1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến đề tà
1.1.3. Nghiên cứu về giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dagiày của
Luận án của NCS Dương Văn Hùng, Đại học kinh tế quốc dân (2010),
Thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giày dép trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tác giả cứu một số nội dung chủ yếu về cơ sở lý luận về
thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giày dép trên địa bàn Hà Nội như: Vai trò và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu giày dép; Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp giày dép; Nhân tố thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp giày dép; Nhân tố tác động tới thúc đẩy xuất khẩu vào EU. Từ phần cơ sở lý luận ở trên, tác giả đã phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu vào
thị trường EU của các doanh nghiệp giày dép trên địa bàn Hà Nội, từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU cho các doanh nghiệp giày dép trên địa bàn Hà Nội.[38]
Đề tài khoa học cấp Bộ, Đại học Thương mại (2012), Nghiên cứu các giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm da giày của Việt Nam trong điều kiện hiện nay, của PGS.TS. Dỗn Kế Bơn làm chủ nhiệm. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu
đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng giày da của Việt Nam. Cụ thể đề tài đã phân tích thực trạng xuất khẩu hàng giày da của Việt Nam vào thị trường các nước trên thế giới trong điều kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), chỉ rõ một số yếu kém tồn tại cần khắc phục của ngành giày da Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành.[20]
Nguyễn Thị Bích Hạnh, Nguyễn Tiến Hoàng, Đại học Ngoại Thương (2021) bài nghiên cứu Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng
giày dép, của Việt Nam sang thị trường EU. Nhóm tác giả đã sử dụng mơ hình
SMART của Hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm về Thương mại của Ngân hàng Thế giới để đánh giá tác động thực tế được thực hiện với các thay đổi chính sách thương mại đã hồn thành và thường được thực hiện sau khi FTA đã ký kết và có hiệu lực. EVFTA chỉ vừa có hiệu lực từ 01/08/2020, thời gian thi hành ngắn và chưa đủ dữ liệu thực hiện đánh giá tác động thực tế. Do đó, nghiên cứu lựa chọn đánh giá tác động tiềm tàng của Hiệp định EVFTA tác động tạo lập thương mại, tác động chuyển hướng thương mại, tác động doanh thu thuế của chính phủ, tác động đến phúc lợi xã hội và sự thay đổi trong xuất/nhập khẩu. [33]
Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Hải Trung (2021) về đề tài Giải pháp
phát triể thị trường xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam. Trong nghiên cứu, tác giả tiến hành hệ thống hóa khung lý thuyết về phát triển thị trường xuất khẩu giày da của Việt Nam với 3 chủ thể chính là Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp . Xác định được những nhân tố (bên trong và bên ngồi) có ảnh hưởng tới phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da của Việt Nam. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày da và thực tiễn phát triển thị
trường xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam từ 2007 đến 2017, cập nhật đến 2019. Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da VN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.[41]
Luận án tiến sĩ của NCS Đinh Cơng Hồng, Học viện Khoa học - Xã hội (2016), về chủ đề Rào cản thương mại tại thị trường Liên minh châu Âu đối với
hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam. Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn về rào cản thương mại đối với mặt hàng da giày xuất khẩu trong thương mại quốc tế. Luận án cũng đã đi sâu phân tích thực trạng về rào cản thương mại và đánh giá khả năng vượt rào cản thương mại đối với mặt hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU. Từ đó luận án đưa ra các giải pháp vượt rào cản thương mại đối với mặt hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU thời gian tới.[36]
Luận án tiến sĩ của NCS Hoàng Thị Phương Lan, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2017) về chủ đề Nâng cao vị trí của mặt hàng da giày Việt Nam
trong chuỗi giá trị toàn cầu. Luận án đã tổng hợp các vấn đề lý luận về chuỗi
giá trị toàn cầu và chuỗi giá trị da giầy toàn cầu để làm cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở các chương tiếp theo. Đồng thời tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu trên 5 phân khúc/hoạt động của GVC, nhận định các nguyên nhân dẫn đến việc mặt hàng da giầy Việt Nam có vị trí thấp trong GVC. Dựa trên các nguyên nhân được đưa ra, tác giả phân tích bối cảnh cũng như quan điểm định hướng phát triển mặt hàng da giầy Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đến năm 2025.[52]
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Da giày, Bộ Công Thương của ThS. Phan Thị Thanh Xuân (2011) về chủ đề Nghiên cứu các giải
pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động của hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành da giày. Đề tài đã trực tiếp đề cập và phân
tích hệ thống rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng da giày tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, đồng thời đánh giá những tác động và khả năng đáp ứng của các sản phẩm da giày xuất khẩu Việt Nam đối với hệ thống rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu, dựa trên một số tiêu
chí/vấn đề như: Cơng tác tiêu chuẩn và đo lường, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp, các tiêu chuẩn quốc tế và hiệp định thừa nhận giữa hai bên.[78]