Thực trạng các tiêu chí đánh giá khả năng đẩy xuất khẩu mặt hàng da

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 75 - 78)

3.2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam sang thị trường

3.2.3. Thực trạng các tiêu chí đánh giá khả năng đẩy xuất khẩu mặt hàng da

giày của Việt Nam

3.2.3.1 Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA)

Việt Nam có điều kiện thuận lợi đối với ngành da giày do có nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp giúp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm da giày Việt Nam. Đối với chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA của các mặt hàng da giày (HS 64), Việt Nam ở mức rất cao tới 8,10 năm 2021, điều này có thể thấy đây là sản phẩm có lợi thế so sánh.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2014 - 2021 lợi thế so sánh của ngành giày dép Việt Nam đã giảm dần. Năm 2014, RCA của ngành giày dép đạt 9,60 đến năm 2019 giảm xuống còn 8,41, năm 2020 giảm xuống mức 8,15, năm 2021 giảm xuống 8,10. Nguyên nhân là do ưu thế của Việt Nam về giá công lao động thấp hiện đang mất dần, lương của người lao động Việt Nam trong ngành sản xuất giày dép đã tăng mạnh trong những năm qua. Hơn nữa, khó khăn trong tuyển dụng lao động và cơng tác đào tạo tay nghề chưa đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất, là một trong các yếu tố khiến năng suất lao động của ngành chưa cao. Người lao động chủ yếu được đào tạo tại chỗ theo cách cầm tay chỉ việc trong thời gian ngắn nên tay nghề thấp. Doanh nghiệp tốn công đào tạo nghề, nhưng người lao động sẵn sàng bỏ đi, nếu có nơi khác mời chào mức lương cao hơn. Việc tăng lương tối thiểu vùng với tỷ lệ cao liên tục hàng năm trong nhiều năm qua cũng làm các mức phí BHXH tăng theo.

Nguồn: Số liệu của Trademap năm 2022 và tính tốn của tác giả

Hình 3.8. Chỉ số lợi thế so sánh (RCA) đối với nhóm hàng giày dép của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021

3.2.3.2. Chỉ số chun mơn hóa xuất khẩu ES

Trong giai đoạn 2014 - 2021, chỉ số ES đối với nhóm hàng giày dép (mã HS 64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU mặc dù có xu hướng giảm dần (từ 7,54 năm 2014 xuống 6,8 năm 2018) đến năm 2019 tăng lên 7,75, năm 2021 giảm xuống 7,16 nhưng vẫn đạt mức khá cao từ 6,8 đến 7,75 cho thấy Việt Nam đã khai thác tốt lợi thế so sánh trong quan hệ thương mại với EU, cũng như EU là thị trường xuất khẩu có nhiều tiềm năng đối với hàng giày dép của Việt Nam. Từ những số liệu trên, có thể nhận định mặt hàng giày dép là mặt hàng Việt Nam có cơ hội chun mơn hóa để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.

Nguồn: Số liệu của Trademap năm 2022 và tính tốn của tác giả

Hình 3. 9. Chỉ số chuyên mơn hóa xuất khẩu đối với nhóm hàng giày dép (HS 64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014 - 2021

3.2.3.3. Chỉ số tập trung thương mại (TII)

Trong giai đoạn 2014 - 2021, mặc dù chỉ số tập trung thương mại đối với nhóm hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU có xu hướng giảm nhanh, từ 16,36 năm 2014 xuống 11,05 năm 2021, nhưng đây vẫn là một trong những nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU có chỉ số tập trung thương mại khá cao. Điều đó cho thấy, xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang EU cao hơn mức độ xuất khẩu trung bình của thế giới sang EU, biểu thị quan hệ tập trung trong thương mại song phương giữa Việt Nam và EU. Nói cách khác, quan hệ thương mại trong xuất khẩu mặt hàng da

giày giữa Việt Nam và EU quan trọng hơn so với quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước khác.

Nguồn: Số liệu của Trademap năm 2022 và tính tốn của tác giả

Hình 3.10.Chỉ số tập trung thương mại (TII) đối với nhóm hàng giày dép (HS 64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014-2021

3.2.3.4. Chỉ số định hướng khu vực (ROI)

Trong giai đoạn 2014 - 2021, chỉ số định hướng khu vực (ROI) đối với nhóm hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đều lớn hơn 1. Điều đó cho thấy, xuất khẩu nội vùng cao hơn xuất khẩu ngoại vùng.

Nguồn: Số liệu của Trademap năm 2022 và tính tốn của tác giả

Hình 3.11. Chỉ số định hướng khu vực (ROI) đối với nhóm hàng giày dép (HS 64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014 - 2021

3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàngda giày của Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w