của 90 hộ sản xuất
Nguồn: Thể hiện từ kết quả điều tra nông hộ, (2017)
Do tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện Tiên Yên là khá cao, lại tập trung chủ yếu ở những xã miền núi xa xơi, vì thế có những khó khăn nhất định trong q trình tìm hiểu thị trường, giá cả các loại cây dược liệu,
có thể kể đến như: Ngơn ngữ, phương tiện truyền thơng, các chính sách của địa phương,... Kết quả điều cho cho thấy, chỉ có 38% chủ hộ nắm bắt thông tin thị trường từ các nguồn trên tivi, đài phát thanh, báo lao động nông nghiệp (chủ yếu các hộ thuộc TV3, chiếm đến 31%); 36% chủ hộ chỉ trao đổi thông qua người thân, người quen hay qua các tư thương đến mua trực tiếp; 15% chủ hộ có sự trao đổi với cán bộ phịng nơng nghiệp huyện để nắm bát tình hình; cịn lại 11% chủ hộ cho biết khơng quan tâm tìm hiểu thị trường do đã có nguồn bao tiêu sản phẩm dài hạn, đó là những cơ sở tư nhân và các công ty dược liệu đóng trên địa bàn. Tuy nhiên, các hộ sản xuất này lại khơng có hợp đồng ràng buộc với bên thu mua, tình thế này địi hỏi chính quyền địa phương phải can thiệp, giúp đỡ bà con tạo thị trường đầu ra ổn định, rõ ràng, bên cạnh đó khuyến khích họ tìm hiểu thêm những thơng tin thị trường bên ngồi để chủ động hơn trong sản xuất.
Có thể nói, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đã có nỗ lực đáng ghi nhận trong việc tạo đầu ra ổn định cho các hộ sản xuất dược liệu trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khó khăn mà người dân phải đối mặt, có thể kể đến như tình trạng thiếu thơng tin thị trường ở các hộ đồng bào dân tộc thiểu số hay ở các khu vực miền núi xa xơi, những nơi mà chỉ có thể nắm bắt được thông tin bằng hình thức truyền miệng, do đó họ rất dễ bị thua thiệt trong quá trình thỏa thuận giá bán.
Ngoài ra, dược liệu không phải là sản phẩm có thể dự trữ hoặc bán dễ dàng như nông sản. Hiện tại, người dân sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện đa số không chú trọng vào công đoạn sơ chế, bảo quản. Khi nhu cầu giảm, nông dân và doanh nghiệp đều gặp khó khăn. Trao đổi về vấn đề này, bà Đỗ Thị Dun, Phó Phịng NN&PTNT huyện Tiên Yên, cho hay: “Việc phát triển cây dược liệu được cả huyện cùng quan tâm vào cuộc. Chúng tơi đã tìm hiểu tại Cơng ty Nuôi trồng, sản xuất và chế biến dược liệu Đông Bắc, họ cho biết do thời tiết xấu, mưa nhiều, nên Công ty không dám thu mua ồ ạt của người dân. Hiện công suất chế biến của Công ty chỉ đạt vài chục kg/ngày. Phần lớn công đoạn ban đầu là phơi khô cây dược liệu đều trông chờ vào thời tiết. Thời gian qua, riêng các hộ trồng dược liệu xã Đông Hải đã cung cấp cho Công ty 3,5 tấn. Do thời tiết xấu, nên Công ty chế biến không kịp, khiến sản phẩm dược liệu phải huỷ bỏ nhiều...”. Đây là một thách thức khơng nhỏ dành cho chính quyền, cán bộ nơng nghiệp địa phương trong việc tạo ra thị trường đầu ra ổn định cho người sản xuất và đầu vào nguyên dược liệu cho các doanh nghiệp thu mua.
4.2.3. Vốn
Hiện các hộ trồng dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên vẫn sản xuất theo phương thức truyền thống (sản xuất ngồi đồng ruộng) nên địi hỏi về trang thiết bị, cơ sở vật chất là khơng nhiều. Vì thế lượng vốn sử dụng để đầu tư cho sản xuất chủ yếu dành để mua giống, phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đa số các hộ trồng dược liệu có vay vốn để sản xuất đều từ các nguồn bên ngoài, bao gồm vay từ vay từ ngân hàng, vay người thân, người quen, vay của tổ chức xã hội,... để trang trải chi phí ban đầu.
Bảng 4.27. Tổng hợp các nguồn vay vốn đầu tư sản xuất của 90 hộ trồng dược liệu được điều tra
TT Nguồn vay Số lượng (hộ) Số tiền (Tr. đồng) Bình quân/hộ (Tr. đồng) Cơ cấu (%) Tổng số hộ điều tra 90 252,8 2,8 100,00 1 Vay từ ngân hàng chính sách 28 110,6 4,0 31,11 2 Vay từ người thân, người quen 12 62,2 5,2 13,33 3 Vay từ tư nhân, tổ chức cá nhân 13 80 6,2 14,44 4 Sử dụng vốn tự có của gia đình 37 - - 41,11
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017)
Bảng 4.27 thể hiện quá trình điều tra 90 hộ thuộc 3 tiểu vùng, có thể nhận thấy một số hộ trồng dược liệu với quy mơ diện tích nhỏ hay trung bình đều khơng phải vay vốn đầu tư từ bên ngoài, nguồn vốn chủ yếu vẫn là của gia đình, chiếm 41,11% tổng số hộ điều tra. Các hộ cịn lại, cho đến thời điểm hiện tại thì số hộ được vay vốn từ ngân hàng rất ít chiếm 31,11%, vay từ người thân 13,33%, cịn lại vay từ tư nhân chiếm 14,44%; số hộ phải vay của tư nhân với lãi suất cao (5,5%/triệu đồng/tháng) thời gian vay khoảng 2-3 tháng. Các hộ vay vốn từ ngân hàng với mức vay từ 3-7 triệu đồng/hộ, tổng vay của các hộ là 252,8 triệu đồng, bình quân một hộ vay 2,8 triệu đồng.
Qua tìm hiểu thực tế, các hộ trồng dược liệu gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Nguyên nhân là do nông nghiệp được cho là ngành có rủi ro cao do phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, mà hơn nữa sản xuất cây dược liệu còn bị ảnh hưởng rất lớn vào yếu tố thị trường đầu ra,
như giai đoạn những năm (2013-2014) khi mà chưa xuất hiện các công ty dược liệu trên địa bàn huyện, các thương lái Trung Quốc đồng loạt thờ ơ với sản phẩm địa liền củ khiến người sản xuất chịu nhiều thiệt hại, khơng có khả năng trả nợ, mất niềm tin của Ngân hàng, nên vốn dĩ người trồng dược liệu tiếp cận vốn vay ngân hàng đã khó lại càng khó thêm.
Mặt khác, lợi nhuận thu lại của các hộ sau một vụ thu hoạch thường cao hơn gấp 2, 3 lần chi phí đầu tư sản xuất nên hầu hết họ đều để ra được một khoản tiền nhất định nhằm tái đầu tư sản xuất cho vụ gieo trồng mới, chỉ có những hộ bắt đầu trồng dược liệu mới phải vay vốn đầu tư.
Hộp 4.3. Ý kiến của lao động được điều tra về vay vốn sản xuất dược liệu
“Trồng dược liệu không cần nhiều vốn nên chủ yếu là vốn của gia đình tơi bỏ ra
để mua giống, phân bón, thuốc BVTV” (Bà Vũ Thị Hà, xã Hải Lạng).
“Nhà tôi trồng gừng, ba kích, gia đình tơi chủ yếu là sử dụng vốn tự có, tuy nhiên mất giai đoạn đầu chưa cho sản phẩm để bán nên chúng tơi chưa thu lại được vốn vì vậy có lúc tơi vẫn phải đi vay tiền để mua thuốc BVTV, phân bón” (Ơng Nguyễn Văn Chung, xã Hải Lạng).
“Người nơng dân chúng tơi mong muốn chính quyền địa phương hỗ trợ bà con ai ai cũng được vay vốn nhà nước với lãi suất thấp hơn, tăng thêm thời hạn vay và giảm bớt những thủ tục rườm rà” (Ông Vũ Đức Quang, xã Tiễn Lãng)
Nguồn: Trích từ cuộc phỏng vấn, (2017)
Như vậy có thể thấy, nhu cầu về vay vốn cho sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên xuất phát tư nhiều nguồn. Tuy nhiên, vai trò của các ngân hàng, quỹ tín dụng hỗ trợ Nhà nước vẫn cịn hạn chế, lãi suất cịn cao do đó muốn tạo điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất cây dược liệu cần có nhiều hơn nữa biện pháp hỗ trợ, tạo nguồn vốn cho nông hộ.
4.2.4. Chất lượng nguồn lao động
a. Năng lực, trình độ của cán bộ nông nghiệp huyện Tiên Yên
Theo thống kê năm 2016 (bảng 4.28), số lượng cán bộ quản lý mảng nông nghiệp huyện Tiên Yên là 7 người, với trình độ đại học đạt 100% (bao gồm các trưởng, phó phịng nơng nghiệp và các trưởng trạm đóng trên địa bàn), chuyên môn đào tạo của cán bộ quản lý phù hợp với chun mơn cơng việc được giao. Tính riêng về mảng trồng trọt có đến 4/7 cán bộ quản lý, đây là lợi thế không nhỏ
để nắm bắt nhanh tình hình và đánh giá chính xác các vấn đề liên quan đến việc trồng, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu trên địa bàn huyện.
Bảng 4.28. Trình độ chun mơn của cán bộ nơng nghiệp huyện Tiên Yên tại thời điểm năm 2016
Chỉ tiêu Tổng số Trồng trọt Khác (Còn lại) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Toàn huyện 35 - 19 - 26 - Cán bộ quản lý Tổng 7 100,0 4 100,0 3 100,0 Đại học 7 100,0 4 100,0 3 100,0 Cao đẳng - - - - - - Trung cấp - - - - - - Cán bộ chuyên môn Tổng 28 100,0 15 100,0 13 100,0 Đại học 8 28,6 4 26,7 4 30,8 Cao đẳng 14 50,0 8 53,3 6 46,2 Trung cấp 6 21,4 3 20,0 3 23,1
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Yên, (2016)
Các cán bộ công chức và hợp đồng làm việc trong ngành nơng nghiệp cịn lại chiếm 28/35 người với trình độ chun mơn cụ thể: Đại học (8 người), Cao đẳng (14 người) và Trung cấp (6 người). Các cán bộ này đều có trên 2 năm kinh nghiệm cơng tác trong ngành và được Ủy ban huyện tạo điều kiện thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung, nâng cao trình độ, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, đối với ngành sản xuất cây dược liệu của huyện, vẫn tồn tại một số khó khăn đến từ đội ngũ cán bộ, đó là:
- Thứ nhất, mặc dù có đến 19 cán bộ phụ trách mảng trồng trọt nhưng số lượng người có thể nắm bắt được kỹ thuật cũng như các kiến thức chuyên sâu về các loại cây dược liệu chỉ có 2 người (phịng nơng nghiệp có 1 người), sẽ rất khó khăn để quản lý hết địa bàn 11 xã;
- Thứ hai, do nhu cầu nâng cao trình độ, một số cán bộ công chức, hợp đồng đã đi học mang tính tự phát, khơng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, ảnh hưởng đến các công việc chung của cơ quan;
- Thứ ba, số lượng các lớp đào tạo, tập huấn được triển khai cho cán bộ nông nghiệp về sản xuất cây dược liệu quá ít (2 lớp, giai đoạn 2015-2016) hoặc chưa có sự chuyên sâu trong vấn đề áp dụng tiến bộ KH-KT vào chăm sóc, gieo trồng, do đó, chưa đáp ứng đủ nhu cầu chuyên môn cho các cán bộ ngành.
Trước những vấn đề khó khăn này, việc đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ nông nghiệp là hết sức cần thiết.
b. Trình độ, nhận thức của người sản xuất
Lực lượng sản xuất ln đóng vai trị hàng đầu, chất lượng nguồn lao động là một trong những nguồn lực chính mang lại sự hiệu quả. Trong sản xuất cây dược liệu cũng vậy, người lao động phải có sự hiểu biết về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và sự có mặt thường xuyên để điều chỉnh bón phân, thuốc BVTV sao cho phù hợp với từng loại cây, nhằm đạt được năng suất, sản lượng tốt nhất.
Bảng 4.29 tổng hợp những thông tin cơ bản về nguồn lao động của các hộ thuộc 3 tiểu vùng. Nguồn lao động trồng dược liệu ở các hộ chính là các thành viên trong gia đình.
Bảng 4.29. Tổng hợp số lượng lao động thuộc 90 hộ sản xuất cây dược liệu
TT Chỉ tiêu Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Tính chung 1 Tổng số nhân khẩu 126 118 112 356 2 Số nhân khẩu bình quân 1 hộ 4,20 3,93 3,73 3,96 3 Số lao động 92 90 89 271 100 (%)
- Lao động nam 48 51 47 146 53,9
- Lao động nữ 44 39 42 125 46,1
4 Số lao động bình quân 1 hộ 3,07 3,00 2,97 3,01
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017)
Trên tổng số 90 hộ sản xuất, có đến 356 nhân khẩu, trong đó, số lao động trực tiếp tham gia sản xuất là 211 người. Trung bình cứ 1 hộ có 3,01 lao động và 3,96 nhân khẩu. Để đánh giá chất lượng nguồn lao động của các hộ sản xuất thuộc 3 tiểu vùng điều tra, ta tập trung chủ yếu vào các tiêu chí cơ bản như sau:
- Về cơ cấu giới tính: Trên tổng số 271 lao động của cả 3 tiểu vùng, số lượng lao động nam là 146 người, chiếm tỷ lệ 53,9% và còn lại 125 lao động nữ
với tỷ lệ tương ứng là 46,1%. Khi so sánh cơ cấu giới tính, tỷ lệ lao động nam khơng có sự chênh lệch nhiều so với lao động nữ. Điều này cho thấy, sản xuất dược liệu trên địa bàn huyện đã dần được coi trọng, có sự tham gia của tất cả các thành viên ở độ tuổi lao động của gia đình, khơng phân biệt nam hay nữ.
- Về độ tuổi trung bình: Độ tuổi trung bình của chủ hộ khoảng 40 - 45 tuổi, chủ hộ lớn tuổi nhất là 62 tuổi, trong khi đó độ tuổi trẻ nhất là 22 tuổi. Cơ cấu lao động của các hộ điều tra cho thấy lao động trong độ tuổi 20-30, chiếm 25%. Điều này chứng minh nghề trồng dược liệu trên địa bàn huyện mặc dù đã thu hút được nguồn lao động trẻ nơng thơn, những người có sức khỏe, tinh thần và sự ham học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong công việc nhưng tỷ lệ này là khá thấp do người lao động trẻ tuổi thường coi làm nông nghiệp chỉ là công việc phụ đem lại thu nhập khơng đáng kể.
- Về trình độ văn hóa: Các chủ hộ chủ yếu có trình độ văn hóa cấp 2, cấp 3 chiếm tới 90%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đại học, cao đẳng rất thấp chiếm 5%. Tuy nhiên, bản thân chủ hộ cũng như các thành viên trong gia đình đã tiếp thu, học hỏi, nâng cao trình độ về sản xuất cây dược liệu từ nhiều nguồn khác nhau: từ bạn bè, họ hàng, tivi, báo đài, từ tập huấn,... Với đặc thù sản xuất kinh doanh hộ gia đình thì chủ hộ thường dựa vào kinh nghiệm để quyết định các vấn đề trong việc trồng và tiêu thụ sản phẩm dược liệu của gia đình. Hầu hết các hộ đều tham gia trồng dược liệu, tự hái, bảo quản và bán cho các hộ thu gom.
Qua q trình điều tra cơ bản, có thể đưa ra nhận xét như sau: các hộ điều tra sử dụng 100% lao động gia đình cho sản xuất cây dược liệu và không sử dụng thêm lao động thuê ngoài. Đối với trồng, thu hoạch và bảo quản cây dược liệu, việc sử dụng lao động khơng địi hỏi trình độ kỹ thuật q cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi lao động của gia đình để tham gia sản xuất. Điều này cho thấy lao động gia đình có vai trị rất quan trọng, mang tính quyết định trong quá trình phát triển sản xuất các cây dược liệu tại địa phương.
Bảng 4.30 tổng hợp kết quả điều tra tình hình tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật đã được tổ chức trên địa bàn huyện tại thời điểm năm 2016. Người sản xuất tham gia các lớp đào tạo tập huấn kỹ thuật của huyện tổ chức được trang bị những kiến thức cơ bản về sản xuất cây dược liệu, trực tiếp tham gia vào quá trình thực hành, để vận dụng vào phát triển sản xuất tại gia đình. Tuy nhiên, một bộ phận lao động nơng nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về việc tham gia tập huấn
để nâng cao trình độ chun mơn trong sản xuất và phát triển kinh tế gia đình. Người sản xuất chủ yếu là thuộc dân tộc thiểu số, trình độ học vấn thấp nên tiếp thu kiến thức chậm. Sau đào tạo chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất cây dược liệu theo mơ hình sản xuất hàng hố, dịch vụ nơng nghiệp.
Bảng 4.30. Tình hình tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật của các hộ sản xuất cây dược liệu trong vùng điều tra năm 2016
TT Chỉ tiêu
Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) 1 Tổng số hộ 30 100,0 30 100,0 30 100,0
2 Số hộ tham gia tập huấn 16 53,3 20 66,7 26 86,7