Các cơng trình nghiên cứu liên quan chính sách thương mại Việt

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 35 - 36)

1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến đề tà

1.1.4. Các cơng trình nghiên cứu liên quan chính sách thương mại Việt

và EU đối với các mặt hàng xuất khẩu

Nghiên cứu Báo cáo Nghiên cứu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -

EU: Tác động thể chế và điều chỉnh chính sách ở Việt Nam của nhóm tác giả Nguyễn Đình Cung, Trần Tồn Thắng (2017), đăng trên Nhà xuất bản thế giới. Nhóm tác giả đã rà sốt pháp luật Việt Nam về quản lý chuyên ngành về hải quan và tạo thuận lợi thương mại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu so với các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU. Báo cáo nhằm phân tích và hỗ trợ Việt Nam trong việc điều chỉnh cải cách thể chế và chính sách trên nhiều lĩnh vực như môi trường đầu tư, kinh doanh và năng lực cạnh tranh; cải cách các doanh nghiệp nhà nước… khi thực thi Hiệp định EVFTA.[25]

Đề tài KH&CN cấp Bộ, trường Đại học Ngoại thương về chủ đề Dự báo tác động của việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU tới nền kinh tế Việt Nam do Nguyễn Bình Dương và nhóm nghiên cứu (2015). Nội

dung của đề tài giới thiệu về các cam kết và nội dung Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, đồng thời đưa ra dự báo những tác động khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đối với nền kinh tế của Việt Nam.[28]

Trần Hồng Long nghiên cứu chủ đề Chính sách thương mại đối với sự

phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (2012). Sách chuyên khảo, NXB

Công Thương. Nội dung cuốn sách đề cập đến thực trạng của ngành cơng nghiệp hỗ trợ nói chung và ngành cơng nghiệp hỗ trợ đối với mặt hàng da giày nói riêng. Đối với da giày, tác giả phân chia thành 2 nhóm cơng nghiệp hỗ trợ cho ngành này, đó là thiết bị máy móc (gồm 9 cơng đoạn sản xuất) và ngun phụ liệu cho ngành da giày (gồm 9 chủng loại nguyên phụ liệu). Nhìn chung, cũng giống như nhiều ngành hàng xuất khẩu khác, trình độ sản xuất của ngành da giày Việt Nam còn nhiều hạn chế và mới đang dừng ở mức gia công tại giai đoạn cuối cùng.[55]

Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Liên minh châu Âu giai đoạn 2014-2023 (2013) của Mutrap. Nội dung giới thiệu các mặt hàng sẽ được

hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ GSP. Theo quy chế này, mặt hàng da giày của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi. Tuy nhiên, quy chế này cũng đặt ra nhiều thách thức mới, đó là trên thực tế tiêu chí "ngưỡng trưởng thành" của EU được nâng từ mức 15% lên 17,5%, nhưng nhiều nước đang phát triển có trình độ cao hơn Việt Nam sẽ khơng cịn được hưởng GSP của EU nữa, do đó thị phần hàng nhập khẩu từ Việt Nam sẽ có thể tăng lên rất nhiều trong tổng nhập khẩu được hưởng lợi GSP của EU, như vậy rất có thể mặt hàng da giày của Việt Nam sẽ đạt "ngưỡng trưởng thành" và khi đó sẽ khơng cịn được hưởng lợi về ưu đãi thuế GSP nữa.[59]

Cuốn Sổ tay chính sách thương mại của Liên minh châu Âu, Mutrap

(2015). Nội dung bao gồm những thơng tin giới thiệu chính sách thương mại chung của Liên minh châu Âu, trong đó đi sâu về nội dung chính sách đối với một số ngành hàng và đưa ra khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam.[60]

Dự án MUTRA về chủ đề EVFTA và ngành dệt may, giày dép Việt Nam (2016). Cuốn sổ tay này giới thiệu tóm tắt những nội dung chính về các cam kết trong EVFTA và đánh giá những tác động của Hiệp định đến ngành dệt may, giày dép Việt Nam, cụ thể các nội dung liên quan đến ngành giày dép như: Tình hình thương mại giày dép giữa Việt Nam và EU; Hiện trạng ngành giày dép Việt Nam; Triển vọng thị trường xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam; Cam kết EVFTA về thuế quan đối với mặt hàng giày dép; Cam kết EVFTA về quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng giày dép; Cam kết về hàng rào kỹ thuật (TBT) đối với sản phẩm giày dép trong EVFTA; Dự kiến tác động của các cam kết thuế quan đối với ngành giày dép Việt Nam.[62]

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w