Các yếu tố tác động đến phát triển sản xuất cây dược liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây dược liệu

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây dược liệu

2.1.5. Các yếu tố tác động đến phát triển sản xuất cây dược liệu

2.1.5.1. Điều kiện tự nhiên

Yếu tố tự nhiên bao gồm các yếu tố về vị trí địa lý, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết thuỷ văn, mơi trường sinh thái. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cây dược liệu. Đối với phát triển sản xuất cấy dược liệu, đòi hỏi phải nghiên cứu tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương. Mặt khác, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các vùng lãnh thổ đã hình thành nên các vùng cây dược liệu đặc sản có lợi thế cạnh tranh rất cao.

Trong mấy năm gần đây, diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, rét thường đến muộn hơn và kéo dài, mưa đầu mùa bất thường, nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng. Chính vì vậy, yếu tố về thời tiết có tác động rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm cây dược liệu. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có tác động tích cực đến quá trình sản xuất, chế biến và ngược lại. Do đó, việc bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên sẽ quyết định đến kết quả của quá trình sản xuất và chế biến dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2.1.5.2. Chủ trương, chính sách phát triển

Trong những năm qua, phát triển trồng và sản xuất các giống cây dược liệu nhằm cung cấp nguyên liệu thô cho ngành y dược đã được quan tâm đúng mực. Các chủ trương của Đảng và Nhà nước chú trọng phát triển, đưa sản xuất dược liệu là hoạt động nông nghiệp mũi nhọn, thay thế cho các cây trồng kém hiệu quả của một số địa phương trên cả nước (Nguyễn Phú Kiều, 1996).

Bên cạnh đó, phát triển sản xuất cây dược liệu phụ thuộc rất lớn vào các chính sách của Nhà nước và cơ chế của từng địa phương cụ thể, có thể kể đến như chính sách hộ trợ, tín dụng đầu tư, chính sách bảo hiểm, tiêu thụ sản phẩm,... Việc đổi mới các chính sách theo từng giai đoạn phát triển cần được thực hiện thường xuyên, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước.

2.1.5.3. Thị trường

Trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt, người ta càng thấy vai trò của việc phát triển thị trường càng trở nên bức thiết. Nơng dân có thể trồng hầu hết mọi nơng sản nhưng không thể tiêu thụ hết các sản phẩm vì khơng có thị trường. Một nơng dân cá thể chỉ có thể sản xuất theo kiểu tự cấp thì được, nhưng muốn sản xuất nơng sản hàng hố thì phải kết hợp nhau lại để có thể sản xuất khối lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp đúng thời điểm, và giá phải cạnh tranh. Việc sản xuất cây dược liệu phải được điều nghiên thị trường một cách khoa học và chu đáo, không thể dựa vào mắt thấy láng giềng bán được rồi mình cũng bắt chước sản xuất theo.

Ngồi thị trường đầu ra phải đặc biệt quan tâm tới thị trường đầu vào của sản xuất “cầu phái sinh” quyết định lớn tới kết quả, hiệu quả của sản xuất. Yêu cầu của thị trường đầu vào bảo đảm số lượng, chất lượng, thời gian… với giá cả hợp lý (Vũ Ngọc Phùng, 1997).

2.1.5.4. Vốn

Cùng với vốn đầu tư của ngân sách địa phương vào công tác hỗ trợ mua giống cây dược liệu, phân bón, thuốc trừ sâu,… vốn đầu tư của các hộ nơng dân cũng góp phần rất quan trọng trong phát triển sản xuất cây dược liệu.

Vốn nơng hộ có vai trị lớn trong sản xuất, ngoài vốn đầu tư ban đầu người trồng cây dược liệu cần lượng vốn lưu động lớn như chi phí về giống, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, thiết bị sản xuất, thu hoạch,…

Người sản xuất phải đầu tư ban đầu rất lớn trong khi nguồn thu từ sản phẩm chưa có. Do đó, việc vay vốn duy trì sản xuất phải xác định mức vốn, lãi suất, thời gian vay, phương thức chi trả đáp ứng đủ nhu cầu, đúng thời điểm sản xuất thì mới phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả (Nguyễn Văn Nam, 2009).

2.1.5.5. Trình độ, nhận thức của người sản xuất

Trong ngành sản xuất cây dược liệu, trình độ chun mơn, kỹ thuật của người sản xuất có vị trí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành cơng và thất bại của cả một q trình từ khi làm đất, gieo hạt cho đến công đoạn chế biến, bảo quản và tiêu thụ.

Nhận thức của người sản xuất là nhân tố trước nhất phải được chú ý bởi họ là chủ thể của sản xuất, họ quyết định sản xuất cây gì, cách sản xuất như thế nào. Họ ln ln đứng trước nhiều khó khăn và ln phải cân nhắc ứng xử ra sao để có thể sản xuất tốt hơn. Bên cạnh đó, với trình độ chun mơn tốt, tầm hiểu biết rộng thì việc áp dụng tiến bộ KH-KT vào quá trình sản xuất là khơng hề khó khăn.

2.1.5.6. Năng lực, trình độ của cán bộ

Năng lực cán bộ được xem là thước đo cho chất lượng và tiến độ công việc mà người đó phụ trách. Trong phát triển sản xuất cây dược liệu, rất cần những người tài giỏi, nhạy bén, năng động, hiểu biết rõ về kỹ thuật gieo trồng cũng như các chủ trương, chính sách về cây dược liệu, bên cạnh đó cịn là những tuyên truyền viên giỏi, phát động các phong trào, các lớp tập huấn về sản xuất cây dược liệu ngày càng mạnh mẽ hơn...

Trước tình hình ngày càng phát triển của KH-KT trong sản xuất, địi hỏi việc khơng ngừng nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, cán bộ nông nghiệp. Đặc biệt, nắm rõ được tình hình, diễn biến vụ mùa sẽ giúp cho việc quản lý, giảm thiểu rủi ro cho các hộ, cơ sở sản xuất cây dược liệu tại địa phương.

2.1.5.7. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật

Nhà nước cũng như các cơ quan ban ngành cần đưa những thành tựu của khoa học - công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn, cụ thể ở đây là trong sản xuất cây dược liệu. Việc đưa các giống cây dược liệu mới, vật tư, kĩ thuật tiên tiến và cả những kĩ năng lao động, quản lý đến với người nông dân là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, khoa học cơng nghệ sẽ góp phần giải phóng sức lao động và đem lại nhiều lợi ích hơn cho nhà nơng song nó cũng

địi hỏi người lao động phải biết cách tiếp cận và sử dụng đúng chúng để bảo vệ bản thân, cộng đồng và gìn giữ mơi trường sống. Vì vậy, các cơ quan, ban ngành cần tăng cường công tác tập huấn, nâng cao kỹ thuật, tay nghề trong vận hành máy móc cho người nông dân; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng liều lượng, thời gian quy định... Có như vậy, người lao động nông nghiệp mới được làm việc trong những điều kiện an toàn - vệ sinh, có năng suất cao, chất lượng tốt và hưởng thụ thành quả lao động trong một môi trường lành mạnh.

2.1.5.8. Vấn đề liên kết trong sản xuất

Thực tế hiện nay, liên kết trong sản xuất đem lại nhiều lợi ích khơng thể phủ nhận, là xu hướng tất yếu trong phát triển sản xuất theo chuỗi sản phẩm; liên kết ngang, liên kết dọc. Liên kết kinh tế giữa các tác nhân trong phát triển sản xuất kinh doanh có vai trị ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt. Liên kết sẽ giúp cho các tác nhân tận dụng các nguồn lực, ưu thế của nhau để nâng cao kết quả, hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro mắc phải trong sản xuất kinh doanh. Tương tự như vậy, theo Nguyễn Thị Phương Nhâm (2013), liên kết trong sản xuất cây dược liệu diễn ra với các hình thức cơ bản như sau:

- Liên kết hộ - hộ: là hình thức liên kết đơn giản nhất, các hộ chủ động liên kết với nhau để chia sẻ thông tin thị trường về nguyên liệu đầu vào, đầu ra. Nhờ có liên kết mà các hộ có thể mua được vật tư đầu vào giá rẻ (mua lượng lớn) cơ sở giảm giá thành sản phẩm góp phần tăng hiệu quả kinh tế. Cũng nhờ liên kết các hộ có khối lượng sản phẩm lớn hơn thực hiện được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với khối lượng lớn ổn định cho các đối tác tiêu thụ… Hình thức HTX kiểu mới hiện nay là hình thức cao của liên kết này;

- Liên kết các hộ - doanh nghiệp: là hình thức liên kết giữa các hộ và doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp vật tư, bao tiêu sản phẩm. Các hộ trên cơ sở liên kết yên tâm sản xuất được doanh nghiệp hỗ trợ vốn, vật tư, kỹ thuật… và lo tiêu thụ sản phẩm. Đây là hình thức liên kết khá hiệu quả;

- Liên kết các hộ – nhà khoa học – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp: đây là hình thức tiến bộ trong phát triển sản xuất hiện nay, liên kết theo chuỗi sản phẩm.

Hình thức tổ chức, liên kết chặt chẽ, hiệu quả và đảm bảo quyền lợi ích của các bên tham gia sẽ nâng cao hiệu quả, kết quả trong sản xuất cũng như ổn định, bền vững cho phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)