Nhân tố trong nước

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 50 - 54)

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dagiày vào

2.3.1. Nhân tố trong nước

2.3.1.1. Thể chế chính sách, mơi trường kinh doanh, năng lực sản xuất trong nước * Thể chế, môi trường sản xuất, kinh doanh trong nước

Môi trường đầu tư sản xuất, kinh doanh thuận lợi, thơng thống sẽ có ảnh hưởng tích cực trong việc thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng thực phẩm chế biến, tạo ra lực lượng doanh nghiệp đông đảo, vững mạnh, là nguồn cung ứng hàng xuất khẩu cho thị trường nhập khẩu. Đặc biệt, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ các thị trường cơng nghệ nguồn, với trình độ cơng nghệ kỹ thuật hiện đại, giúp đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất và chế biến thực phẩm, tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nhập khẩu, từ đó góp phần thúc đẩy xuất khẩu.

Ngồi ra, thể chế mơi trường sản xuất kinh doanh trong nước còn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Môi trường đầu tư sản xuất, kinh doanh thơng thống sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

* Năng lực sản xuất trong nước

Năng lực sản xuất trong nước liên quan trực tiếp đến năng lực sản xuất, chế biến của doanh nghiệp, được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng, chủng loại/cơ cấu sản phẩm… Đây là cơ sở để tạo ra nguồn hàng hóa phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa.

Năng lực sản xuất trong nước lớn, đảm bảo chất lượng và đa dạng về chủng loại… sẽ tạo ra nguồn cung hàng hóa dồi dào, ổn định, đảm bảo chất lượng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ theo yêu cầu về số lượng, chất lượng và chủng loại của thị trường nhập khẩu.

* Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp xuất khẩu

Doanh nghiệp có sản phẩm với năng lực cạnh tranh cao là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường, vượt qua các đối thủ cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhân tố như sau:

- Quy mô của doanh nghiệp xuất khẩu

Quy mô của doanh nghiệp xuất khẩu sẽ quyết định đến các loại nguồn lực của doanh nghiệp như nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật... Doanh nghiệp quy mô lớn, với tiềm lực tài chính lớn sẽ có điều kiện để đầu tư nghiên cứu, đổi mới và áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại để tạo ra sản xuất đảm bảo chất lượng, chế biến thực phẩm. Đồng thời, cùng với đội ngũ nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, có khả năng tiếp cận và sử dụng những máy móc, công nghệ hiện đại, ảnh hưởng đến chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Do vậy, quy mô của doanh nghiệp là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

- Nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp

lượng sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu. Do vậy, doanh nghiệp tiếp cận được được nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng sẽ là cơ sở để doanh nghiệp tạo ra sản phẩm xuất khẩu chất lượng, vượt qua được các rào cản của thị trường nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu.

- Chất lượng, chủng loại, giá cả của sản phẩm xuất khẩu

Chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định đầu tiên đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đối với những thị trường nhập khẩu đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng sản phẩm (chẳng hạn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc) với những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, để sản phẩm có thể tiếp cận được người tiêu dùng trước tiên sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe và vượt qua được các rào cản thương mại khác.

Ngoài ra, với những thị trường nhập khẩu quy mô lớn, gồm tập hợp nhiều quốc khác nhau, với sự đa dạng về thị hiếu tiêu dùng nên bên cạnh vấn đề chất lượng, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến chủng loại, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường nhập khẩu.

Bên cạnh chất lượng và chủng loại, mẫu mã sản phẩm, giá cả sản phẩm xuất khẩu cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Người tiêu dùng tại một số thị trường phát triển, họ chú trọng vấn đề chất lượng sản phẩm nhiều hơn giá cả, tuy nhiên khi chất lượng sản phẩm đã được đảm bảo, giá cả sản phẩm sẽ là nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác.

- Thương hiệu sản phẩm xuất khẩu

Tại các quốc gia phát triển, người tiêu dùng có thói quen tiêu dùng và tin tưởng đối với những sản phẩm uy tín, có thương hiệu. Do vậy, để góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, cần xây dựng và bảo vệ được thương hiệu sản phẩm xuất khẩu. Thương hiệu của sản phẩm cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm/doanh nghiệp xuất khẩu.

2.3.1.2. Các nguồn lực (nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơng nghệ và vốn) * Nhân tố nguồn lực

Có thể nói, con người chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và thực thi chính các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu bền mặt hàng da giày, bởi vì suy đến cùng thì mọi sự phát triển đều do con người quyết định. Con người đề ra

và cũng chính con người thực hiện biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp da giày thì lao động là nguồn tài nguyên rất quan trọng. Doanh nghiệp có nguồn nhân lực tốt sẽ góp phần rất lớn vào việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Sản xuất giày dép đòi hỏi số lượng lao động lớn. Do đó, các quốc gia có nguồn lao động dồi dào và giá nhân cơng rẻ chính là lợi thế cho khả năng mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu da giày.

Bên cạnh nhân tố quan trọng là vốn, doanh nghiệp đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những biện pháp quan trọng để gia tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Trong đó, trình độ chun mơn, cùng với trình độ, kỹ năng, tay nghề của lao động tham gia sản xuất tạo ra sản phẩm,… là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu.

* Trình độ phát triển khoa học - cơng nghệ, kỹ thuật

Trình độ phát triển của kỹ thuật và khoa học công nghệ trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Doanh nghiệp tích cực áp dụng khoa học và cơng nghệ kỹ thuật hiện đại trong sản xuất, chế biến sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, từ đó vượt qua các rào cản kỹ thuật và đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp, tạo tiền đề thuận lợi trong việc đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp.

2.3.1.3. Các nhân tố khác

Ổn định kinh tế vĩ mô là một trong những điều kiện quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững. Đó là sự ổn định và vững mạnh của hệ thống tài chính. Hệ thống tài chính ốm yếu, hoạt động thiếu hiệu quả là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên rối loạn hoạt động kinh tế và xuất khẩu. Ổn định kinh tế vĩ mô, trước hết là sự ổn định về tiền tệ, tỷ giá, hoạt động có kiểm sốt của hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhà nước, phụ thuộc vào vai trị của chính phủ thơng qua việc ban hành và triển khai thực hiện các chính sách và cơng cụ điều tiết nền kinh tế một cách linh hoạt và kịp thời.

động xuất khẩu da giầy. Sự ổn định chính trị cũng như sự ủng hộ của chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành cũng là lợi thế cho xuất khẩu da giày. Bên cạnh đó, mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia cũng là nhân tố tác động đến năng lực canh tranh xuất khẩu. Chẳng hạn nếu quan hệ giữa một quốc gia với một khối kinh tế tốt và hữu nghị thì các rào cản đối với hàng nhập khẩu sẽ giảm đi và chắc chắn sản phẩm sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn đối thủ từ các quốc gia khác.

Các yếu tố văn hóa, xã hội cũng ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu bền vững nói chung và xuất khẩu da giày nói riêng. Những khác biệt về văn hóa, xã hội mang tính bản sắc lành mạnh có ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh và tính độc đáo của sản phẩm. Mơi trường xã hội ổn định, phát triển lành mạnh cũng là yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xuất khẩu bền vững, đồng thời tác động phần nào đến việc xây dựng và thực thi chính sách phát triển xuất khẩu bền vững của một quốc gia.

Hội nhập và tự do hóa thương mại. Tiến trình hội nhập và tự do hóa thương mại của quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm da giày sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Hội nhập và tự do hóa thương mại được đẩy mạnh trên cơ sở việc ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi, cơ hội đối với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là những cơ hội trong việc cắt giảm thuế nhập khẩu. Theo đó, hoạt động xuất khẩu hàng hóa sẽ được chú trọng và đẩy mạnh đến những thị trường nhập khẩu đã ký Hiệp định thương mại tự do. Điều này cũng góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn cho hàng hóa xuất khẩu so với đối thủ cạnh tranh ở những quốc gia chưa ký Hiệp định thương mại tự do với thị trường nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w