4.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dagiày của Việt Nam vào thị
4.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mơ
4.3.1.1. Nâng cao năng lực sản xuất
Thứ nhất, tạo nguồn hàng và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu
* Tạo nguồn cung mặt hàng da giày cho xuất khẩu
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch vùng sản xuất ngành da giày phục vụ xuất khẩu. Tập trung quy hoạch phát triển các trung tâm, các cụm sản xuất mạnh, trọng điểm. Việc quy hoạch vùng sản xuất này cần được thực hiện dưới sự liên kết và phối hợp của chính quyền các tỉnh. Thêm vào đó, việc phối hợp trong quy hoạch này còn giúp đảm bảo cân bằng về nguồn cung và khai thác tối đa các lợi thế về nguồn lực trong sản xuất da giày của các địa phương.
- Tăng cường thu hút được đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, nhất là từ những nước phát triển như: Mỹ và khối EU, ngoài những vấn đề liên quan đến mơi trường đầu tư nói chung. Rà sốt lại việc sử dụng FDI hiện tại để có kế hoạch điều chỉnh, cơ cấu lại hợp lý; Ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất tồn cầu; ưu tiên doanh nghiệp da giày có trình độ cơng nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam.
- Chủ động và đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm da giày xuất khẩu, đặc biệt đối với những sản phẩm thế mạnh trong xuất khẩu của Việt Nam,...
* Đa dạng hóa mặt hàng da giày cho xuất khẩu
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu mặt hàng da giày xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Trong đó, chuyển từ gia cơng xuất khẩu sang thiết kế, chế tạo có giá trị gia tăng cao.
Để thực hiện nhiệm vụ này trong thời gian tới, nghiên cứu sinh đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo những hướng cơ bản sau:
- Tăng xuất khẩu các mặt hàng da giày Việt Nam có lợi thế so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, giảm tỷ trọng gia công xuất khẩu thô và
sơ chế tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến ngày càng sâu và tinh.
- Tăng cường đầu tư cho công nghiệp thiết kế, chế biến để một mặt nâng cao giá trị cho da giày xuất khẩu mặt khác tận dụng được lao động trong nước.
- Nâng cao chất lượng cho sản phẩm da giày xuất khẩu để tăng sức cạnh tranh hàng hoá của ta trên thị trường EU,...
Thứ hai, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để tạo nguồn nguyên
liệu ổn định phục vụ cho sản xuất của ngành da giày. Do nhu cầu phát triển ngày càng tăng của da giày nên các ngành hỗ trợ da giày như thuộc da, sản xuất phụ kiện... đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ. Điển hình như thuộc da nằm trong Danh mục các sản phẩm ưu tiên để phát triển da giày hỗ trợ đã được ban hành theo quyết định số 1483/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ;
Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành da giày hỗ trợ; Thông tư số 96/2011/TT-BTC của Bộ Tài
chính là văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về tài chính với các dự án da giày hỗ trợ; Quyết định 1556/2012/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Đề án trợ giúp phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong lĩnh vực da giày hỗ trợ”. Cụ thể:
- Tập trung đầu tư vào sản xuất nguyên liệu trong nước nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh. Điều này bao gồm cả các nỗ lực nhằm tăng cường sản xuất nguyên liệu da, vải và sự phát triển mạng lưới cung ứng hàng hóa trung gian. Các mục tiêu này hiện đang gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư, do hầu hết lượng vốn đã tập trung vào sự phát triển chuỗi cung ứng hiệu quả giữa nhà máy và các nguồn cung ứng. Đối với nguyên liệu da, cần tập trung nâng cấp bộ sưu tập các loại da sống và da thuộc, quy trình thuộc da và xử lý da. Đối với nguyên liệu vải, cần cải thiện chất lượng các loại sợi được sử dụng trong sản xuất.
- Phát triển các cụm sản xuất. Các cụm sản xuất là cơ chế chung nhằm khắc phục tình trạng khơng tập trung của ngành sản xuất da và sản phẩm da, đồng thời củng cố các hoạt động mua sắm và tiếp thị. Việc phân cụm ở một số khu vực có thể liên quan tới cơ sở hạ tầng (ví dụ như các khu cơng nghiệp có khả năng thuộc và xử lý da địi hỏi phải có các nhà máy xử lý nước thải và kho bãi). Việc phân cụm cũng có thể dựa trên nền tảng giao dịch với các công ty hợp
tác về thu mua nguyên liệu đầu vào và thiết bị, xúc tiến sản xuất và gia nhập mạng lưới của các nhà cung ứng, sản xuất gia công cho các đơn hàng lớn và giám sát hoạt động của chuỗi cung ứng.
- Cải thiện việc tiếp cận nguồn tài chính. Nhu cầu tăng đầu tư vào thiết bị nhằm tạo ra những sản phẩm giá trị cao hơn. Quan trọng khơng kém là nguồn vốn lưu động bởi vịng xoay tiền mặt và phần chi phí vào nguyên liệu đầu vào thường chiếm một tỷ lệ cao trong giá thành phẩm. Do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có thể tiếp cận các nguồn vốn quốc tế, Việt Nam cần cung cấp các cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tương ứng cho các doanh nghiệp trong nước. Những cơ hội này có thể dưới hình thức thanh tốn dạng thư tín dụng hoặc tăng quyền sử dụng các khoản thu ngoại tệ.
Với những ưu đãi về thuế, chi phí sản xuất, da giày thuộc da đang nằm trong chiến lược phát triển nhằm đón đầu những ưu đãi mà Việt Nam đang và sẽ được hưởng nhờ tham gia các FTA. Tuy nhiên, thực tế thực hiện các chính sách, đề án trên chưa hiệu quả nên khả năng hỗ trợ của ngành da giày hỗ trợ da giày chưa cao. Với hàm lượng nội địa trong sản xuất hàng xuất khẩu (GVC-F) không tăng trong khi GTGT nước ngoài được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu (GVCB) có mức tăng nhanh cho thấy ngành hỗ trợ da giày chưa thể hiện được vai trò hỗ trợ hoạt động sản xuất, xuất khẩu mặt hàng da giày.
Thứ ba, giải pháp đáp ứng và vượt qua các rào cản trong thực thi các cam
kết trong EVFTA;
- Tháo gỡ nút thắt về quy tắc xuất xứ trong EVFTA cho các doanh nghiệp. Các địa phương cần tăng cường thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ và khuyến khích phát triển các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu là đầu mối cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất da giày nhằm chủ động nguyên liệu đầu vào có xuất xứ.
- EU đang thắt chặt các tiêu chuẩn về bảo vệ mơi trường trong q trình sản xuất… Để đáp ứng quy định, đặt ra yêu cầu phát triển các khu công nghiệp thuộc da và dệt nhuộm kết hợp, do vậy xây dựng hệ thống xử lý chất thải chuyên ngành chung hiện đại, bao gồm việc xử lý cả chất thải rắn và lỏng và thu phí các doanh nghiệp theo yêu cầu cần xử lý chất thải cũng là định hướng mà các địa phương có thể quan tâm thúc đẩy.
- Tăng cường năng lực nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và kỹ thuật để bảo vệ sức khỏe con người, đáp ứng các tiêu chuẩn của EU. Do vậy, cần hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp lý và chính sách hiện hành để đảm bảo tính tương thích của hệ thống luật pháp và tuân thủ các cam kết với phía EU trên cơ sở rà sốt, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các quy định liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm giày dép để những hàng hóa này đáp ứng được các yêu cầu của thị trường EU.
- Nâng cao vai trò cơ quan nhà nước trong kiểm tra, giám sát truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là kiểm tra chéo thông tin và kết nối thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi. Đồng thời, cần minh bạch và công bố đầy đủ thông tin truy xuất trong toàn chuỗi sản phẩm.
- Tăng cường thu hút FDI trong lĩnh vực da giày chế biến trên cơ sở tiếp tục đơn giản các quy định hiện hành về đầu tư và kinh doanh, đặc biệt là các thủ tục hành chính phức tạp, khơng cần thiết để khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
- Đổi mới, hồn thiện chính sách thu hút TNCs đầu tư vào Việt Nam và khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lựa chọn và tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị tồn cầu thơng qua TNCs.
- Xây dựng tiêu chuẩn thông tin truy xuất nguồn gốc hàng hóa đạt chuẩn để tạo thuận lợi thương mại, tăng khả năng tiếp cận thị trường.
- Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển da giày, đặc biệt là các ngành da giày ưu tiên; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại nhằm tạo sự đột phá về công nghệ trong sản xuất đối với những ngành da giày chủ lực, mũi nhọn và da giày ưu tiên;
- Tăng cường công tác bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động sản xuất da giày.
4.3.1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu
(1). Tăng cường đầu tư và ứng dụng khoa học - công nghệ
Tăng cường đầu tư và ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất và xuất khẩu là điều kiện tiên quyết để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu. Do vậy, cần tăng cường khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp tới cơng
nghệ nước ngồi thơng qua hai kênh chính là FDI và nhập khẩu cơng nghệ, trong đó chú trọng nhập khẩu công nghệ từ thị trường EU
Chủ động tiếp cận và ứng dụng những thành tựu công nghệ của cuộc CMCN 4.0 trong ngành da giày để nâng cao chất lượng và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.
Khuyến khích việc ứng dụng cơng nghệ Block chain, cơng nghệ lưu trữ đám mây trong việc truy xuất nguồn gốc, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững trên cơ sở tạo ra sự minh bạch, khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng và quá trình sản xuất ra sản phẩm tạo sự tăng trưởng và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ nước ngồi nhằm thu hút các doanh nghiệp có cơng nghệ hiện đại, nguồn lực tài chính lớn, có mạng lưới thị trường rộng lớn… tham gia vào ngành da giày tại Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của thị trường EU. Trong đó, chú trọng thu hút các nhà đầu tư đến từ EU tham gia vào quá trình này.
(2). Tăng cường nhập khẩu công nghệ nguồn
Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hấp thụ công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Có chính sách, cơ chế ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp giảm thâm dụng lao động phổ thông, tăng thâm dụng cơng nghệ và thâm dụng lao động có kỹ năng…
Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy thiết lập các cụm liên kết ngành, đào tạo liên ngành…
(3). Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế có trình độ để nắm bắt được khoa học - công nghệ cao, nắm bắt được sự thay đổi nhanh chóng của khoa học - công nghệ và môi trường kinh doanh trên thế giới.
Tiếp tục có chính sách đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo nguồn lao động có kiến thức, kỹ năng có thể tiếp cận, vận hành được những máy móc, thiết bị và kỹ thuật cơng nghệ hiện đại, đặc biệt là những công nghệ từ thành tựu của CMCN 4.0 trong sản xuất và xuất khẩu.
Đào tạo, tập huấn kỹ năng cho các nhà quản lý, người lao động về truy xuất nguồn gốc.
Xây dựng hoàn chỉnh bộ module nghề theo các phân khúc của chuỗi giá trị gia tăng ngành da giày (thiết kế - sản xuất - bán hàng) nhằm tạo nền tảng dữ liệu đào tạo cho các cơ sở đào tạo, cho các doanh nghiệp dựa vào đó đào tạo nguồn nhân lực sát thực tế cơng việc tại doanh nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng tái đào tạo, đào tạo nâng cao tay nghệ cho người lao động.
Tăng cường hệ thống thông tin và chức năng dự báo về thị trường lao động giúp các cơ sở giáo dục và đào tạo có thể đáp ứng nhu cầu về kỹ năng hiện tại và tương lai của các doanh nghiệp.
4.3.1.3. Tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng thị trường xuất khẩu
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại: Việc phát triển thị trường xuất khẩu được coi là một chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp da giày Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh.
EU là đối tác thương mại quan trọng đối với xuất khẩu da giày, do vậy Việt Nam cần có các chính sách với các nước EU, tăng cường hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt, Việt Nam - EU đang trong quá trình thực thi EVFTA, các vấn đề thương mại hàng hóa, cùng với một chuỗi các rào cản được dỡ bỏ sẽ giúp các sản phẩm da giày của Việt Nam có khả năng mở rộng xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường.
Xúc tiến thương mại được coi là công cụ hữu hiệu trong việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam. Giữ vai trị mở đường cung cấp thơng tin, hướng dẫn cách tiếp cận thị trường, kết nối thị trường, kết nối đối tác. Để hoạt động xúc tiến một cách đạt hiệu quả các việc cần thiết Việt Nam cần thực hiện:
Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu da giày thông qua các biện pháp như tăng cường cung cấp thông tin về thị trường; hỗ trợ, xây dựng quảng bá thương hiệu mặt hàng da giày; hỗ trợ nghiên cứu, nâng cao năng lực thiết kế để tạo ra giá trị gia tăng cao; hỗ trợ các doanh nghiệp
tham gia các hoạt động xúc tiến xuất khẩu da giày sang các thị trường trọng điểm để có thể tiếp cận với các doanh nghiệp, các tập đồn đa quốc gia, có điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng, từ đó hướng tới mục tiêu xuất khẩu da giày mọt cách bền vững. Cụ thể:
Thứ nhất, tích cực đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung
vào các sản phẩm da giày mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách để mở ra các thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Thứ hai, tăng cường các hoạt động nghiên cứu đối với từng thị trường
trong EU và lựa chọn phương thức xúc tiến thương mại phù hợp. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp da giày Việt Nam trong việc tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm của ngành da giày, tham quan, khảo sát thị trường để nâng cao sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thiết lập và duy trì mối quan hệ các hiệp hội ngành hàng của hai bên.
Thứ ba, cần tiếp tục cải tiến việc thực hiện các chương trình xúc tiến
thương mại. Theo đó, cần đầu tư nhiều hơn về kinh phí, hỗ trợ về kỹ thuật, nghiệp vụ chun mơn, thủ tục hành chính, pháp lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại.
Thứ tư, tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp thực hiện đầy đủ các nội
dung cam kết trong EVFTA và các nội dung hợp tác khác vào mục tiêu phát triển và hợp tác nhằm tăng cường khả năng thúc đẩy xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường EU nhờ tận dụng tốt những cơ hội từ Hiệp định này.
Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động xúc tiến
thương mại. Xây dựng các sàn giao dịch thương mại điện tử; nền tảng hội chợ,