Giai đoạn sau khi thực thi EVFTA (8/202 0 8/2022)

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 71 - 75)

3.2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam sang thị trường

3.2.2. Giai đoạn sau khi thực thi EVFTA (8/202 0 8/2022)

3.2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng da giày

Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã mang lại nhiều lợi thế cho ngành giày dép Việt Nam, tạo cơ hội tăng trưởng xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh tại thị trường EU. Trước khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam được hưởng quy chế GSP đối với giày dép với mức thuế thấp hơn 3,5% so với mức thuế cơ sở (12,5%). Khi Hiệp định có hiệu lực mức thuế của các sản phẩm da thuộc và túi, ví, cặp, giày bảo hộ và giày thể thao sẽ về 0%; nhưng các sản phẩm giày dép da sẽ giảm từ mức cơ sở (12,5%) xuống 0% theo lộ trình từ 3 - 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Tính trong dài hạn, các doanh nghiệp giày dép Việt Nam sẽ hưởng lợi

đáng kể do các ưu đãi thuế quan theo EVFTA là ổn định, không phụ thuộc vào tỷ trọng trong tổng nhập khẩu vào EU và giảm dần xuống 0%.

Sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA, giày dép là mặt hàng nằm trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển biến tích cực về xuất khẩu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam sang thị trường EU dần hồi phục trở lại. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU đạt 4,684 tỷ USD tăng 10,21% so với năm 2020. Tính chung 7 đầu năm 2022, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các nước đối tác trong EVFTA đạt 3,456 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Bảng 3.2. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang một số thị trường chủ lực thuộc EU khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực 2 năm

Đơn vị tính: 1.000 USD TT Thị trường Tháng 8/2020-7/2021 Tháng 8/2021- 7/2022 Tăng/giảm (%) Tổng EU 4.415.574 4.695.500 6,34 1 Bỉ 1.190.426 1.211.502 1,77 2 Đức 972.492 990.310 1,83 3 Hà Lan 799.571 902.604 12,89 4 Pháp 498.094 549.350 10,29 5 Italia 271.182 313.801 15,72

6 Tây Ban Nha 219.560 237.710 8,27

7 Khác 464.249 490.223 5,59

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của tổng cục Hải quan, 2022

Sau hai năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chủ lực tại EU đều tăng mạnh, điển hình như Italia tăng (15,72%); Hà Lan tăng (12,89%); Bỉ tăng (1,77%), Tây Ban Nha (8,27%), Đức (1,83).

Ngay khi EVFTA chính thức có hiệu lực, mức thuế của giày thể thao được cắt giảm về mức 0%. Mặt hàng giày dép này của Việt Nam đã tận dụng rất tốt mức ưu đãi, khi kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh và là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường EU. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chủng loại giày thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày tập và

những thứ tương tự, với đế ngoài bằng cao su hoặc nhựa và mũ giày bằng vật liệu dệt (HS 640411) sang EU trong năm đầu thực thi EVFTA đạt 1,47 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng giai đoạn trước đó. Xuất khẩu các chủng loại giày dép có mã HS: 640419, 640299, 640391, 640291 vào thị trường EU kể từ khi EVFTA có hiệu lực cũng tăng trưởng tích cực, đặc biệt là trong 7 tháng đầu năm 2022 đều tăng ở mức 2 con số.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu chủng loại giày có đế ngồi bằng cao su, nhựa hoặc da tổng hợp, có mũ bằng da (HS 640399) sang EU sau 2 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực giảm 6,5% so với cùng giai đoạn trước đó.

Bảng 3.3. Kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại giày dép sang EU 2 năm sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực

Đơn vị tính: 1.000 USD; % Mã HS Mô tả T8/2020- T7/2021 T8/2021- 7/2022 Tăng giảm 8/2020- 7/2021 640411

Giày, dép thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày luyện tập và các loại tương tự

1.289.074 1.472.122 14,2 640419 Giày có đế ngồi bằng cao su, nhựa hoặc da

tổng hợp, có mũ bằng da 1.002.790 937.609 -6,5 640299 Giày có đế ngồi bằng cao su hoặc nhựa và

mũ giày bằng vật liệu dệt 710.472 902.299 27,0 640391 Giày có đế ngồi và đế bằng cao su hoặc

nhựa 545.706 547.889 0,4

640291 Giày có đế ngồi bằng cao su, nhựa hoặc da

tổng hợp, có mũ bằng da, che mắt cá chân 278.752 327.812 17,6 640291 Giày dép che mắt cá chân, có đế ngồi và

mũ bằng cao su hoặc nhựa 69.709 90.064 29,2

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Đặc biệt trong bối cảnh chung khi kinh tế EU bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch khiến sức tiêu thụ và nhập khẩu hàng hóa tại thị trường suy giảm, nhập khẩu giày dép của EU từ Việt Nam vẫn chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể; thị phần cạnh tranh của giày dép Việt Nam đang có dấu hiệu cải thiện tại thị

trường EU. Theo tính tốn từ số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong 7 tháng năm 2022, cũng là thời điểm trịn hai năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU nhập khẩu mặt hàng giày dép từ Việt Nam đạt kim ngạch 2,829 tỷ EUR, tăng 21,46%; chiếm thị phần 23,55%, cao hơn so với mức 20,04% cùng kỳ năm 2021.

Bảng 3.4. Nhập khẩu của EU và thị phần giày dép Việt Nam tại EU thời điểm trịn 2 năm EVFTA có hiệu lực

Đơn vị tính: triệu Eur

Mặt hàng Kim ngạch nhập khẩu của EU 7 tháng 2022 Thị phần của Việt Nam 7T 2022 Tăng trưởng so với cùng kỳ Kim ngạch nhập khẩu của EU 7 tháng 2021 Thị phần của Việt Nam 7 T2021 EU ngoại khối Việt Nam EU ngoại khối Việt Nam Giày dép (HS 64) 12.011 2.829 23,55% 21,46 % 10.011 2.329 20,04%

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat)

Từ những số liệu trên cho thấy, EVFTA đã có những tác động hết sức tích cực lên xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam. Sau hai năm thực thi Hiệp định, xuất khẩu hàng giày dép Việt Nam sang EU đã chứng kiến sự tăng trưởng rất khả quan bất chấp những khó khăn, phức tạp do đại dịch Covid-19, nhờ tận dụng tốt ưu đãi thuế quan trong EVFTA bằng việc đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa tương ứng trong Hiệp định này. Tiêu chí xuất xứ đối với giày dép theo EVFTA mặc dù được xem là chặt hơn so với các FTA khác nhưng khơng phải là tiêu chí mới do trước đó doanh nghiệp đã xuất khẩu sang EU với tiêu chí tương tự theo cơ chế ưu đãi GSP. Quy tắc xuất xứ áp dụng gần như không thay đổi; đây là thuận lợi lớn cho doanh nghiệp giày dép Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w