Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 106 - 108)

Nhằm giúp người sản xuất dược liệu nắm bắt được những khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trong sản xuất, hàng năm UBND huyện Tiên Yên đã kết hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh tổ chức những lớp tập huấn và chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới... đưa những giống cây dược liệu mới có giá trị kinh tế cao vào gieo trồng, đem lại thu nhập cao hơn cho người lao động nông nghiệp.

Giống dược liệu là đầu vào rất quan trọng trong sản xuất, nó quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái, khả năng sản xuất không chỉ giúp người trồng dược liệu đạt được sản lượng tốt, năng suất cao mà còn tạo ra lợi thế trong giao dịch buôn bán ra thị trường với các hộ

sản xuất khác. Tuy nhiên, phần đông các hộ trên địa bàn đều duy trì giống cây của gia đình hoặc mua giống của các hộ trồng dược liệu khác trong thôn, xã mà không xem xét kỹ đến chất lượng sản phẩm nên năng suất gieo trồng còn thấp, phát triển không đồng đều và có nguy cơ không bán được ra ngoài thị trường. Thêm vào đó, nguồn giống dược liệu được bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp chủ yếu nhập về từ các trung tâm nghiên cứu giống nằm ngoài địa bàn huyện, sẽ tốn thêm chi phí bào quản và vận chuyển. Vì lý do đó, giá bán các loại giống cây đến người sản xuất sẽ cao hơn so với giá thị trường. Vấn đề này đòi hỏi phải có những giải pháp thực tế từ phía chính quyền địa phương.

Biểu đồ 4.10. Cơ cấu các nguồn cung giống cây dược liệu của các hộ sản xuất

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra nông hộ, (2017)

Đầu năm 2016, Công ty Nuôi trồng, sản xuất và chế biến dược liệu Đông Bắc đã hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu bằng cách “cầm tay chỉ việc” ngay tại cánh đồng; tổ chức cho người dân đi tham quan các mô hình thực tế để nâng cao nhận thức, kỹ năng trồng trọt. Phòng NN&PTNT huyện cũng thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người dân chăm sóc cây theo từng giai đoạn; phối hợp nắm diễn biến tình hình phát sinh sâu bệnh, kịp thời cấp phát thuốc và hướng dẫn người dân phòng trừ khi có sâu bệnh xảy ra...

Mặc dù các mô hình chuyển giao kỹ thuật sản xuất cây dược liệu có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên việc thay đổi những thói quen, tư duy canh tác không tốt lại chưa thực sự được người sản xuất chú ý. Ngoài ra, việc chuyển giao kỹ thuật đã được quan tâm và hưởng ứng, tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả cao do người dân vẫn cần nhiều hơn nữa sự hướng dẫn, giám sát kỹ càng, liên tục trong cả quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cây dược liệu.

44%

20% 32%

4%

Cơ cấu (%)

Cửa hàng vật tư nông nghiệp M ua của hộ sản xuất khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)