Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 57)

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Số thứ cấp là những số liệu đã được công bố. Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tại UBND huyện. Thu thập số liệu về tình hình dân số, lao động, diện tích đất đai,... chung của huyện, phòng Lao động thương binh và xã hội, chi cục thống kê, phòng kinh tế, thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội của UBND huyện, phòng tài chính của huyện, các số liệu đã công bố có liên quan, thu thập qua sách, hoặc qua mạng internet.

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là tất cả các số liệu ban đầu, số liệu thô mới thu thập chưa qua xử lý và phân tích. Thông qua số liệu này giúp người nghiên cứu nắm bắt thực trạng địa bàn nghiên cứu. Để thu thập được đủ số liệu cho nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, phỏng vấn trực tiếp hộ dân sản xuất cây dược liệu theo phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn.

Số liệu sơ cấp được xây dựng và xử lý từ 90 phiếu điều tra, được phân chia dựa trên các danh sách các hộ sản xuất cây dược liệu do các xã cung cấp như sau: Xã Hà Lâu (30 phiếu), xã Hải Lạng (30 phiếu) và xã Tiên Lãng (30 phiếu). Việc chọn số lượng 30 phiếu hộ/xã là dựa theo gợi ý của cán bộ phòng nông nghiệp huyện nhằm kết hợp điều tra với công việc riêng của phòng. Việc thu thập được thực hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.8. Nội dung phiếu điều tra

Nội dung chi tiết Nguồn thông tin

1. Thông tin chung của hộ

- Tên, tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ - Địa chỉ (Thôn, xóm, xã)

- Số nhân khẩu, lao động làm dược liệu (lao động gia đình và lao động thuê)

- Diện tích đất ở, đất sản xuất nông nghiệp

Chủ hộ cung cấp

2. Thông tin về sản xuất cây dược liệu

- Loại cây trồng

- Diện tích gieo trồng , số vụ/năm - Lao động tham gia

- Vốn sản xuất (vốn vay, vốn tự có)

- Chi phí sản xuất (giống, phân bón, TBTV, công LĐ...) - Kiến thức về sản xuất cây dược liệu của hộ

- Đầu ra sản xuất - Doanh thu của hộ

Chủ hộ cung cấp

3. Thông tin về chính sách hỗ trợ của địa phương

- Chính sách hỗ trợ giống, vay vốn sản xuất - Tổ chức đào tạo, tập huấn

Chủ hộ cung cấp

4. Kiến nghị tới chính quyền địa phương, cán bộ phụ trách nông nghiệp trên địa huyện

Chủ hộ nêu ý kiến

- Xây dựng phiếu điều tra theo bảng 3.8: Căn cứ vào đề cương xây dựng và các chỉ tiêu cần phân tích, đánh giá, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa và tham khảo ý kiến của người có trình độ chuyên môn, các hộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cây dược liệu để xây dựng phiếu điều tra. Trong phiếu điều tra, thông tin thu thập bao gồm tình hình sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu của các hộ tại theo kết quả thực hiện năm 2016, mức độ đầu tư và tổng thu nhập trong năm, chi phí và kết quả thu được của hoạt động sản xuất và chế biến cây dược liệu các loại. Đối với riêng cây ba kích (cây dược liệu dài ngày, 3 năm/vụ) các hộ được điều tra là những hộ đã cho thu hoạch trong năm 2016, danh sách do cán bộ nông nghiệp xã cung cấp;

- Tiến hành điều tra: ở mỗi xã, mỗi hộ điều tra đều có các cán bộ địa phương đi cùng để chỉ dẫn và cung cấp thêm thông tin cần thiết.

Ngoài ra, còn tham vấn các đối tượng có liên quan đến việc quản lý, quyết định đường lối đúng đắn cho phát triển cây dược liệu của địa phương như: Lãnh đạo huyện, phòng nông nghiệp, lãnh đạo các xã, thị trấn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)