản xuất thuốc từ dược liệu tại Việt Nam đạt 3.500 tỷ đồng (gấp hơn 1,75 lần so với doanh thu năm 2012). Trong số 20 loại dược liệu có nhu cầu dùng cho sản xuất thuốc lớn nhất năm 2011, Artiso đứng đầu danh sách với số lượng tiêu thụ lên tới 2000 tấn/năm, tiếp theo là Đinh lăng với hơn 900 tấn/năm…

Theo Nguyễn Văn Nam (2009), tuy phải nhập khẩu một lượng khá lớn dược liệu mỗi năm nhưng Việt Nam cũng có xuất khẩu dược liệu. Hàng trăm mặt hàng thuốc dược liệu (herba drugs) và thuốc y học cổ truyền (đông dược) đã được nhiều công ty sản xuất, trong đó một số mặt hàng đã được sản xuất quy mô lớn và có vị trí trên thị trường như: kim tiền thảo, Hydan, Ampelop, Bổ phế, Cảm xuyên hương, Hoạt huyết dưỡng não, Abivina, Artemisinin, Curcumin. Hàng năm Việt Nam Xuất khẩu khoảng 10.000 tấn dược liệu các loại và khoảng 10.000 tấn khác được chiết xuất thành các thành phẩm xuất khẩu: Tinh dầu gồm: Bạc hà, Sả, Hương nhu, Quế, Bạch đàn chanh, Hồi, Húng quế, Màng tang, Tràm, Long não. Các hóa chất: Artemisnin và các dẫn chất; Acid shikimic.

Theo Nguyễn Duy Thuần (2003) công bố trong Hội nghị dược liệu toàn quốc tổ chức vào tháng 3 năm 2003, nhu cầu sử dụng dược liệu ở nước ta khoảng

50.000 tấn/năm phục vụ cho 145 bệnh viện y học cổ truyền, 242 khoa y học cổ truyền và xuất khẩu.

Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn và phát triển các nguồn gien cây dược liệu hiện nay gặp nhiều khó khăn, nhiều loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, như các loài sâm mọc tự nhiên (3 loài), các loài hoàng liên (7 loài thuộc 3 chi khác nhau), một lá (3 - 4 loài), bách hợp, bát giác liên, bảy lá một hoa (3 - 4 loài)... hiện nay, tổng số loài cây thuốc bị suy giảm nghiêm trọng và cây quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam đã xác định là 144 loài, thuộc 58 họ thực vật bậc cao có mạch. Đối chiếu với các tiêu chí phân hạng IUCN (2001) để đánh giá, trong đó: thuộc diện đang cực kỳ nguy cấp (CR) là 18 loài; đang bị nguy cấp (EN) là 57 loài và sắp bị nguy cấp (VU) là 69 loài (Nguyễn Tập, 2007). Danh sách các loài này được gọi là Danh mục Đỏ cây thuốc Việt Nam. Đó là cơ sở khoa học đầy thuyết phục cho việc bảo tồn cây thuốc ở nước ta hiện nay.

Định hướng phát triển sản xuất cây dược liệu của Việt Nam:

Trong chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn 2002 - 2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đầu tư trọng điểm các cơ sở sản xuất hoá chất và nguyên liệu làm thuốc. Ưu tiên sản xuất thuốc thiết yếu, thuốc có thế mạnh xuất khẩu, thuốc từ dược liệu và thuốc mang tên gốc thay thế thuốc nhập khẩu... chú trọng đầu tư phát triển dược liệu”, “Ưu tiên cho sản xuất nguyên liệu làm thuốc”.

Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Bộ Y tế, 2013) đã thể hiện mục tiêu, quan điểm phát triển sản xuất cây dược liệu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Những định hướng chính như sau:

* Quy hoạch 08 vùng trồng tập trung các loài dược liệu có thế mạnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và sinh thái, cụ thể như sau:

- Vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới: Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ) và Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ): Phát triển trồng 13 loài dược liệu bao gồm 04 loài bản địa: Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn và 09 loài nhập nội: Actisô, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng bá, Mộc hương, Ô đầu, Tam thất, Xuyên khung với diện tích trồng khoảng 2.550 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Actisô, Đương quy, Đảng sâm. Kết hợp trồng với nghiên cứu sản xuất giống các loài cây thuốc nhập nội từ phương Bắc phục vụ công tác phát triển dược liệu.

- Vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới: Lào Cai (Bắc Hà), Sơn La (Mộc Châu) và Lâm Đồng (Đà Lạt): Phát triển trồng 12 loài dược liệu bao gồm 05 loài bản địa: Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn, Ý dĩ và 07 loài nhập nội: Actisô, Bạch truật, Bạch chỉ, Dương cam cúc, Đỗ trọng, Đương quy, Huyền sâm với diện tích trồng khoảng 3.150 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Bạch Truật, Đỗ trọng và Actisô.

- Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: Bắc Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, Lạng Sơn: Phát triển trồng 16 loài dược liệu bao gồm 13 loài bản địa: Ba kích, Đinh lăng, Địa liền, Gấc, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Hồi, Quế, Sả, Sa nhân tím, Thanh hao hoa vàng, Ý dĩ và 03 loài nhập nội: Bạch chỉ, Bạch truật, Địa hoàng với diện tích trồng khoảng 4.600 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Ba kích, Gấc, Địa hoàng; duy trì và khai thác bền vững Quế và Hồi trên diện tích đã có.

- Vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định và Thái Bình: Phát triển trồng 20 loài dược liệu bao gồm 12 loài bản địa: Cúc hoa, Diệp hạ châu đắng, Địa liền, Đinh lăng, Gấc, Hòe, Củ mài, Hương nhu trắng, Râu mèo, ích mẫu, Thanh hao hoa vàng, Mã đề và 08 loài nhập nội: Bạc hà, Bạch chỉ, Bạch truật, Cát cánh, Địa hoàng, Đương quy, Ngưu tất, Trạch tả với diện tích trồng khoảng 6.400 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Ngưu tất, Bạc hà, Hòe và Thanh hao hoa vàng.

- Vùng các tỉnh Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An: Phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Ba kích, Diệp hạ châu đắng, Đinh lăng, Củ mài, Hòe, Hương nhu trắng, Ích mẫu, Nghệ vàng, Quế, Sả với diện tích trồng khoảng 3.300 ha. Ưu tiên trồng các loài: Hòe, Đinh lăng.

- Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Khánh Hòa: Phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Bụp giấm, Diệp hạ châu đắng, Dừa cạn, Đậu ván trắng, Củ mài, Nghệ vàng, Quế, Râu mèo, Sa nhân tím, Sâm Ngọc linh với diện tích trồng khoảng 3.200 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Bụp giấm, Dừa cạn, Sa nhân tím và Sâm Ngọc Linh.

- Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông: Phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Gấc, Gừng, Hương nhu trắng, Đảng sâm, Nghệ vàng, Sa nhân tím, Sả, Sâm Ngọc linh, Trinh nữ hoàng cung, Ý dĩ với diện tích trồng khoảng 2.000 ha. Ưu tiên trồng các loài: Đảng sâm, Sâm Ngọc linh.

- Vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh: Phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Nghệ vàng, Nhàu, Rau đắng biển, Hoàn ngọc, Tràm, Xuyên tâm liên, Râu mèo và Kim tiền thảo với quy mô khoảng 3.000 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Tràm, Xuyên tâm liên, Trinh nữ hoàng cung.

* Quy hoạch các vùng khai thác các loài dược liệu tự nhiên đã xác định theo 08 vùng sinh thái: vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ. Triển khai điều tra, đánh giá và xác định số loài, trữ lượng và vùng có khả năng khai thác. Xây dựng kế hoạch và các giải pháp khai thác bền vững góp phần cung cấp nguồn dược liệu tự nhiên phục vụ nhu cầu sản xuất và sử dụng trong khám chữa bệnh.

* Quy hoạch hệ thống các vườn bảo tồn cây thuốc nhằm bảo tồn vững chắc nguồn gen dược liệu. Xây dựng 05 vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia đại diện cho các vùng sinh thái phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát triển dược liệu. Triển khai các hoạt động bảo hộ, bảo tồn và đánh giá giá trị nguồn gen, tập trung vào các nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị và có nguy cơ bị tuyệt chủng.

* Quy hoạch hệ thống các cơ sở sơ chế, chế biến, chiết xuất và bảo quản dược liệu. Nâng cấp, cải tạo đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị các cơ sở sơ chế, chế biến, chiết xuất, bảo quản dược liệu. Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở theo hướng hiện đại, đồng bộ để đảm bảo mỗi vùng có ít nhất 01 nhà máy sơ chế, chế biến, chiết xuất cao dược liệu đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, phát triển hệ thống các nhà máy chế biến, chiết xuất dược liệu tập trung vào 5 nhóm sản phẩm chủ lực sau: (1) Sản xuất nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp dược, mỹ phẩm, hương liệu, thực phẩm chức năng và nguyên liệu xuất khẩu; (2) Sản xuất sản phẩm từ chiết xuất: Cao tiêu chuẩn, bột nguyên liệu; chiết xuất các loại tinh dầu, hoạt chất tinh khiết. Sử dụng các công nghệ mới như: Chiết xuất bằng khí hóa lỏng, chiết xuất bằng siêu âm; (3) Chế biến thuốc phiến phục vụ công tác khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền. (4) Sản xuất thuốc thành phẩm từ dược liệu phục vụ cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh; (5) Nghiên cứu phát triển một số thuốc từ dược liệu có tác dụng phòng, chống ung thư, thuốc điều trị tim mạch, tiểu đường,...

* Phát triển nguồn giống dược liệu:

Triển khai nghiên cứu các biện pháp phục tráng, thuần hóa và nhập nội giống dược liệu. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để chọn, tạo ra các loại giống dược liệu có năng suất, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất dược liệu. Triển khai sản xuất các loại giống dược liệu phục vụ cho sản xuất:

- Các loại giống dược liệu bản địa: Chú trọng phát triển 28 giống cây bản địa bao gồm: Ba kích, Lạc tiên, Bụp giấm, Chè dây, Cúc hoa, Đảng sâm, Đậu ván trắng, Địa liền, Diệp hạ châu đắng, Đinh lăng, Dừa cạn, Gấc, Gừng, Hoa hòe, Củ mài, Hương nhu trắng, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Mã đề, Nghệ vàng, Quế, Râu mèo, Sa nhân tím, Sâm ngọc linh, Thanh hao hoa vàng, Trinh nữ hoàng cung, Tục đoạn, Ý dĩ.

- Các loại giống dược liệu được nhập nội: Tập trung sản xuất 16 giống dược liệu nhập nội để tạo nguồn nguyên liệu trong nước bao gồm: Actisô, Bạch chỉ, Bạch truật, Bạc hà, Cát cánh, Địa hoàng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng bá, Mộc hương, Ngưu tất, Tam thất, Trạch tả, Xuyên khung, Đỗ trọng, Ô đầu.

Xây dựng Trung tâm nghiên cứu nguồn gen và giống cây thuốc quốc gia đặt tại Viện Dược liệu - Bộ Y tế để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo và cung cấp các loại giống dược liệu chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

* Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống lưu thông, cung ứng dược liệu từ trung ương đến địa phương áp dụng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt về bảo quản, phân phối và nhà thuốc (GSP, GDP, GPP) đối với dược liệu. Đến năm 2020, xây dựng 03 trung tâm kinh doanh, cung ứng dược liệu trên toàn quốc.

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây dược liệu ở một số địa phương

2.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây dược liệu tỉnh Bắc Giang

Theo ông Trần Văn Tú (2016), Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và PTNT). Bắc Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh về sản xuất cây dược liệu với quỹ đất dồi dào, trong đó đất nông nghiệp chiếm hơn 129.000ha, đất lâm nghiệp có 110.000ha. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển cây dược liệu. Toàn tỉnh có 255 loài cây có thể làm thuốc, trong đó có nhiều loài quý như: Ba kích, bình vôi, địa hoàn, sâm nam, khôi nguyên…. Hiện nay, ở một số địa phương đã trồng thử nghiệm, nhân rộng thành công hai loại cây Hà thủ ô và linh chi.

Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 500ha sản xuất cây dược liệu các loại. Trong chiến lược chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng mới cho thu nhập cao, Sở Nông nghiệp và PTNT khuyến khích người dân lựa chọn cây dược liệu thay thế các loại cây trồng truyền thống. Từ chủ trương trên, nhiều huyện đã có đề án, chiến lược đối với việc phát triển vùng sản xuất cây dược liệu. Cụ thể tại Sơn Động, huyện có đề án trồng cây dược liệu, cây bản địa trên rừng tự nhiên nghèo kiệt tại các xã: An Lập, Tuấn Đạo, Yên Định... bước đầu phát huy hiệu quả. Hơn 150ha lim xanh, dổi xanh, ba kích, khôi nguyên được đưa vào trồng, chăm sóc phát triển tốt. Hằng năm, từ Chương trình 30a của Chính phủ cũng giúp hình thành, mở rộng diện tích trồng các giống cây thuốc quý.

Trên địa bàn huyện Tân Yên, để đa dạng hóa giống cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân, UBND huyện đã và đang hỗ trợ bà con thực hiện đề án phát triển cây dược liệu đến từng xã, thị trấn. Huyện phấn đấu trồng mới 120ha đinh lăng, gấc, kim tiền thảo, địa liền, chùm ngây trong giai đoạn 2015-2020, bước đầu cũng đã cho một số hiệu quả tích cực.

Từ năm 2011 đến nay, UBND huyện Yên Dũng có chính sách hỗ trợ 100 nghìn đồng/sào cho hộ sản xuất cây dược liệu tập trung quy mô từ 1,5ha trở lên; đồng thời chỉ đạo các xã vận động người dân dồn đổi ruộng, hình thành vùng chuyên canh nhằm liên kết với các doanh nghiệp bảo đảm đầu ra thuận lợi cho các nông hộ.

Cây dược liệu đã và đang mở ra hướng sản xuất hiệu quả cho các hộ dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp, công ty chế biến dược liệu thành thực phẩm chức năng, thuốc góp phần tiêu thụ sản phẩm cho bà con. 2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây đinh lăng của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Hiện nay, tại tỉnh Nam Định Huyện Hải Hậu được chon là 1 trong 2 huyện thực hiện Dự án “Phát triển các hoạt động thương mại sinh học trong lĩnh vực hợp chất tự nhiên tại Việt Nam” (BioTrade) ở nội dung: Phát triển dược liệu đinh lăng theo Hướng dẫn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO). Đây là lợi thế rất lớn cho sự phát triển ngành nông nghiệp của huyện nói riêng, của tỉnh Nam Định nói chung với hơn 15.000ha đất nông nghiệp, huyện Hải Hậu có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành trồng trọt, trong đó có sản xuất cây dược liệu các loại.

Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Hải Hậu (2016), hiện nay, trên địa bàn huyện có 457ha trồng cây dược liệu gồm: đinh lăng, diệp hạ châu, dây thìa canh.

Trồng cây đinh lăng, từ lâu đã được coi là một ngành “kinh tế xanh”, góp phần thiết thực trong xây dựng nông thôn mới huyện Hải Hậu bền vững và phát triển. Cây đinh lăng đã được trồng rất nhiều năm trên đồng đất của huyện Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)