Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên
4.1.3. Quy mô sản xuất cây dược liệu
4.1.3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng
Đến năm 2016, diện tích cây dược liệu toàn huyện là 142,56ha, tăng 20,63ha so với thống kê năm 2012, đạt tốc độ tăng trưởng 4,0 %/năm. Diện tích gieo trồng cây dược liệu tăng lên qua mỗi năm là do q trình chuyển đổi diện tích trồng các cây lương thực truyền thống sang sản xuất cây dược liệu đem lại hiệu quả cao hơn.
Trong giai đoạn 2012-2016, với sự đầu tư về giống, thuốc bảo vệ thực vật và quá trình đổi mới, nâng cao trình độ canh tác, chăm sóc cây trồng đã đem lại hiệu quả rõ rệt, cụ thể tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng gieo trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2012 – 2016
TT Tiêu chí ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 TĐTT
(%/năm)
1 Diện tích Ha 121,93 125,45 129,60 135,15 142,56 4,0 2 Năng suất Tạ/ha 45,25 45,88 46,24 46,78 47,29 1,1 3 Sản lượng Tấn 551,73 575,56 599,27 632,23 674,22 5,1
Nguồn: Phịng nơng nghiệp huyện Tiên n, (2016)
Năm 2016, sản lượng thu hoạch cây dược liệu các loại là 647,2 tấn, tăng 122,5 tấn so với năm 2012 (551,7 tấn), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,1%/năm. Tuy nhiên, sự biến động tăng về sản lượng gieo trồng các loại cây chỉ được giải thích chủ yếu bởi sự gia tăng về diện tích đất gieo trồng, cịn sự gia tăng của năng suất qua các năm là không đáng kể.
Năng suất sản xuất dược liệu các loại trung bình năm 2016 đạt 47,29 tạ/ha, tăng không đáng kể với 2,04 tạ/ha giai đoạn 2012-2016, đạt tốc độ tăng
trưởng là 1,1%/năm. Điều đó phần nào cho thấy, sản xuất dược liệu trên địa bàn mới chỉ phát triển chủ yếu theo chiều rộng.
Bảng 4.4 cho thấy các địa phương có diện tích trồng dược liệu lớn gồm xã Hà Lâu, Đại Dực, Đại Thành và Hải Lạng, chiếm trên 50% diện tích gieo trồng toàn huyện. Hàng năm, chủ động được trên 70% nhu cầu nguyên dược liệu của huyện và cung cấp cho các địa phương khác.
Thị trấn Tiên n và xã Đồng Rui có diện tích gieo trồng thấp nhất (năm 2016, chỉ có 4,68ha, chiếm 3,28% tổng diện tích gieo trồng tồn huyện), nguyên nhân chủ yếu do địa hình, điều kiện thổ nhưỡng kém thích hợp để trồng cây dược liệu và đặc biệt là các địa phương này ưu tiên nhiều hơn vào phát triển nuôi trồng thủy sản và các ngành tiểu thủ công nghiệp.
Bảng 4.4. Diện tích gieo trồng cây dược liệu phân theo xã, thị trấn huyện Tiên Yên giai đoạn (2012 – 2016)
TT Xã, thị trấn Diện tích (Ha) TĐTT (%/năm) 2012 2013 2014 2015 2016 TOÀN HUYỆN 121,93 125,67 129,60 135,15 142,56 4,0 1 Thị trấn Tiên Yên 1,98 2,00 2,03 2,21 2,10 1,5 2 Xã Hà Lâu 18,57 19,11 19,80 20,18 22,62 5,1 3 Xã Đại Dực 15,04 15,56 16,02 16,65 17,28 3,5 4 Xã Đại Thành 14,58 14,94 15,03 15,02 16,09 2,5 5 Xã Phong Dụ 8,87 9,10 9,51 9,78 10,13 3,4 6 Xã Điền Xá 7,62 7,65 7,82 8,05 8,86 3,8 7 Xã Đông Ngũ 8,35 8,78 9,10 9,86 10,07 4,8 8 Xã Yên Than 9,47 9,52 9,93 10,85 11,29 4,5 9 Xã Đông Hải 7,26 7,30 7,56 8,00 8,59 4,3 10 Xã Hải Lạng 15,92 16,85 17,25 17,93 18,78 4,2 11 Xã Tiên Lãng 11,95 12,52 13,03 13,85 14,17 4,4 12 Xã Đồng Rui 2,32 2,34 2,52 2,77 2,58 2,7
Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Tiên Yên, (2016)
4.1.3.2. Cơ cấu các cây dược liệu chính
Hiện trên địa bàn huyện Tiên Yên, các sản phẩm dược liệu được trồng có sự đa dạng, phong phú về chủng loại và công dụng thực tiễn. Bảng 4.5 và các biểu đồ 4.2, 4.3 thể hiện tình hình biến động về quy mô sản xuất theo các loại cây dược liệu chính:
Bảng 4.5. Cơ cấu diện tích, sản lượng các cây dược liệu chính trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2012-2016
TT Loại cây
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng/giảm giai đoạn
(2012- 2016) Quy mô Cơ cấu
(%) Quy mô Cơ cấu (%) Quy mô Cơ cấu (%) Quy mô Cơ cấu (%) Quy mô Cơ cấu (%) I Diện tích (Ha) 121,93 100,00 125,45 100,00 129,60 100,00 135,15 100,00 142,56 100,00 20,63 1 Gừng 55,86 45,81 56,55 45,08 57,78 44,58 59,12 43,74 61,37 43,05 5,51 2 Địa liền 25,2 20,67 25,86 20,61 26,05 20,10 26,85 19,87 27,13 19,03 1,93 3 Ba kích 16,53 13,56 16,75 13,35 16,86 13,01 17,56 12,99 18,01 12,63 1,48 4 Dây thìa canh 15,76 12,93 16,84 13,42 17,01 13,13 17,27 12,78 18,60 13,05 2,84 5 Cây dược liệu khác 8,58 7,04 9,45 7,53 11,90 9,18 14,35 10,62 17,45 12,24 8,87
II Sản lượng tươi
(Tấn) 551,73 100,00 575,56 100,00 599,27 100,00 632,23 100,00 674,22 100,00 122,49
1 Gừng 249,27 45,18 257,02 44,66 263,10 43,90 271,32 42,91 284,76 42,24 35,49 2 Địa liền 102,28 18,54 106,60 18,52 110,39 18,42 115,95 18,34 120,19 17,83 17,91
3 Ba kích 4,16 0,75 4,65 0,81 5,05 0,84 5,71 0,90 6,27 0,93 2,11
4 Dây thìa canh 187,22 33,93 196,74 34,18 206,33 34,43 217,60 34,42 234,36 34,76 47,14 5 Cây dược liệu khác 8,8 1,59 10,55 1,83 14,41 2,40 21,65 3,42 28,64 4,25 19,84
Biểu đồ 4.2. Biến động diện tích phân theo các loại cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2012-2016
Nguồn: Phịng Nơng nghiệp & PTNT, (2016)
Biểu đồ 4.3. Biến động sản lượng phân theo các loại cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2012-2016
Nguồn: Phịng Nơng nghiệp & PTNT, (2016)
Các cây dược liệu chính chiếm 87,7 % trong cơ cấu tổng diện tích gieo trồng của huyện bao gồm: Gừng, ba kích, địa liền và dây thìa canh. Các cây dược liệu khác cịn lại (Cà gai leo, đinh lăng, kim ngân, kim tiền thảo, nhân trần, giảo cổ lam) chiếm tỷ lệ nhỏ với 12,3 %. Cụ thể như sau:
- Cây Gừng đang phát triển tốt và thích nghi với điều kiện khí hậu ở các vùng núi của của huyện Tiên Yên. Gừng vừa là cây gia vị vừa là cây dùng để chế biến thuốc chữa bệnh, chế biến thực phẩm (mứt, bánh kẹo). Hiện nay, các hộ trên địa bàn một số xã Hà Lâu, Đại Dực, Phong Dụ và Đại Thành đã trồng tập trung với quy mô lớn. Tổng diện tích năm 2016 là 61,37ha chiếm 43,05% diện tích gieo trồng dược liệu (tăng 5,51ha so với năm 2012) và sản lượng đạt 284,76 tấn
(tăng 35,49 tấn, chiếm tỷ lệ lớn 42,24%), với giá bán giao động từ 9.000 đến 12.000 đồng/kg.
Theo Lê Quang Vinh (2005), Gừng là cây trồng ưu bóng nên được người dân trồng xen với cây lâm nghiệp (trồng dưới tán rừng) hoặc trồng vào bao ximăng trong vườn nhà. Hiện tại, sản phẩm gừng trồng chủ yếu cung cấp cho tiêu dùng nội huyện và một số địa phương lân cận;
- Địa liền là cây thuốc quý thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng vùng đồi núi huyện Tiên Yên, được các hộ trồng rải rác ở vườn nhà hoặc vườn đồi, trồng xen với cây lâm nghiệp ở giai đoạn chưa khép tán hoặc với 1 số cây trồng hàng năm khác. Địa liền được trồng nhiều ở Hải Lạng, Hà Lâu, Đại Dực với quy mơ hộ gia đình là chủ yếu, tổng diện tích năm 2016 là 27,13ha chiếm 19,03% diện tích gieo trồng dược liệu (tăng so với năm 2012 là 1,93ha) và sản lượng đạt 120,19 tấn (tăng 17,91 tấn, chiếm tỷ lệ 17,83%). Hiện nay, địa liền được các thương lái nhỏ lẻ thu mua hoặc người dân mang ra chợ bán;
- Cây Ba kích huyện Tiên n có tiềm năng lợi thế về đất rừng, và điều kiện thổ nhưỡng khí hậu rất phù hợp. Mặt khác, tỉnh Quảng Ninh đã có chủ trương phát triển cây Ba kích thành vùng nguyên liệu phục vụ chế biến rượu Ba kích Quảng Ninh, nên cây Ba kích có điều kiện thuận lợi để phát triển thành sản phẩm hàng hóa. Hiện nay, trên địa bàn huyện Ba kích được trồng nhiều nhất ở xã Hải Lạng. Diện tích trồng Ba kích năm 2016 là 18,01ha chiếm 12,63% tổng diện tích trồng dược liệu (tăng 1,48ha so với năm 2012), sản lượng tươi đạt 6,27 tấn (tăng 2,11 tấn), chiếm tỷ lệ nhỏ 0,93% trong cơ cấu tổng sản lượng của huyện, giá bán sản phẩm trên 130.000 đồng/kg tươi;
- Dây thìa canh phân bố ở các vùng có địa hình bằng phẳng, khí hậu mát mẻ của huyện Tiên Yên, đặc biệt ở xã Tiên Lãng, Đơng Hải. Diện tích gieo trồng năm 2016 đạt 18,6ha (tỷ lệ 13,05%) với sản lượng 234,36 tấn, chiếm 34,76% cơ cấu sản lượng cây dược liệu toàn huyện (so với năm 2012 tăng 47,14 tấn). Cây được trồng dưới tán rừng trồng (như rừng keo, mỡ,...) để tận dụng không gian trống vừa tăng đa dạng sinh học, chống xói mịn cho rừng trồng và đặc biệt tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng. Giá bán trung bình tại thời điểm năm 2016 là 8.000 - 9.000 đồng/kg tươi.
Nhóm các cây dược liệu cịn lại có diện tích và sản lượng năm 2016 lần lượt là 17,45ha và 28,64 tấn, chiếm tỷ lệ tương ứng là 12,24% và 4,25%.
Bảng 4.6. Diện tích, sản lượng các loại cây dược liệu chính phân theo xã, thị trấn huyện Tiên Yên năm 2016
STT Xã, thị trấn
Diện tích (Ha) Sản lượng (tấn) Tổng Gừng Địa liền Ba kích Dây thìa
canh Tổng Gừng Địa liền Ba kích
Dây thìa canh TỒN HUYỆN 125,11 61,37 27,13 18,01 18,60 645,57 284,76 120,19 6,27 234,36 1 Thị trấn Tiên Yên 2,04 1,12 0,12 0,08 0,72 14,83 5,20 0,53 0,03 9,07 2 Xã Hà Lâu 19,47 8,83 5,24 3,22 2,18 92,77 40,97 23,21 1,12 27,47 3 Xã Đại Dực 14,52 8,34 4,10 1,05 1,03 70,20 38,70 18,16 0,37 12,98 4 Xã Đại Thành 12,56 6,82 3,88 0,98 0,88 60,26 31,64 17,19 0,34 11,09 5 Xã Phong Dụ 9,83 6,90 2,16 0,42 0,35 46,14 32,02 9,57 0,15 4,41 6 Xã Điền Xá 8,29 5,46 1,35 0,26 1,22 46,78 25,33 5,98 0,09 15,37 7 Xã Đông Ngũ 9,36 6,37 1,47 0,77 0,75 45,79 29,56 6,51 0,27 9,45 8 Xã Yên Than 8,20 3,94 0,88 1,25 2,13 49,45 18,28 3,90 0,44 26,84 9 Xã Đông Hải 8,57 3,70 1,45 1,90 1,52 43,40 17,17 6,42 0,66 19,15 10 Xã Hải Lạng 16,70 4,45 3,84 5,52 2,89 75,99 20,65 17,01 1,92 36,41 11 Xã Tiên Lãng 12,74 3,84 2,05 2,32 4,53 84,78 17,82 9,08 0,81 57,08 12 Xã Đồng Rui 2,83 1,60 0,59 0,24 0,40 15,16 7,42 2,61 0,08 5,04
Phân tích bảng 4.6 thể hiện chi tiết diện tích và sản lượng các loại cây dược liệu chính trên địa bàn huyện Tiên Yên năm 2016 phân theo các xã và thị trấn. Đặc điểm về địa hình đồi núi và bao gồm cả khu vực đồng bằng ven biển đã đem lại sự phong phú trong phát triển các sản phẩm nơng nghiệp nói chung và sản xuất dược liệu nói riêng. Mỗi vùng đều có thế mạnh về sản xuất một đến hai loại dược liệu có đặc tính phù hợp.
Năm 2016, diện tích trồng gừng tập trung nhiều nhất tại các xã Hà Lâu, Đại Dực, Đại Thành, Phong Dụ và Đông Ngũ. các địa phương này chiếm 60,7% tổng diện tích trồng gừng của cả huyện với 37,2ha, sản lượng đạt 172,8 tấn củ. Nhiều hộ sản xuất ở nơi đây còn lập cơ sở sản xuất và cung cấp giống gừng chất lượng cao cho địa bàn trong và ngoài huyện, đặc biệt là giống gừng trâu, đem lại lại năng suất cao, giá thành ổn định.
Tương tự như vậy, địa liền được trồng nhiều ở các xã Hà Lâu, Đại Dực, năm 2016, sản lượng thu hoạch lên đến 41,3 tấn củ, đem lại thu nhập cho người dân nơi đây khoảng 65,2 triệu đồng trên 1ha diện tích trồng. Riêng cây ba kích và dây thìa canh lại thích nghi tốt với các vùng địa hình thấp hơn, tiêu biểu là ở hai xã Hải Lạng và Đồng Rui, sản lượng thu hoạch luôn vượt trội so với các xã khác.