Quy mô và kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 62 - 65)

3.1. Khái quát về xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam giai đoạn

3.1.1. Quy mô và kim ngạch xuất khẩu

3.1.1.1. Sản xuất da giày

Ngành da giày là một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu có năng lực cạnh tranh cao của Việt Nam. Trong những năm qua, ngành da giày Việt Nam đã thu hút nhiều đơn hàng đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có những đơn hàng có u cầu chất lượng cao từ các cơng ty hàng đầu thế giới.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành da giày hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động với hơn 1,3 triệu lao động, trong đó có 87% tổng số lao động sản xuất giày dép số cịn lại là lao động trong ngành cơng nghiệp hỗ trợ.

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021

Hình 3.2. Sản lượng một số sản phẩm da giày của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2021, sản lượng da giày của Việt Nam đã tăng từ mức 761,6 triệu đôi vào năm 2014 triệu đôi lên 1.277,4 triệu đơi vào năm 2021. Trong đó, nhóm giày thể thao có mức tăng mạnh nhất, sản lượng gấp 1,82 so với năm 2014, từ mức 480,7 triệu đôi (năm 2014) lên mức 876,2 triệu đôi năm 2021, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2014 - 2021 đạt 9,0%/năm; tiếp đến là nhóm giày, dép da tăng từ mức 227,8 triệu đơi (năm 2014) lên mức 313,1 triệu đôi năm 2021, tốc độ tăng trưởng bình qn đạt 4,6%/năm và nhóm giày vải tăng từ 53,1 triệu đôi (năm 2014) lên mức 88,1 triệu đôi (năm 2021), tốc độ tăng trưởng đạt 7,5%/năm.

Hiện nay, do sức ép của quy tắc xuất xứ quy định trong các FTA. Ngành da giày trong nước đã cải thiện đáng kể tỷ lệ nội địa hóa của ngành, hiện đạt mức 55%, riêng đối với mặt hàng giày thể thao đã đạt 70-80%. Ngành cũng đặt mục tiêu trong thời gian tới nâng dần tỷ lệ nội địa hóa chung tồn ngành lên 70- 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu ở hai mặt hàng có giá trị thấp là đế giày và chỉ khâu.

Có khoảng 30 - 40% doanh nghiệp da giày tự chủ được nguyên liệu còn lại khoảng 60 - 70% chủ yếu là thực hiện gia công. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra giá trị gia tăng thấp và không ổn định khi phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước.

Thành phần chính để sản xuất giày dép chủ yếu là da thuộc và da nhân tạo, tuy nhiên hai mặt hàng này các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu. từ các thị trường như Trung Quốc (chiếm 60%), tiếp đến Hàn Quốc và Đài Loan. Các loại máy móc thiết bị sản xuất da giày cũng được nhập khẩu từ một số thị trường chủ yếu như Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam cũng bắt đầu nhập khẩu các thiết bị hiện đại từ EU như Ý và Đức (chiếm tỷ trọng năm 2020 lần lượt là 5,28% và 2,91% tổng kim ngạch nhập khẩu).

Ngành da giày tuy chỉ chiếm 0,4% tổng số doanh nghiệp, 0,8% vốn sản xuất - kinh doanh, 1% tổng giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn, nhưng chiếm tỷ trọng cao hơn về doanh thu (1,6%), lợi nhuận trước thuế (1,8%). Sự phát triển của ngành da giày đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Thời gian qua, các doanh nghiệp trong ngành cũng tranh thủ mở rộng sang các thị trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do.

3.1.1.2.Kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam

Hiện tại, Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu giày dép đứng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc). Trong giai đoạn 2014 - 2021, kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam tăng mạnh từ mức 10,317 tỷ USD lên 18,29 tỷ USD năm 2019. Năm 2020, mặc dù Hiệp định EVFTA có hiệu lực được 4 tháng nhưng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam không tăng mà lại giảm 8,3% so với năm 2019 chỉ đạt 16,75 tỷ USD, tương đương kim ngạch xuất khẩu da giầy của năm 2018. Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2020 giảm là do các tháng đầu năm 2020 dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và lan rộng ra Hàn Quốc, Đài Loan đã làm đứt gãy nguồn cung nguyên phụ liệu. Đến những tháng cuối năm 2020, đại dịch lan rộng toàn cầu đã làm sụt giảm đơn hàng là dẫn đến ngạch xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam cũng sụt giảm. Năm 2021, xuất khẩu giày dép đã lấy lại được đà tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu đạt 17,75 tỷ USD tăng 5,9% so với năm 2020. Năm 2022, 8 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 16,36 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Nguồn: Tính tốn từ nguồn Tổng cục Hải quan, 2022

Hình 3.3. Tổng kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam và xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày luôn đạt mức cao nhưng kết quả đạt được lại chủ yếu đến từ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các tập đoàn đa quốc gia. Các doanh nghiệp này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng (chỉ hơn 20%) nhưng đóng góp gần 80% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Năm 2021, các doanh nghiệp FDI đã xuất khẩu 14,12 tỷ USD giày dép, chiếm hơn 79,5% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép cả nước.Trong 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu giày dép của Việt Nam đạt 16,36 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp FDI xuất khẩu được 12,92 tỷ chiếm 78,97% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w