Dự báo các chỉ tiêu kinh tế cơ bản

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 127 - 182)

Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2023 2024 2025

Tăng trưởng dân số (EU 27) (%) 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,0 Tăng trưởng GDP thực tế (EU 27)

(%) 1,7 1,8 1,7 1,7 1,7 1,6

Chỉ số giá tiêu dùng (EU 27) 1,9 1,9 1,9 1,9 1,9 1,9

Tỷ giá (USD/EUR) 1,20 1,21 1,21 1,21 1,21 1,21

Nguồn: Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat)

Cùng với những triển vọng tích cực về tăng trưởng kinh tế, những thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng EU cũng có ảnh hưởng đến triển vọng nhập khẩu các mặt hàng da giày, đó là xu hướng tiêu dùng có cân nhắc. Người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm nhiều hơn tới giá cả, chất lượng, các tiêu chuẩn môi trường, các phương thức sản xuất có trách nhiệm, nguồn gốc xuất xứ, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)…, đây cũng là những nhân tố tác động đến triển vọng nhập khẩu hàng hóa tại thị trường này. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực xuất khẩu, doanh nghiệp cần đáp ứng được những xu hướng này.

Triển vọng phát triển thương mại của EU được dự báo tích cực trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Đây sẽ là nhân tố thuận lợi, tạo cơ hội để nâng cao năng lực xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường này. Trong đó, mức tăng trưởng nhập khẩu của EU dự báo đạt 2,99% trong giai đoạn 2021- 2025 và đạt 2,51% trong giai đoạn 2026-20302.

Bảng 4.2. Thương mại của EU với các đối tác FTA (2025, tỷ Euro, %)

Nguồn: Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat)

Sự tăng trưởng thương mại khu vực EU được dự báo là sẽ có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm tới. Cụ thể, theo Dự án hỗ trợ đầu tư và chính sách thương mại EU (MUTRAP), trong giai đoạn thực hiện đến năm 2025, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ cao hơn khoảng 7% đến 8% so với trước khi ký EVFTA. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU được dự báo sẽ tăng hơn 50% vào năm 2020, cũng như lượng hàng nhập khẩu từ EU sẽ có sự tăng trưởng đáng kể. Trong khi đó, tiền lương thực tế cho lao động phổ thơng ước tính sẽ tăng khoảng 3% và thu nhập hộ gia đình sẽ cịn tăng nhanh hơn.

Cùng với sự cải thiện về thu nhập và mức sống của dân cư, sự gia tăng về quy mô dân số của EU cũng tạo ra những triển vọng tích cực đối với nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng như giày dép.

Quy mô dân số hiện nay của EU (27) đạt trên 450 triệu người, chiếm 7,3% dân số thế giới. Theo kết quả dự báo của Ủy ban EU, quy mô dân số của EU sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới (đạt 515,6 triệu người vào năm 2020 và đạt 523,8 triệu người vào năm 2030), nên đây sẽ vẫn là một trong những thị trường tiềm năng, với nhu cầu tiêu dùng lớn, tạo ra triển vọng về nhập khẩu

Nhập khẩu Xuất khẩu Tỷ Euro % Tỷ Euro % Hoa Kỳ 4,8 8,4 14,5 18,9 Canada 1,0 1,8 2,2 2,9 Mercosur 14,0 24,5 1,5 2,0 Nhật Bản 0,1 0,1 3,8 4,9 New Zealand 1,8 3,1 0,2 0,3 Australia 1,5 2,6 1,4 1,8 Indonesia 1,7 2,9 0,4 0,6 Mexico 0,5 0,9 0,8 1,0 Thái Lan 1,3 2,3 0,4 0,5 Thổ Nhĩ Kỳ 1,8 3,1 2,2 2,9 Việt Nam 1,2 2,2 0,4 0,5 Philippines 0,1 0,3 0,4 0,5 12 FTA 29,9 52,2 28,3 36,9

hàng hóa nói chung, đặc biệt là nhập khẩu hàng da giày chế biến từ các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày của người dân.

Đơn vị tính: Triệu người

Nguồn: Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat)

Hình 4.1. Dự báo quy mơ dân số của EU đến năm 2040

4.1.2. Yêu cầu đặt ra

Từ việc phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU, nhận thấy những yêu cầu đặt ra đối với đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường này, cụ thể như sau:

4.1.2.1. Yêu cầu đặt ra đối với Nhà nước

- Yêu cầu về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.

Để đẩy mạnh xuất khẩu, bên cạnh những nỗ lực từ chính các doanh nghiệp xuất khẩu, cần có những chính sách hỗ trợ của nhà nước để tạo môi trường sản xuất kinh doanh thơng thống, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiếp cận công nghệ mới, cải tiến kỹ thuật chế biến để nâng cao chất lượng, năng suất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, xây dựng thương hiệu của sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU.

- Yêu cầu về phát triển khoa học và công nghệ: Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là cuộc cách mạng da giày 4.0, cần có các chính sách để phát triển mạnh

khoa học và cơng nghệ cả nước nói chung, trong đó có cơng nghệ sản xuất hàng da giày để đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày sang thị trường EU. Trong đó, cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, qua đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn EU.

- Yêu cầu về xây dựng chiến lược phát triển ngành da giày: Cần xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển ngành da giày, đặc biệt là chiến lược phát triển vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ cho ngành da giày ổn định về chất lượng và số lượng, từ đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn hàng ổn định, đảm bảo cả về chất lượng, số lượng và thời gian để xuất khẩu sang thị trường EU.

- Yêu cầu về thu hút đầu tư nước ngoài: Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày sang thị trường EU, cần tăng cường các hoạt động nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất da giày đặc biệt là thu hút nhà đầu tư đến từ các nước thuộc EU hoặc các nước đang là đối tác xuất khẩu sang EU để có thể học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ sản xuất da giày hiện đại từ EU, tạo ra các sản phẩm đạt chuẩn EU, giúp hàng da giày của Việt Nam thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng như EU.

- Yêu cầu về xây dựng thương hiệu quốc gia: Cần xây dựng thương hiệu quốc gia đối với các sản phẩm da giày của Việt Nam để đáp ứng yêu cầu về đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị gia tăng trong hoạt động xuất khẩu mà còn giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận và mở rộng xuất khẩu tại thị trường EU.

- Yêu cầu về đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với hàng da giày là một trong những yêu cầu đặt ra đối với Nhà nước để đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới. Trong tiến trình hội nhập và thực hiện tự do hóa thương mại, các chính sách xúc tiến xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam thành một trong những quốc gia xuất khẩu da giày có năng lực, bền vững và đáng tin cậy.

4.1.2.2. Yêu cầu đối với doanh nghiệp xuất khẩu

- Yêu cầu về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thông qua tiêu chuẩn chất lượng và thương hiệu sản phẩm.

Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua tiêu chuẩn và thương hiệu là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra đối với các doanh nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày sang thị trường EU.

Trước hết, các doanh nghiệp cần nâng cao ý thức tự giác trong việc tuân thủ đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm của thị trường EU thông qua việc đầu tư và áp dụng công nghệ, kỹ thuật sản xuất, chế biến hiện đại. Với triển vọng gia tăng nhu cầu sản phẩm da giày nhưng cơ cấu sản phẩm da giày có sẽ thay đổi theo xu hướng đa dạng hóa sản phẩm da giày từ trung bình đến cao cấp. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp sản xuất da giày không nhất thiết phải gia tăng công suất, sản lượng mà cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm để gia tăng giá trị xuất khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo sự tăng trưởng bền vững trong xuất khẩu. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi từ phương thức xuất khẩu qua trung gian sang xuất khẩu trực tiếp, tạo động lực để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.

- Yêu cầu về nâng cao năng lực sản xuất.

Trong thời gian tới, EU vẫn là thị trường nhiều triển vọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng da giày với nhu cầu nhập khẩu ngày càng gia tăng. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của thị trường này, doanh nghiệp cũng cần nâng cao năng lực sản xuất để có thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng của thị trường này về mặt số lượng.

- Yêu cầu về đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại hàng hóa xuất khẩu.

Bên cạnh chất lượng sản phẩm, việc đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại hàng hóa xuất khẩu cũng là một trong những yêu cầu đặt ra đối với đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU. Bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu truyền thống, doanh nghiệp cần tạo ra những sản phẩm mới, đặc biệt giày dép chức năng là các loại giày dép có thể giúp cải thiện tư thế, tạo dáng thậm chí cịn giúp giảm cân, chẳng hạn như MBT (công nghệ Masai Barefoot). Hay các sản phẩm giày dép xanh), sử dụng vật liệu tự nhiên trong ngành giày dép.

- Yêu cầu về chủ động và tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu. Doanh nghiệp cần chủ động và tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là một trong những yêu cầu đặt ra đối với đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của doanh nghiệp vào thị trường EU. Tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu khơng chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm mà còn là cơ hội để cải thiện kỹ năng và năng suất của người lao động.

Ngoài những yêu cầu trên, doanh nghiệp cũng cần nâng cao năng lực tiếp thị, tăng cường liên kết trong và ngoài nước và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại… để đẩy mạnh xuất khẩu.

4.2. Quan điểm, định hướng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của ViệtNam vào thị trường EU trong tiến trình thực thi EVFTA Nam vào thị trường EU trong tiến trình thực thi EVFTA

4.2.1. Quan điểm

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua, nghiên cứu sinh đề xuất một số quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU thời gian tới như sau:

- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU trên cơ sở đảm bảo các lợi ích về kinh tế, xã hội, mơi trường, chính trị, ngoại giao, phát huy tối đa lợi thế so sánh của Việt Nam và tận dụng tốt những cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Theo cam kết

của EU trong EVFTA, EU sẽ loại bỏ nhiều dịng thuế ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có một số dịng thuế đối

với da giày. Điều này sẽ tạo ra những cơ hội đối với xuất khẩu hàng hàng da giày của Việt Nam sang thị trường này. Vì vậy, để thúc đẩy xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường EU, trước tiên cần tận dụng tốt những cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) để gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU trên cơ sở thực hiện các giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nước đến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu hàng da giày, phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu để nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. Thị trường EU có yêu cầu rất khắt khe về

chất lượng, những yếu tố liên quan tới an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường này thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ phía Nhà nước đến các doanh nghiệp sản xuất, và xuất khẩu; cũng như các giải pháp đồng bộ từ khâu sản xuất nguyên liệu phụ trợ ngành da giày, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, vượt qua các rào cản của thị trường EU. Điều này cũng góp phần trong việc khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam.

- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, với chủng loại sản phẩm đa dạng, chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, xây dựng chuỗi phân phối da giày riêng tại thị trường EU. Đặc biệt, đặc điểm trong thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU là thường lựa chọn tiêu dùng những sản phẩm có uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu chú trọng đến xây dựng và bảo vệ thương hiệu để có chỗ đứng vững chắc tại thị trường EU. Đồng thời, cần xây dựng được chuỗi phân phối da giày riêng tại thị trường EU.

- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng dần tỷ trọng các sản phẩm xanh, thân thiện môi trường; tăng cường đầu tư áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, đặc biệt là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. EU là một trong những thị trường khó

tính, với những tiêu chuẩn khắt khe thông qua những hàng rào kỹ thuật như các quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu về an toàn chất lượng, các thủ tục kiểm tra, chứng nhận phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của EU. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cần hướng đến những tiêu chuẩn của thị trường EU, đòi hỏi doanh nghiệp áp dụng những công nghệ sản xuất hiện đại, đặc biệt là ứng dụng những công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 như công nghệ lưu trữ đám mây, công nghệ Block chain… để tạo ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn, cũng như vượt qua các rào cản kỹ thuật khác trong thương mại trên thị trường EU.

- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày sang thị trường EU cần dựa trên cách tiếp cận cụ thể từng thị trường thuộc Liên minh EU với những đặc thù của mỗi thị trường này để khai thác những phân đoạn thị trường phù hợp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam. Trong một thị trường thống nhất EU

gồm 27 thành viên (khơng bao gồm Anh), mỗi thị trường sẽ có những đặc điểm riêng do sự khác biệt của các yếu tố văn hóa xã hội, tập qn tiêu dùng và trình độ phát triển... Chính sự thống nhất trong đa dạng đặt ra yêu cầu phải có cách

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 127 - 182)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w