3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Yên, là một trong những huyện tham gia tích cực trong việc thực hiện và triển khai các dự án về phát triển về sản xuất cây dược liệu của tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, là một huyện miền núi nên thu nhập chủ yếu của người dân là từ trồng trọt và chăn nuôi. Cây dược liệu được trồng với qui mô nhỏ lẻ, manh mún ở hầu hết ở tất cả các xã, thị trấn huyện trên địa bàn huyện Tiên Yên, tuy nhiên, tùy thuộc vào địa hình và điều kiện thời tiết mà chia làm 3 tiểu vùng, bao gồm:
- Tiểu vùng 1: Vùng miền núi: gồm 5 xã (Hà Lâu, Điền Xá, Phong Dụ, Đại Dực, Đại Thành) ở phía Bắc - Tây Bắc;
- Tiểu vùng 2: Vùng trung du: Gồm 4 xã (Hải Lạng, Đông Ngũ, Đông Hải, Yên Than);
- Tiểu vùng 3: Vùng đồng bằng ven biển: Gồm 2 xã (Tiên Lãng, Đồng Rui) và thị trấn Tiên Yên.
Để làm rõ thực trạng phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu là 3 xã đại diện cho 3 tiểu vùng nhằm đảm bảo sự khách quan và chính xác. Vì đối tượng điều tra tập trung vào các hộ sản xuất theo 4 loại cây dược liệu chủ lực của huyện (gừng, địa liền, ba kích và dây thìa canh) nên các xã được chọn là những nơi có diện tích trồng tập trung các loại cây này nhiều nhất trên địa bàn huyện Tiên Yên, các hộ sản xuất thường có diện tích trồng cây dược liệu trung bình khoảng 0,25ha/hộ. Các xã được chọn bao gồm: Xã Hà Lâu (TV1), xã Hải Lạng (TV2) và xã Tiên Lãng đại diện cho TV3.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Số thứ cấp là những số liệu đã được công bố. Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tại UBND huyện. Thu thập số liệu về tình hình dân số, lao động, diện tích đất đai,... chung của huyện, phòng Lao động thương binh và xã hội, chi cục thống kê, phòng kinh tế, thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội của UBND huyện, phòng tài chính của huyện, các số liệu đã công bố có liên quan, thu thập qua sách, hoặc qua mạng internet.
3.2.2.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là tất cả các số liệu ban đầu, số liệu thô mới thu thập chưa qua xử lý và phân tích. Thông qua số liệu này giúp người nghiên cứu nắm bắt thực trạng địa bàn nghiên cứu. Để thu thập được đủ số liệu cho nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, phỏng vấn trực tiếp hộ dân sản xuất cây dược liệu theo phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn.
Số liệu sơ cấp được xây dựng và xử lý từ 90 phiếu điều tra, được phân chia dựa trên các danh sách các hộ sản xuất cây dược liệu do các xã cung cấp như sau: Xã Hà Lâu (30 phiếu), xã Hải Lạng (30 phiếu) và xã Tiên Lãng (30 phiếu). Việc chọn số lượng 30 phiếu hộ/xã là dựa theo gợi ý của cán bộ phòng nông nghiệp huyện nhằm kết hợp điều tra với công việc riêng của phòng. Việc thu thập được thực hiện cụ thể như sau:
Bảng 3.8. Nội dung phiếu điều tra
Nội dung chi tiết Nguồn thông tin
1. Thông tin chung của hộ
- Tên, tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ - Địa chỉ (Thôn, xóm, xã)
- Số nhân khẩu, lao động làm dược liệu (lao động gia đình và lao động thuê)
- Diện tích đất ở, đất sản xuất nông nghiệp
Chủ hộ cung cấp
2. Thông tin về sản xuất cây dược liệu
- Loại cây trồng
- Diện tích gieo trồng , số vụ/năm - Lao động tham gia
- Vốn sản xuất (vốn vay, vốn tự có)
- Chi phí sản xuất (giống, phân bón, TBTV, công LĐ...) - Kiến thức về sản xuất cây dược liệu của hộ
- Đầu ra sản xuất - Doanh thu của hộ
Chủ hộ cung cấp
3. Thông tin về chính sách hỗ trợ của địa phương
- Chính sách hỗ trợ giống, vay vốn sản xuất - Tổ chức đào tạo, tập huấn
Chủ hộ cung cấp
4. Kiến nghị tới chính quyền địa phương, cán bộ phụ trách nông nghiệp trên địa huyện
Chủ hộ nêu ý kiến
- Xây dựng phiếu điều tra theo bảng 3.8: Căn cứ vào đề cương xây dựng và các chỉ tiêu cần phân tích, đánh giá, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa và tham khảo ý kiến của người có trình độ chuyên môn, các hộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cây dược liệu để xây dựng phiếu điều tra. Trong phiếu điều tra, thông tin thu thập bao gồm tình hình sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu của các hộ tại theo kết quả thực hiện năm 2016, mức độ đầu tư và tổng thu nhập trong năm, chi phí và kết quả thu được của hoạt động sản xuất và chế biến cây dược liệu các loại. Đối với riêng cây ba kích (cây dược liệu dài ngày, 3 năm/vụ) các hộ được điều tra là những hộ đã cho thu hoạch trong năm 2016, danh sách do cán bộ nông nghiệp xã cung cấp;
- Tiến hành điều tra: ở mỗi xã, mỗi hộ điều tra đều có các cán bộ địa phương đi cùng để chỉ dẫn và cung cấp thêm thông tin cần thiết.
Ngoài ra, còn tham vấn các đối tượng có liên quan đến việc quản lý, quyết định đường lối đúng đắn cho phát triển cây dược liệu của địa phương như: Lãnh đạo huyện, phòng nông nghiệp, lãnh đạo các xã, thị trấn…
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
3.2.3.1. Xử lý số liệu
Nguồn tài liệu thu thập được tổng hợp bởi việc ứng dụng phần mềm Excel, xử lý, phân tích và cho kết quả bằng những thông tin được kết xuất một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
3.2.3.2. Phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mức độ, sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối và bình quân để phân tích quy mô, cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất và giá trị sản phẩm hàng hoá cây dược liệu trong từng năm trên cơ sở nghiên cứu ở từng hộ nông dân sản xuất cây dược liệu;
- So sánh cơ cấu về diệc tích, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế giữa các loại cây dược liệu chủ lực của huyện; so sánh các chỉ tiêu về sản xuất giữa các tiểu vùng nghiên cứu;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất các cây dược liệu chính;
- Thống kê mô tả số lượng, quy mô sản xuất, quy mô đầu tư về vốn lưu động, vốn cố định,... của các loại hình tổ chức sản xuất cây dược liệu
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu áp dụng trong đề tài
3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển cây dược liệu - Số hộ và cơ cấu hộ trồng cây dược liệu;
- Diện tích và cơ cấu diện tích trồng;
- Quy mô lao động và cơ cấu lao động sử dụng trong trồng và tiêu thụ các cây dược liệu;
- Mức độ đầu tư vốn, cơ sở vật chất – kỹ thuật đầu tư; - Tốc độ tăng trưởng năng suất sản xuất cây dược liệu;
- Tỷ lệ đóng góp giá trị sản xuất của sản xuất cây dược liệu trong cơ cấu ngành trồng trọt, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện;
3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất
Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian nhất định thường là 1 năm. Trong sản xuất dược liệu, giá trị sản xuất là giá trị các loại sản phẩm chính, sản phẩm phụ sản xuất ra trong một năm.
GO = ∑Qi * Pi
Trong đó: GO: là giá trị sản xuất
Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i Pi: Đơn giá sản phẩm thứ i
- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm, dịch vụ được tạo ra trong năm sau khi trừ đi chi phí trung gian.
VA = GO – IC
Trong đó: IC là chi phí trung gian (trong sản xuất Cây dược liệu chi phí trung gian gồm: Chi phí mua giống, phân bón, thuốc phòng trừ dịch bệnh...). IC không bao gồm khấu hao và thuế.
* Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả:
GO/IC: Là giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng chi phí của các hộ sản xuất cây dược liệu;
VA/IC: Là giá trị gia tăng thô tính trên một đồng chi phí;
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN
4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất cây dược liệu huyện Tiên Yên
Cây dược liệu đã từ bao đời nay là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của bà con nông dân các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, việc triển khai trồng cây dược liệu tại huyện Tiên Yên ban đầu gặp không ít khó khăn, là một huyện có địa hình rộng, bị chia cắt, với trên 50% là người dân tộc thiểu số sinh sống, người dân quen với suy nghĩ trồng cây lúa là chủ đạo. Do đó việc vận động để bà con nhân dân thấy được lợi ích từ việc trồng cây dược liệu là một thách thức không nhỏ với lãnh đạo, chính quyền và đội ngũ các bộ nông nghiệp huyện.
Cho đến nay, trồng cây dược liệu được coi là hướng xóa nghèo bền vững cho nhiều hộ dân trên địa bàn vì các loại cây này sống khoẻ, ít phải chăm sóc, sẽ thay thế cho cây lúa, ngô trên các diện tích ruộng xấu. Việc phát triển sản xuất và chế biến sản phẩm cây dược liệu trên địa bàn huyện còn mang một ý nghĩa xã hội lớn lao, đặc biệt là góp phần bảo tồn ngành nghề sản xuất truyền thống đã từng tượng trưng cho một nét văn hoá của địa phương, duy trì và bảo tồn nguồn gen dược liệu quý và tạo ra nguồn cung dược liệu đảm bảo chất lượng cho thị trường dược liệu Việt Nam đang thiếu nguồn cung và đang phải đối mặt gay gắt với nạn nguyên dược liệu giả nhập về ồ ạt từ Trung Quốc. Nhận thức được điều này, người dân nơi đây đã và đang chủ động mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, bên cạnh đó đã có những hộ rất tích cực chủ động trong việc tìm kiếm và mở rộng địa bàn tiêu thụ sản phẩm dược liệu cho địa phương.
Giá trị sản xuất các cây dược liệu của huyện tăng liên tục qua các năm (Bảng 4.1 và biểu đồ 4.1).
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất cây dược liệu huyện Tiên Yên giai đoạn 2012-2016
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2016 TT TTBQ (%/năm)
GTSX cây dược liệu 6.034,6 8.461,5 8,82 GTSX ngành trồng trọt 162.700,3 163.719,0 0,16
Biểu đồ 4.1. GTSX cây dược liệu huyện Tiên Yên giai đoạn 2012-2016
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT, (2016)
Giai đoạn năm 2012-2016, giá trị sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao với 8,82%/năm, năm 2016 đạt 8.461,5 triệu đồng tăng 2.427 triệu đồng so với năm 2012. Năm 2016, giá trị sản xuất ngành dược liệu chiếm 2,33% tổng GTSX ngành nông nghiệp huyện với 363.606 triệu đồng và bằng 5,17% GTSX ngành trồng trọt (đạt 163.719 triệu đồng).
4.1.2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất cây dược liệu
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển các vùng trồng dược liệu, thời gian qua, huyện Tiên Yên cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng dược liệu trên địa bàn. Đáng chú ý, tháng 8/2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đồng ý phê duyệt Dự án điều tra, đề xuất quy hoạch trồng cây thuốc trên địa bàn tỉnh do Sở Y tế Quảng Ninh chủ trì thực hiện trong 3 năm (từ năm 2013-2015) với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng được cấp từ nguồn ngân sách đầu tư của tỉnh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trong đó, cây Ba kích và giảo cổ lam huyện Tiên Yên được ưu tiên nghiên cứu theo tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO)” làm tiền đề xây dựng đề xuất quy hoạch trồng cây thuốc trên địa bàn huyện nói riêng và của toàn tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/10/2013 về việc quyết định “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, đã cho thấy quan điểm phát triển vùng sản xuất cây dược liệu phải dựa trên tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội, gắn với bảo tồn, khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên. Đối với tỉnh Quảng Ninh (khi đó thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ), phát
triển trồng 16 loại dược liệu, bao gồm 13 loài bản địa, trong đó có Ba kích, địa liền và gừng, đây chính là những cây dược liệu chủ lực của huyện Tiên Yên.
Đối với việc đề xuất các quy hoạch, đề án trồng cây thuốc trên địa bàn huyện Tiên Yên sẽ là luận cứ quan trọng tiến tới xây dựng bản quy hoạch chi tiết vùng trồng và phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, tạo nên bước phát triển bền vững công tác dược liệu tại tỉnh Quảng Ninh, góp phần cung cấp nguyên liệu (dược liệu) ổn định, có chất lượng cho công nghiệp dược nói chung và phục vụ cho Y học cổ truyền nói riêng. Dự án “Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung huyện Tiên Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được thực hiện năm 2014 đã cho thấy tiềm năng hình thành các vùng sản xuất dược liệu tập trung trên địa bàn, từ đó có những định hướng phát triển phù hợp với nhu cầu của huyện trong các giai đoạn sau. Cụ thể đến năm 2020, đã xác định vùng sản xuất dược liệu tại các xã với tổng diện tích đạt 332ha, sản lượng đạt 3.920 tấn các loại. Thể hiện tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Quy hoạch sản xuất cây dược liệu các loại phân theo các xã trên địa bàn huyện Tiên Yên đến năm 2020
TT Xã/thị trấn Các cây dược liệu QH năm 2020
DT (ha) SL(tấn)
1 Hà lâu Gừng, địa liền, Giảo cổ lam 105 689 2 Đại Dực Gừng, cà gai leo 48 584 3 Hải Lạng Gừng, địa liền, ba kích 102 402 4 Đông Hải Nhân trần, dây thìa canh 18 486 5 Đại Thành Giảo cổ lam 8 12 6 Yên Than Diệp hạ châu, cà gai leo 8 12 7 Điền Xá Diệp hạ châu 7 420 8 Phong Dụ Diệp hạ châu 8 480 9 Đông Ngũ Cà gai leo 8 285 10 Tiên Lãng Dây thìa canh 20 550
Tổng 332 3.920
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Tiên Yên, (2016)
Ngoài ra, trên cơ sở thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” theo quyết định số 2048/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh đã nhấn mạnh vai trò kinh tế quan trọng của việc phát triển trồng và sản xuất các loại cây dược liệu, từ đó triển khai mô
hình thí điểm nhân rộng việc trồng cây dược liệu thay thế cho các cây nông nghiệp, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế thấp, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả và mang lại thu nhập cao cho người dân.
Các quy hoạch hướng tới phát triển sản xuất dược liệu trong giai đoạn tới là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, những mặt hạn chế về cơ sở hạ tầng, phục vụ cho phát triển nông nghiệp cần phải được từng bước cải thiện, nâng cao phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện.
4.1.3. Quy mô sản xuất cây dược liệu
4.1.3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng
Đến năm 2016, diện tích cây dược liệu toàn huyện là 142,56ha, tăng 20,63ha so với thống kê năm 2012, đạt tốc độ tăng trưởng 4,0 %/năm. Diện tích gieo trồng cây dược liệu tăng lên qua mỗi năm là do quá trình chuyển đổi diện tích trồng các cây lương thực truyền thống sang sản xuất cây dược liệu đem lại