Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên
4.1.6. Hiệu quả sản xuất cây dược liệu tại các vùng điều tra
Để đánh giá hiệu quả sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên, chúng tôi tiến hành phân tích những thông tin thu được từ quá trình điều tra, phỏng vấn 90 hộ sản xuất thuộc 3 tiểu vùng, từ đó đánh giá các chỉ tiêu sản xuất trên 1 ha đất trồng dược liệu.
4.1.6.1. Tình hình sản xuất cây dược liệu của các hộ điều tra a. Quy mô sản xuất
Bảng 4.12 nghiên cứu 90 hộ sản xuất cây dược liệu của 3 xã Hà Lâu, Hải Lạng và Tiên Lãng cho thấy:
- Tổng diện tích gieo trồng cây dược liệu là 22,11ha, bình qn diện tích gieo trồng của mỗi hộ điều tra là 0,25ha/hộ. Tổng diện tích trồng dược liệu của các hộ sản xuất ở các xã có sự chênh lệch, cụ thể TV1 diện tích trồng là 8,02ha, cao hơn TV2 0,07ha và TV3 là 1,88ha, nguyên nhân chủ yếu do sự khác nhau về địa hình, khí hậu tạo nên những vùng trồng dược liệu hiệu quả hơn, bên cạnh đó, huyện Tiên n có chủ trương khuyến khích chuyển đổi đất trồng lúa, rau màu tại các xã miền núi sang trồng cây dược liệu.
- Về lao động và nhân khẩu, tính bình qn mỗi hộ có 3 lao động và 3,9 nhân khẩu. Các chỉ tiêu phân tích này khá đồng đều ở cả 3 tiểu vùng.
Năm 2016, các hộ hiện đang trồng 7 loại cây dược liệu với tổng sản lượng thu hoạch khoảng 113.607 kg năm 2016. Thông tin từ cuộc điều tra cho thấy: Với 90 hộ sản xuất có đến 25 hộ trồng gừng, 16 hộ trồng ba kích, 19 hộ trồng địa liền, 21 hộ trồng dây thìa canh và có 9 hộ trồng nhiều hơn 1 loại cây chính, bao gồm 4 hộ trồng cả gừng và địa liền (TV1); 4 hộ trồng gừng, ba kích và 1 hộ trồng gừng, địa liền (TV2). Trong đó, gừng và địa liền tập trung nhiều
nhất tại TV1 với 13 hộ trồng gừng và 12 hộ trồng địa liền, TV2 có đến 11 hộ trồng cây ba kích và chiếm số lượng hộ trồng dây thìa canh lớn nhất là TV3 với 14 hộ.
Bảng 4.12. Tình hình cơ bản của các hộ sản xuất cây dược liệu được điều tra
TT Chỉ tiêu Đơn
vị tính
Tiểu vùng Tính
chung
1 2 3
1 Địa phương điều tra (xã) Hà Lâu Hải Lạng Tiên Lãng 2 Tổng số hộ điều tra Hộ 30 30 30 90 3 Tổng số lao động Người 92 90 89 271 4 Tổng số nhân khẩu Người 126 118 112 356 5 Tổng diện tích cây dược liệu Ha 8,02 7,95 6,14 22,11 6 Số lao động BQ/hộ Người 3,07 3,00 2,97 3,01 7 Số nhân khẩu BQ/hộ Người 4,20 3,93 3,73 3,96
8 Diện tích cây dược liệu
BQ/hộ Ha 0,27 0,27 0,20 0,25 9 Số lượng hộ trồng dược liệu Hộ 30 30 30 90
- Gừng Hộ 9 7 9 25
- Ba kích Hộ 5 8 3 16
- Địa liền Hộ 8 7 4 19
- Dây thìa canh Hộ 4 3 14 21
- Nhiều hơn 1 loại cây Hộ 4 5 0 9
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017)
Thơng tin về diện tích và sản lượng thu hoạch của các hộ sản xuất phân theo các loại cây dược liệu chính được thể hiện ở bảng 4.13.
- Gừng, tổng diện tích trồng của các hộ là 7,47ha, cho sản lượng thu hoạch đạt 35.347 kg củ tươi, trong đó các hộ trồng gừng ở TV1 có sản lượng thu hoạch cao nhất với 15.225 kg, năng suất trung bình đạt 48,8 tạ/ha;
- Ba kích có tổng sản lượng đạt 1.587 kg, diện tích 4,38ha, các hộ sản xuất thuộc TV2 cho sản lượng thu hoạch lớn nhất 816 kg, năng suất đạt 4,04 tạ/ha;
- Địa liền sau 1 năm thu hoạch cho tổng sản lượng 23.501 kg trên 5,27ha trồng. Cũng giống như gừng, TV1 cho năng suất và sản lượng cao nhất, tương ứng với 44,92 tạ/ha và 10.241 kg củ tươi;
Bảng 4.13. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây dược liệu chính của các hộ điều tra TT Chỉ tiêu DVT Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Tính chung 1 Gừng - Diện tích Ha 3,12 2,48 1,87 7,47 - Năng suất Tạ/ha 48,8 46,6 45,8 47,07 - Sản lượng thu hoạch kg 15.225 11.556 8.564 35.347
2 Ba kích
- Diện tích Ha 1,32 2,02 1,04 4,38 - Năng suất Tạ/ha 3,42 4,04 3,08 3,51 - Sản lượng thu hoạch kg 451 816 320 1.587
3 Địa liền
- Diện tích Ha 2,28 1,85 1,14 5,27 - Năng suất Tạ/ha 44,92 44,47 44,15 44,51 - Sản lượng thu hoạch kg 10.241 8.226 5.033 23.501
4 Dây thìa canh
- Diện tích Ha 1,04 1,33 1,82 4,19 - Năng suất Tạ/ha 125,2 126,6 128,1 126,63 - Sản lượng thu hoạch kg 13.021 16.838 23.314 53.172
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017)
- Dây thìa canh, là thế mạnh của các hộ sản xuất thuộc TV3, điều này được thể hiện rõ ràng khi nhìn vào năng suất và sản lượng thu hoạch họ so với hai tiểu vùng còn lại. Năm 2016, theo kết quả điều tra, tổng diện tích dây thìa canh tại các xã nghiên cứu đạt 4,19ha, cho sản lượng 53.172 kg tươi.
b. Đầu tư chi phí sản xuất cây dược liệu
Qua điều tra cho thấy các hộ nông dân sản xuất cây dược liệu được phỏng vấn hầu như không đầu tư vào các tài sản cố định (máy móc, thiết bị tưới, tiêu,...)
để sử dụng cho cơng việc này, chính vì thế khơng hề có các chi phí về khấu hao tài sản cố định trong việc sản xuất ra sản phẩm mà chỉ có các chi phí phân bổ giá trị các cơng cụ, dụng cụ được đầu tư một lần và sử dụng trong nhiều vụ sản xuất, phần này được đưa vào chi phí khác. Chỉ tiêu khấu hao kiến thiết cơ bản chỉ tính riêng cho các hộ trồng cây ba kích (cây dược liệu dài ngày 3 năm/vụ). Do đó, tổng chi phí sản xuất (TC) các cây dược liệu chỉ bao gồm chi phí trung gian (IC), chi phí cho lao động gia đình (100% các hộ được phỏng vấn không thuê lao động bên ngồi) và chi phí khấu hao kiến thiết cơ bản.
Ngồi ra, việc chế biến cây dược liệu ở các hộ dân mới chỉ dừng lại ở công đoạn sơ chế như rửa sạch, thái lát. Cơng đoạn này chỉ mất ít cơng lao động. Do đó, tổng chi phí sản xuất tập trung phần lớn vào giai đoạn trồng và chăm sóc cây của hộ.
Số liệu ở Bảng 4.14 tổng hợp chi phí sản xuất trên 1ha trồng cây dược liệu các loại của cả 3 tiểu vùng.
Tổng chi bình qn đạt 110,9 triệu đồng, trong đó chi phí cho lao động gia đình là 19,31 triệu đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 18,07% tổng chi phí, nguyên nhân chủ yếu là do đa số các hộ sản xuất trồng dược liệu với diện tích nhỏ, manh mún (trung bình đạt 0,25ha) nên thường kết hợp các khâu làm đất, chăm sóc với các loại cây trồng khác; Chi phí khấu hao kiến thiết cơ bản là chỉ tiêu khấu hao về đất vườn trồng cây ba kích trong giai đoạn 3 năm từ năm gieo trồng đến năm thu hoạch (thời điểm điều tra), chỉ tiêu này được tính áp dụng theo giá đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh được quy định theo Quyết định số 3238/2014/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh, với giá trị như sau:
- Giá 1m2 đất nông nghiệp tại vùng trung du, miền núi (Tv1, Tv2) = 8.000đ/m2 , Hệ số K = 0,15; KH/ha/năm = 8.000*10.000*0,15/3 = 4,0 Tr.đ
- Giá 1m2 đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng trung tâm (Tv3) = 9.000đ/m2 , Hệ số K = 0,15; KH/ha/năm = 9.000*10.000*0,15/3 = 4,3 Tr.đ
Cịn lại với 78,9% là các khoản chi phí trung gian, trong đó chi cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chiếm tỷ lệ lớn nhất với 56,84%; Chi phí mua giống dược liệu và các chi phí khác cịn lại lần lượt bằng 16,12% và 5,96% tổng chi phí. Cơ cấu này ở các tiểu vùng là tương đương nhau.
Bảng 4.14. Tình hình chi phí đầu tư cho 1 ha gieo trồng cây dược liệu các loại tại các hộ điều tra
ĐVT: (Triệu đồng)
STT Chỉ tiêu Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Trung bình
Chi phí Cơ cấu (%)
Tổng chi phí sản xuất (TC) 110,77 110,86 111,33 110,99 100,00 A Chi phí trung gian (IC) 87,32 87,6 87,8 87,57 78,90
I Giống 17,73 17,86 18,08 17,89 16,12 II Phân bón và Thuốc BVTV 62,83 62,99 63,41 63,08 56,84 1 Đạm 8,49 8,46 8,41 8,45 7,61 2 Kali 6,7 6,72 6,69 6,7 6,04 3 Lân 16,38 16,37 17,43 16,73 15,07 4 Phân chuồng 25,74 26,47 25,94 26,05 23,47 5 Thuốc BVTV 5,52 4,97 4,94 5,14 4,63 III Chi phí khác 6,76 6,75 6,31 6,61 5,96
B Khấu hao kiến thiết cơ bản 4,00 4,00 4,30 4,10 3,69 C Chi phí lao động gia đình 19,45 19,26 19,23 19,31 18,07
Giữa các tiểu vùng có sự khác biệt trong việc đầu tư chi phí trung gian. Xét trên 1ha trồng cây dược liệu cho thấy nhóm các hộ thuộc TV3 có đầu tư lớn nhất với 87,8 triệu đồng, thấp hơn không đáng kể khoảng 0,2 triệu đồng là các hộ sản xuất nằm trong TV2 đã bỏ ra 87,6 triệu đồng, trong khi đó hộ thuộc TV3 đầu tư ở mức thấp nhất với chi phí trung gian đạt 87,32 triệu đồng.
Phân tích theo từng hạng mục chi phí được thể hiện tại bảng 4.10, nhìn chung khơng có sự chênh lệch đáng kể giữa các khoản đầu tư của các hộ trồng dược liệu ở 3 tiểu vùng:
- Chi phí dành cho phân bón và thuốc BVTV: đây là khoản chi chiếm tỷ lệ lớn nhất, bằng 72,03% chi phí trung gian tính trung bình của cả 3 tiểu vùng với số tiền tương ứng khoảng 63,08 triệu đồng. Trong đó, hình thức bón bằng phân chuồng và phân lân (bón cho mọi loại cây dược liệu) được ưu tiên nhiều nhất khi mà chi phí trung bình đạt 39,78 triệu đồng (phân Lân: 16,73 và phân chuồng: 26,05 triệu đồng), chiếm tỷ lệ 48,85% chi phí sản xuất trung gian và bằng 67,82% cơ cấu chi phí dành cho phân bón và thuốc BVTV; Các loại phân bón cịn lại bao gồm: Phân đạm (urê) chủ yếu bón lót cho địa liền, dây thìa canh có chi phí trung bình là 8,45 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9,65% tổng IC; Phân Kali được bón hầu hết cho các loại dược liệu, tuy nhiên chỉ cần với hàm lượng nhỏ trong giai đoạn đầu vụ với chi phí trung bình bỏ ra là 6,7 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 7,65%. Đối với các loại thuốc BVTV, hàm lượng sử dụng thường không nhiều, chủ yếu ở những hộ trồng dược liệu với qui mơ lớn và đặc biệt là bón cho cây dây thìa canh, do đó các khoản chi dành cho thuốc BVTV trung bình chỉ chiếm 9,3% chi phí trung gian, bình qn khoảng 8,14 triệu đồng trên 1ha.
So sánh chi phí phân bón và thuốc BVTV bỏ ra ở mỗi tiểu vùng, ta thấy: Ở TV3, các hộ sản xuất phải bỏ ra 63,41 triệu đồng, cao hơn TV2 là 0,42 triệu đồng (62,99 tr.đ), cao hơn 0,58 triệu đồng so với khoản chi của TV1 (62,83 triệu đồng). Cơ cấu chi phí cho các loại phân bón khơng có sự khác biệt ở cả 3 tiểu vùng, khoản chi nhiều nhất vẫn là dành cho phân chuồng và thấp nhất là phân đạm. Xét theo số liệu điều tra, cho thấy sự chênh lệch khi so sánh ở cả 3 tiểu vùng là không đáng kể, cụ thể đối với từng hạng mục, chi phí bỏ ra của các hộ sản xuất ở các vùng trên 1ha chỉ chênh nhau tối đa khoảng 1 tr.đồng.
- Chi phí mua giống: chiếm tỷ lệ 16,74% tổng chi phí trung bình của 3 tiểu vùng trên một 1 ha trồng cây dược liệu. Bình quân các hộ sản xuất phải bỏ ra chi
phí nằm trong khoảng từ 17,7 đến 18,1 triệu đồng để mua các loại giống. Đối với việc gieo trồng dược liệu trên địa bàn huyện Tiên Yên, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn trong công tác sản xuất, nhân giống các loại dược liệu chính đem lại năng suất, sản lượng cao, do đó, chi phí dành để mua giống cây trồng hàng năm đang có xu hướng giảm dần trong giai đoạn tới.
- Chi phí khác cịn lại: các loại chi phí khác, bao gồm chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất, chi phí các loại dịch vụ mua ngoài,... chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi phí trung gian cho sản xuất và chế biến cây dược liệu.
Chi phí trung bình của 3 tiểu vùng cho khoản này là 6,61 triệu đồng chiếm tỷ lệ khoảng 7,54% chi phí trung gian trên 1ha đất trồng cây dược liệu. Ở các tiểu vùng, chi phí khác cịn lại khơng có sự chênh lệch lớn, cụ thể lần lượt là: TV1 với 6,76 triệu đồng; TV2 chi phí khoảng 6,75 triệu đồng; các hộ trồng dược liệu thuộc TV3 mất 6,31 triệu đồng trên 1ha đất gieo trồng.
* Chi phí sản xuất phân theo các cây dược liệu chính
Bảng 4.15 thể hiện chi phí đầu tư trung bình của các hộ tại 3 tiểu vùng trên 1ha đất trồng cây dược liệu phân theo các loại cây chính, bao gồm: gừng, ba kích, địa liền và dây thìa canh. Mặc dù được trồng trên toàn bộ huyện Tiên Yên nhưng địa liền, và gừng do đặc tính thích nghi tốt với địa hình đồi núi, khí hậu mát mẻ nên được ưu tiên trồng nhiều hơn cả tại các xã thuộc TV1, cũng vì đó mà chi phí đầu tư cho các loại cây này của các hộ ở TV1 đều cao hơn so với hai tiểu vùng còn lại. Tương tự như vậy, dây thìa canh được ưu tiên đầu tư tại các hộ thuộc TV3. Riêng cây ba kích chỉ thích hợp với địa hình ẩm, thấp, xen dưới tán rừng tự nhiên hoặc dưới tán rừng trồng, ở nơi đất trống cần trồng cây che phủ; đặc điểm này hoàn tồn phù hợp với TV2, do đó trung bình các hộ sản xuất tại xã Hải Lạng đã bỏ ra khoản chi phí lớn hơn hai tiểu vùng cịn lại. Phân tích cụ thể theo từng loại dược liệu như sau:
- Gừng: Tổng chi phí sản xuất tính trung bình trên 1ha đất trồng gừng ở cả ba tiểu vùng là 52,6 triệu đồng, các hộ sản xuất thuộc TV1 phải bỏ ra 17,6 triệu đồng cho mọi chi phí sản xuất. Trong khi đó, con số này ở TV2 và TV3 tuy thấp hơn nhưng không đáng kể, tương ứng với 17,5 và 17,4 triệu đồng, có thể thấy gừng là loại dược liệu chủ chốt của Tiên Yên, được ưu tiên trồng trên toàn bộ huyện, do sản lượng cao, giá ổn định mà hơn nữa chi phí đầu tư lại thấp;
- Địa liền: Tổng chi phí trên 1ha của 3 tiểu vùng đạt 65,2 triệu đồng. Cũng giống như trồng gừng, ở TV1, các hộ sản xuất có sự đầu tư chi phí lớn hơn so với hai tiểu vùng còn lại, khoảng 21,8 triệu đồng, TV2 và TV3 đầu tư lần lượt khoảng 21,69 và 21,71 triệu đồng. Tuy nhiên, do tình hình giá bán địa liền hiện nay tăng giảm thất thường nên trong giai đoạn tới sự đầu tư vào loại dược liệu này là không ổn định;
Biểu đồ 4.4. CPTG sản xuất gừng trên 1ha phân theo các tiểu vùng trên 1ha phân theo các tiểu vùng
Biểu đồ 4.5. CPTG sản xuất địa liền trên 1ha phân theo các tiểu vùng trên 1ha phân theo các tiểu vùng
Biểu đồ 4.6. CPTG sản xuất ba kích trên 1ha phân theo các tiểu vùng trên 1ha phân theo các tiểu vùng
Biểu đồ 4.7. CPTG sản xuất dây thìa canh trên 1ha phân theo các thìa canh trên 1ha phân theo các
tiểu vùng
- Ba kích: được xem là cây trồng thoát nghèo của các hộ trồng dược liệu huyện Tiên Yên. Các hộ sản xuất thuộc TV2 đầu tư chi phí lớn nhất cho loại cây này với tổng các khoản lên đến 25,2 triệu đồng. Tiếp sau đó là các hộ thuộc TV3, đầu tư khoảng 24,9 triệu đồng và thấp nhất là TV1 với 24,6 triệu đồng. Trung bình trên 1ha trồng, tổng chi phí bỏ ra của các hộ sản xuất ở cả 3 tiểu vùng là 74,9 triệu đồng, trong đó, chi phí trung gian chiếm 61,6% với 46,0 triệu đồng;
- Dây thìa canh: vốn là lồi thân thảo, dạng cây leo, thân mảnh, leo bằng tua cuốn ở nách lá (giống như bầu bí), do đó, để trồng loại dược liệu này phải đầu