Quan điểm, định hướng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dagiày của Việt

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 132 - 136)

Nam vào thị trường EU trong tiến trình thực thi EVFTA

4.2.1. Quan điểm

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua, nghiên cứu sinh đề xuất một số quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU thời gian tới như sau:

- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU trên cơ sở đảm bảo các lợi ích về kinh tế, xã hội, mơi trường, chính trị, ngoại giao, phát huy tối đa lợi thế so sánh của Việt Nam và tận dụng tốt những cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Theo cam kết

của EU trong EVFTA, EU sẽ loại bỏ nhiều dòng thuế ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có một số dịng thuế đối

với da giày. Điều này sẽ tạo ra những cơ hội đối với xuất khẩu hàng hàng da giày của Việt Nam sang thị trường này. Vì vậy, để thúc đẩy xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường EU, trước tiên cần tận dụng tốt những cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) để gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU trên cơ sở thực hiện các giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nước đến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu hàng da giày, phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu để nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. Thị trường EU có yêu cầu rất khắt khe về

chất lượng, những yếu tố liên quan tới an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường này thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ phía Nhà nước đến các doanh nghiệp sản xuất, và xuất khẩu; cũng như các giải pháp đồng bộ từ khâu sản xuất nguyên liệu phụ trợ ngành da giày, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, vượt qua các rào cản của thị trường EU. Điều này cũng góp phần trong việc khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam.

- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, với chủng loại sản phẩm đa dạng, chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, xây dựng chuỗi phân phối da giày riêng tại thị trường EU. Đặc biệt, đặc điểm trong thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU là thường lựa chọn tiêu dùng những sản phẩm có uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu chú trọng đến xây dựng và bảo vệ thương hiệu để có chỗ đứng vững chắc tại thị trường EU. Đồng thời, cần xây dựng được chuỗi phân phối da giày riêng tại thị trường EU.

- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng dần tỷ trọng các sản phẩm xanh, thân thiện môi trường; tăng cường đầu tư áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, đặc biệt là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. EU là một trong những thị trường khó

tính, với những tiêu chuẩn khắt khe thông qua những hàng rào kỹ thuật như các quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu về an toàn chất lượng, các thủ tục kiểm tra, chứng nhận phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của EU. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cần hướng đến những tiêu chuẩn của thị trường EU, địi hỏi doanh nghiệp áp dụng những cơng nghệ sản xuất hiện đại, đặc biệt là ứng dụng những công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 như công nghệ lưu trữ đám mây, công nghệ Block chain… để tạo ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn, cũng như vượt qua các rào cản kỹ thuật khác trong thương mại trên thị trường EU.

- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày sang thị trường EU cần dựa trên cách tiếp cận cụ thể từng thị trường thuộc Liên minh EU với những đặc thù của mỗi thị trường này để khai thác những phân đoạn thị trường phù hợp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam. Trong một thị trường thống nhất EU

gồm 27 thành viên (không bao gồm Anh), mỗi thị trường sẽ có những đặc điểm riêng do sự khác biệt của các yếu tố văn hóa xã hội, tập qn tiêu dùng và trình độ phát triển... Chính sự thống nhất trong đa dạng đặt ra yêu cầu phải có cách tiếp cận cụ thể đối với từng thị trường để khai thác tối đa tiềm năng và cơ hội thúc đẩy xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường Liên minh EU. Cách tiếp cận cụ thể sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác được thế mạnh riêng có của từng thị trường để thúc đẩy xuất khẩu hàng da giày của doanh nghiệp Việt Nam.

4.2.2. Định hướng

Thứ nhất, xác định giầy dép là mặt hàng chủ lực sản xuất và xuất khẩu

trong nhóm các mặt hàng da giày, trong đó, giầy thể thao và giầy vải được ưu iên hàng đầu.

Thứ hai, sản xuất các mặt hàng giầy da thời trang và cặp, túi, ví thời trang

hướng tới thị trường thời trang cao cấp.

Thứ ba, tập trung sản xuất da thuộc với công nghệ tiên tiến, thân thiện với

môi trường đáp ứng nhu cầu sản xuất giầy dép da thời trang, cặp túi ví chất lượng cao đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của EU.

Thứ tư, quy hoạch, các trung tâm phát triển ngành da giày theo vùng lãnh

thổ dựa trên lợi thế về nguồn nhân lực, nguồn nguyên phụ liệu, cơ sở hạ tầng. Theo đó, các thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm dịch vụ, cung cấp nguyên phụ liệu, công nghệ, mẫu mốt, sản xuất các mặt hàng da giày có giá trị cao. Các tỉnh lân cận hai thành phố trên sẽ thực hiện gia cơng, sản xuất cùng với việc hình thành khu - cụm sản xuất và kinh doanh mua bán nguyên phụ liệu và da giày phụ trợ...

Thứ năm, nghiên cứu xây dựng các trung tâm thiết kế mẫu mã, xây dựng

và phát triển thương hiệu cho ngành da giày.

Bảng 4.3. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng sản phẩm bình quân đối với mặt hàng da giày đến năm 2025

Mục tiêu Đơn vị 2015 2020 2025

Giày dép Triệu đôi 1.172 1.698 2.272

Da cứng 1.000 tấn 39 63 84

Da mềm Triệu sqf 250 300 400

Nguồn lao động 1.000 người 838 1.003 1.167

Doanh thu xuất

khẩu Tỷ USD 10,5 19,5 31 Tốc độ tăng trưởng (%) 2015 - 2020 2020 - 2025 7,6 7,7 Nguồn: Quyết định số 6209/QĐ-BCT

Trong “Quy hoạch phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2035”, dự kiến năm 2025, Việt Nam đạt sản lượng trên 2 tỷ đôi giầy dép và kim ngạch xuất khẩu trên 30 tỷ USD, dự báo đến năm 2035, có thể sản xuất trên 3 tỷ đơi giầy dép, đạt kim ngạch xuất khẩu 45 tỷ USD. Đây là những con số thể hiện tham vọng của Việt Nam trong duy trì và phát triển vị trí nhà sản xuất - xuất khẩu lớn mặt hàng da giày trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 132 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w