Giai đoạn trước khi thực thi EVFTA (201 4 7/2020)

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 68 - 71)

3.2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam sang thị trường

3.2.1. Giai đoạn trước khi thực thi EVFTA (201 4 7/2020)

3.2.1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng

Thị trường EU là thị trường xuất khẩu giày dép chủ lực thứ hai của Việt Nam (chỉ sau Mỹ). Các loại giày dép xuất khẩu giày dép các loại sang thị trường này liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân 6,1%/năm trong giai đoạn 2014 - 2020. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2014 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang EU đạt 3,76 tỷ USD chiếm 34,13% tổng kim ngạch xuất khẩu da giày của cả nước. Từ năm 2016 đến năm 2019, xuất khẩu da giày sang EU liên tục tăng và đạt mức 5,1 tỷ USD (năm 2019). Đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, kim ngạch xuất khẩu vào thị trương EU đã giảm mạnh xuống mức 4,25 tỷ USD, giảm 17,47% so với năm 2019.

Đơn vị tính: tỷ USD

Nguồn: Tổng cục Hải quan 2021

Hình 3.5. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2014 - 2020

Trong năm 2020, Đại dịch Covid 19 lan rộng đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành giày dép trên tồn thế giới, trong đó diễn biến tình hình dịch bệnh rất phức tạptại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và EU. Ngành giày dép của Việt Nam cũng gặp không khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhu cầu hàng hóa sụt giảm, hoạt động xuất khẩu bị đình trệ và gặp nhiều khó khăn. Từ những tháng đầu tiên của Quý I năm 2020 dịch bệnh bùng phát tại nhiều tỉnh/thành của Trung Quốc dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu phục vục cho sản xuất dẫn đến sản lượng giảm.

Cùng với đó, khi chuỗi cung ứng đứt gẫy, hoạt động xuất khẩu da giày của Việt Nam gặp nhiều khó khăn bởi các đối tác đặt hàng thay đổi phương thức đặt hàng và nhà cung cấp buộc phải thay đổi năng lực đáp ứng nhu cấu sản xuất và giao hàng

Các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện giao hàng bất lợi hơn như thời gian giao hàng rút ngắn, giá giao hàng lên tàu giảm, minh bạch chuỗi cung ứng để người mua kiểm soát chuỗi do vậy mà đơn hàng da giày của Việt Nam bị giảm mạnh. Những tháng cuối năm 2020, tình hình dịch bệnh tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam Hoa Kỳ, Anh, EU vẫn diễn biến phức tạp nhiều đơn đặt hàng trong bị kéo giãn thời gian giao hàng, các đơn đặt mới bị sụt giảm mạnh khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh.

3.2.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu da giày lớn nhất của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020 khu vực EU tập trung tại các thị trường trọng điểm là Đức, Bỉ, Anh, Hà Lan, Pháp, Italia; trong đó, Bỉ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 0,987 tỷ USD năm 2020, chiếm 22,15% kim ngạch xuất khẩu da giày sang EU. Xuất khẩu sang thị trường Đức - thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trong EU năm 2020 cũng đạt 0,90 tỷ USD, chiếm 20,20% tổng kim ngạch xuất khẩu vào EU. Tiếp đến là thị trường Hà Lan đạt kim ngạch 0,683 tỷ USD, chiếm 15,33%; Anh đạt 633 triệu USD, chiếm 11,25%; Pháp đạt 515 triệu USD, tăng chiếm 9,52%, Italy chiếm 5,93%.

Năm 2014 Năm 2020

Nguồn: Cơ sở dữ liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC)

Hình 3.6. Thị trường xuất khẩu da giày của Việt Nam vào EU giai đoạn 2014 - 2020

Như vậy, trong 5 thị trường lớn là Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh, chiếm tỷ trọng đến 78,45% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu da giày của Việt Nam sang EU. Các thị trường cịn lại chiếm tỷ trọng khơng lớn trong kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam sang EU.

3.2.1.3.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Theo số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào EU bao gồm: Các loại giày, dép có đế ngồi và mũ (HS 6403); các mặt hàng giày, dép có đế ngồi bằng cao su, plastic, da (HS 6404); các loại giày, dép khác có đế ngồi và mũ (HS 6402).

Các nhóm mặt hàng giày dép xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU bao gồm nhóm giày dép vải (HS 6404); nhóm giày dép da (HS 6403) và nhóm giày cao su/nhựa (HS 6402), chỉ riêng 3 nhóm này đã chiếm đến 96,42% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày năm 2020. Cụ thể năm 2020, đối với mã HS 6404, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,157 tỷ USD, chiếm đến 48,41% tổng kim ngạch xuất khẩu da giày sang thị trường EU; tiếp đến là sản phẩm da giày có mã HS 6403, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,44 tỷ USD, chiếm

32,39%. Mặt hàng da giày có mã HS 6402, kim ngạch xuất khẩu đạt 0,694 tỷ USD chiếm 15,62%. Nhóm các bộ phận của giày dép (HS 6406) đạt 114 triệu USD, chiếm 2,56%; nhóm giày dép khác (HS 6405) đạt 42 triệu USD, chiếm 0,94%.

Năm 2014 Năm 2020

Nguồn: Cơ sở dữ liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), 2021

Hình 3.7. Cơ cấu mặt hàng da giày của Việt Nam vào EU giai đoạn 2014-2020

Trong giai đoạn 2014-2020, cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU có sự biến động tăng, giảm tương tự như đối với xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường thế giới, với sự gia tăng tỷ trọng nhóm HS 6404 và giảm tỷ trọng với nhóm HS 6403 và HS 6402 trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w