2.1. Một số vấn đề lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dagiày của
2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ (hữu hình hoặc vơ hình) cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ ở đây là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Như vậy, xuất khẩu được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thông qua mua bán nhằm khai thác triệt để lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Cơ sở của xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa (bao gồm hàng hóa vơ hình và hữu hình) trong nước. Cho tới khi sản xuất phát triển và việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc giữa thị trường nội địa và khu chế xuất.
Một định nghĩa khác về xuất khẩu được đưa ra trong giáo trình Thương mại quốc tế của Feenstra and Taylor (2010) đó là “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau. Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”.[76]
Tại điều 28, khoản 1 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam có chỉ rõ “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Như vậy, hiểu theo luật của Việt Nam thì cơ bản xuất khẩu chính là việc bán hàng cho nước ngồi, cho các quốc gia khác Việt Nam. [57]
Tóm lại, xuất khẩu hàng hóa nói một cách đơn giản nhất là việc bán một
sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Xuất khẩu thuần túy là một chức năng của hoạt động thương mại.
2.1.2. Xuất khẩu mặt hàng da giày
Ngành da giày có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có lẽ chỉ sau nhóm sản phẩm lương thực, thực phẩm; khơng chỉ đơn thuần là mặt hàng thiết yếu, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, mà cịn mang tính thời trang, tạo ra nhiều GTGT. Theo phân loại, mặt hàng da giày nói chung gồm 3 nhóm mặt hàng chính là giầy dép, cặp - túi - ví các loại, và da thuộc. Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài này, tác giả chọn phân tích mặt hàng giày dép xuất khẩu thuộc HS64.
Theo hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa (HS) thì sản phẩm giày dép thuộc chương 64 bao gồm: Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm trên (HS 64). Cụ thể như sau:
HS 6401: Giày, dép khơng thấm nước có đế ngồi và mũ bằng cao su
hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế...
HS 6402: Các loại giày, dép khác có đế ngồi và mũ bằng cao su hoặc
plasitcs.
HS 6403: Giày, dép có đế ngồi bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da
tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc.
HS 6404: Giày, dép có đế ngồi bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da
tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt.
HS 6405: Giày, dép khác.
HS 6406: Các bộ phận của giày,dép(kể cả mũi giày đã hoặc chưa gắn
đế trừ đế ngồi); miếng lót của giày, dép; có thể tháo rời, gót giày và các sản phẩm tương tự; ghệt, quần ôm sát chân và các sản phẩm tương tự, và các bộ phận của chúng.
Như vậy, xuất khẩu mặt hàng da giày được hiểu là việc đưa mặt hàng
da giày từ trong nước ra thị trường nước ngồi để bn bán, kinh doanh và thu lợi nhuận.
2.1.3. Khái niệm và vai trò đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày
2.1.3.1. Khái niệm
Đẩy mạnh xuất khẩu là việc sử dụng các biện pháp nhằm tăng cường các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với các quốc gia khác dưới hình thức mua bán thơng qua quan hệ thị trường nhằm khai thác lợi thế của một quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Đây là hoạt động diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dung cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, cơng nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia.
Đẩy mạnh xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài nhiều năm. Đồng thời, nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
Ngày nay, các quốc gia trên thế giới dù là những nước lớn hay những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì đẩy mạnh xuất khẩu vẫn là việc làm cần thiết. Bởi lẽ, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và tăng tiềm lực về an ninh quốc phịng. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu là việc làm hết sức quan trọng, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài đối với một quốc gia.
Đứng ở nhiều góc độ nghiên cứu, theo quan điểm của nghiên cứu sinh thì đẩy mạnh xuất khẩu có thể hiểu là phát triển xuất khẩu, mà phát triển thì được hiểu là khuynh hướng vận động tích cực đã được xác định về hướng phát triển của sự vật (cụ thể như hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hồn thiện hơn,...) do đó phát triển xuất khẩu hay đẩy mạnh xuất khẩu cũng được hiểu theo nghĩa đó. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì giữa “đẩy mạnh” và “phát triển” có ý nghĩa khác nhau, đối với “phát triển” thì được hiểu là mang ý nghĩa tổng qt, tồn diện và lâu dài; cịn “đẩy mạnh” thì lại mang ý nghĩa tập trung, nhấn mạnh, thể hiện tính cấp thiết, mong muốn đạt được trong một thời hạn nhất định,… Nói cụ thể hơn “đẩy mạnh” mang yếu tố chủ động của một quốc gia, của một doanh nghiệp tác động đến q trình hoạt động xuất khẩu để khơng những gia tăng về kim ngạch xuất khẩu (thể hiện qua tăng trưởng về giá trị và khối lượng), mà còn chủ động áp dụng các biện pháp để duy trì và mở
rộng thị trường và chủ động để thích nghi với việc bảo vệ thị trường của nước nhập khẩu,…
Như vậy, “đẩy mạnh xuất khẩu” chính là sự chủ động áp dụng các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, duy trì và bảo vệ thị trường. Cụ thể đó là:
+ Biện pháp chủ động để tăng trưởng (tức là gia tăng về khối lượng, về giá trị): thể hiện qua việc đa dạng hóa về phương thức xuất khẩu; đa dạng hóa sản phẩm; tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu,…
+ Biện pháp chủ động để duy trì mở rộng thị trường: tức là chủ động vượt qua các rào cản thương mại, mà trong đó là chủ động vượt qua các rào cản phi thuế quan.
+ Biện pháp chủ động thích nghi với việc bảo vệ thị trường của nước nhập khẩu. Để thực hiện được điều đó thì phải vượt qua các biện pháp phòng vệ thương mại mà nước nhập khẩu áp dụng để bảo vệ cho thị trường của họ, tức là vượt qua biện pháp chống bán phá giá, vượt qua chống trợ cấp xuất khẩu cũng như các biện pháp tự vệ khác.
Tuy nhiên, khi đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường một quốc gia thì tùy theo từng thị trường, từng giai đoạn, từng thời điểm,… mà có thể áp dụng các biện pháp một cách thích hợp nhất để phù hợp với thực tiễn của thị trường đó. Chính vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu được xem như là giải pháp có hiệu quả để thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
Từ những khái niệm ở trên, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày có thể được hiểu là việc gia tăng cả về số lượng xuất khẩu và chất lượng mặt hàng da giày xuất khẩu một cách bền vững, góp phần mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng da giày, thông qua tổng thể các giải pháp, chính sách, cơng cụ và phương tiện cả từ phía Nhà nước cũng như từ phía các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.
Như vậy, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày là việc thực hiện các
giải pháp đồng bộ nhằm phát triển xuất khẩu hàng da giày theo hướng bền vững và nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu, từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu và góp phần bảo vệ mơi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội.
2.1.3.2. Vai trò của đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày
Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU nói riêng là hết sức cần thiết bởi những lý do chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU giúp
khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế so sánh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam và nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm da giày.
Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU góp
phần xây dựng và phát triển thương hiệu đối với sản phẩm xuất khẩu Việt Nam. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày sang thị trường EU buộc các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh những nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường còn phải chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm xuất khẩu để tạo chỗ đứng vững chắc tại thị trường EU.
Thứ ba, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU góp
phần thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày là cơ sở quan trọng để các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển hiệu quả, bền vững. Phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên vật liệu và nguyên vật liệu chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết của ngành da giày, giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; góp phần phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như vận chuyển, tài chính, logistics, hải quan,…
Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU góp
phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ phục vụ nhập khẩu hàng hóa. Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày - là những mặt hàng đã được chế biến, tinh chế, có giá trị gia tăng cao sẽ góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói chung. Đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày cũng góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ để phục vụ hoạt động nhập khẩu.
Thứ năm, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày góp phần tăng nguồn thu
đối với ngân sách quốc gia và nguồn thu cho các doanh nghiệp. Đẩy mạnh xuất khẩu là cơ sở để gia tăng nguồn thu cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh mặt hàng da giày. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp được đẩy mạnh sẽ góp phần gia tăng nguồn thu ngân sách quốc gia thông qua nguồn thu từ các loại thuế do doanh nghiệp đóng góp theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU giúp
Việt Nam khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong quan hệ thương mại với EU - một trong những thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng với những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật - đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu phải tạo ra được các sản phẩm đảm bảo chất lượng, yêu cầu khắt khe về sản phẩm với mục đích là bảo vệ tốt nhất sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái… Do vậy, trong quá trình sản xuất doanh nghiệp cần áp dụng những quy trình sản xuất hiện đại, thân thiện mơi trường, điều này góp phần bảo vệ mơi trường.
Thứ bảy, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam góp phần
quan trọng trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhiều người lao động.
Thứ tám, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU là cơ
sở để doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thực hiện trách nhiệm xã hội. Bên cạnh những yêu cầu về chất lượng của sản phẩm nhập khẩu, một số nhà phân phối lớn tại thị trường EU còn đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu phải thực hiện trách nhiệm xã hội và trách nhiệm mơi trường.
2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày
2.2.1. Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu
Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu nội dung đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp cận theo chủ thể hoạt động, có thể chia thành đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày từ phía nhà nước hay từ phía doanh nghiệp xuất khẩu da giày. Tiếp cận theo chuỗi cung ứng da giày xuất khẩu có thể chia đẩy mạnh tăng cung xuất khẩu da giày hay đẩy mạnh cầu xuất khẩu da giày.
Các biện pháp, chính sách của nhà nước thường gián tiếp kích thích phát triển xuất khẩu da giày mạnh hơn, còn các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng mạnh hơn cho xuất khẩu quốc gia. Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh rằng, các biện pháp chính sách thúc đẩy xuất
khẩu hàng da giày của Chính phủ là nhằm tạo mơi tường xuất khẩu thuận lợi và hỗ trợ kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu để thực hiện mục tiêu phát triển xuất khẩu của quốc gia, còn các doanh nghiệp là người trực tiếp tiến hành các hoạt động xuất khẩu hàng da giày thu lợi nhuận cho sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nỗ lực khai thác, tận dụng các cơ hội mở ra từ các biện pháp chính sách khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu của chính phủ để phát triển xuất khẩu da giày của doanh nghiệp, qua đó mà đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển bền vững doanh nghiệp.
(1) Gia tăng sản lượng xuất khẩu
Gia tăng sản lượng xuất khẩu là một trong những nội dung để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày. Khi giá xuất khẩu ổn định, tăng sản lượng hàng xuất khẩu sẽ làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Có thể gia tăng sản lượng xuất khẩu thơng qua tăng sản lượng xuất khẩu, tăng chủng loại hàng hóa xuất khẩu, tăng thị trường xuất khẩu, tăng số lượng doanh nghiệp xuất khẩu,… Có nghĩa là, cần có sự gia tăng cả về nguồn cung và cầu hàng hóa xuất khẩu.
Tuy nhiên, ngoài nâng cao năng suất, việc gia tăng sản lượng xuất khẩu có giới hạn nhất định do giới hạn về sản lượng sản xuất, khai thác. Việc đẩy mạnh xuất khẩu dựa vào gia tăng về lượng không thể tạo ra sự tăng trưởng bền vững trong hoạt động xuất khẩu.
(2) Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu là một trong những nội dung quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày, là cơ sở để tạo ra sự tăng trưởng bền vững trong hoạt động xuất khẩu.
Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu vừa để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nhập khẩu, từ đó tạo ra cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường, vừa góp phần nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu, từ đó tạo tiền đề để đẩy mạnh xuất khẩu.
Nâng cao chất lượng hàng da giày xuất khẩu trên cơ sở xây dựng chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, kết nối giá trị gia tăng của các công đoạn từ sản xuất, chế tạo, phân phối đến tiêu thụ, thơng qua đó tạo giá trị gia tăng lớn hơn trên
toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng và mang lại giá trị gia tăng lớn hơn cho các thành phần tham gia chuỗi, trong đó có xuất khẩu.