Yếu tố quốc tế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 101 - 104)

3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng

3.3.3. Yếu tố quốc tế

trung bình tăng 2,2%/năm. Năm 2019, thế giới sản xuất 24.3 tỷ đôi giầy dép các loại, chỉ tăng 0.6% so với năm trước, trong đó châu Á sản xuất chiếm 87,4%, Nam Mỹ chiếm 4,7%, châu Âu chiếm 3,2%, châu Phi chiếm 2,9% và Bắc Mỹ chiếm 1,8%.

Trong 10 năm từ 2011 - 2020 sản xuất tại Trung Quốc trong xu hướng giảm dần từ mức trên 60% xuống 55,5%, trong khi Việt Nam gần như tăng gấp đôi và trở thành nước xuất khẩu giầy dép lớn thứ hai thế giới, chiếm 9.5% về số lượng. Việt Nam cũng đứng thứ ba thế giới về sản xuất chiếm 5.8%, chỉ sau Ấn Độ (10.7%) và Trung quốc (55.5%).

Top 10 nước tiêu thụ giày dép lớn nhất gồm hai nhóm: nhóm các nước đơng dân (gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Brazin) và nhóm các nước có thu nhập cao (gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh).

Bảng 3.7. Các quốc gia tiêu thụ giày dép lớn trên thế

giới

TT Nước tiêu thụ Thị phần thế giới

1 Trung quốc 18,7% 2 Ấn Độ 11,6% 3 Hoa Kỳ 10,9% 4 Indonesia 4.4% 5 Brazin 3,7% 6 Nhật Bản 3,3% 7 Pakistan 2.2% 8 Đức 2.0% 9 Pháp 1.7% 10 Anh (UK) 1.7%

Tính theo tỷ lệ châu lục: chủ yếu theo dân số, châu Á tiêu thụ lớn nhât chiếm 54%. Châu Âu (14,8%), Bắc Mỹ (14,8%), châu Phi (6,1%), Nam Mỹ (9,5%) và châu Đại Dương (0,8%).

Tình theo đầu người: chủ yếu phụ thuộc thu nhập, mức tiêu thụ giầy dép thấp nhất là tại châu Phi 1,6 đôi/người, châu Á 2,6 đôi/người, châu Âu và châu Đại Dương 4,4 đơi/người. Bắc Mỹ có mức tiêu thụ giầy dép cao nhất là 5,6 đơi/người.

Năm 2019 tồn thế giới xuất khẩu khoảng 15 tỷ đôi giầy dép các loại, chiếm 62% sản lượng giầy dép sản xuất tồn cầu.

Do đặc điểm của ngành cơng nghiệp da giày sử dụng nhiều lao động, đơn giản về kỹ thuật, suất đầu tư nhỏ, tốc độ đổi mới máy móc và thiết bị chậm nên chỉ phát triển ở giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hóa đất nước của các nước đang phát triển. Hiện nay, có tới gần 70% sản lượng giày dép trên thế giới do các nước đang phát triển ở châu Á, Nam Mỹ sản xuất. Trong 10 năm qua, sản lượng giày dép của Nam Mỹ tăng l5% tỷ lệ ngày sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới. Sản lượng giày dép của các nước ASEAN sẽ tăng 30% trong vòng 15 năm nữa. Xu thế dịch chuyển các khu vực giày dép trên thế giới còn tiếp tục diễn ra: sản lượng giày dép ở các nước cơng ngiệp sẽ tiếp tục giảm cùng với nó là sự phát triển mạnh mẽ của các nước đang phát triển.

Trong bối cảnh nhu cầu thay đổi sang các sản phẩm thời trang cao cấp và xu hướng cá nhân hóa sản phẩm, việc liên tục thay đổi kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm trở nên cần thiết. Phương thức sản xuất đại trà dần thay đổi theo hướng giảm thiểu về quy mô lô hàng để tránh tồn kho cao. Hiện nay, người tiêu dùng đã có thể thiết kế riêng sản phẩm giày dép theo phong cách cá nhân của riêng mình như lựa chọn màu sắc, họa tiết, chất liệu, thiết kế, mẫu mã và đặt hàng trực tiếp từ nhà sản xuất. Vì vậy, nhà sản xuất cần nhanh chóng thay đổi phương thức sản xuất để bắt kịp xu hướng tiêu dùng mới. Thay vì chờ đợi những đơn hàng lớn, cần chú trọng sản xuất đơn hàng nhỏ có tính khác biệt, thời gian giao hàng nhanh, đồng thời, cần linh hoạt trong sản xuất và quản lý để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng trên thế giới đối với sản phẩm nói chung là giảm dần mua sắm qua các kênh bán lẻ truyền thống và tăng mua sắm qua các phương tiện thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w