Đánh giá khả năng tận dụng quy tắcxuất xứ hàng hóa trong EVFTA

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 108 - 114)

3.4. Đánh giá chung về thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dagiày

3.4.2. Đánh giá khả năng tận dụng quy tắcxuất xứ hàng hóa trong EVFTA

3.4.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu hàng da giày sử dụng quy tắc xuất xứ

Hiện nay hầu hết sản phẩm giày dép các loại sản xuất tại Việt Nam là có xuất xứ khơng thuần túy. Quy tắc xuất xứ theo cam kết trong EVFTA, sản phẩm giày dép được sử dụng nguyên liệu không xuất xứ từ ngoại khối, ngoại trừ các bộ phận lắp ghép từ mũi giày và đế giày. Do vậy, tiêu chí xuất xứ này được xem là chặt hơn so với một số FTA khác nhưng không phải là tiêu chí mới đối với ngành giày dép do trước đó giày dép đã xuất khẩu sang EU với tiêu chí tương tự trong GSP. Quy tắc xuất xứ áp dụng gần như không thay đổi, đây là thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp ngành da giày hiện nay. Hơn nữa các doanh nghiệp da, giày có thể linh hoạt trong việc áp dụng nguyên tắc cộng gộp xuất xứ để tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu thị trường của EU.

Để được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, hàng da giày của Việt Nam phải đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định này hay được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1.

Có thể mơ tả sản phẩm giày, dép da theo mã HS 6403 (Giày, dép có đế ngồi bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc) được xem là có xuất xứ khi các nguyên vật liệu sản xuất đáp ứng các điều kiện như sau: Mũ giày gắn với đế trong HS 6406 (có xuất xứ); Đế giày HS 6406 (khơng có xuất xứ); Da HS4107 (khơng xuất xứ) tạo ra sản phẩm HS 6403 có xuất xứ.

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại tự do (FTA) năm 2021 đạt 69,08 tỷ USD, chiếm 32,66% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường có FTA. Trong năm 2021, đã có 1,2 triệu bộ C/O ưu đãi được cấp, tăng 24% về trị giá và tăng 23% về số lượng bộ C/O so với năm 2020.Năm

2021, kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O mẫu EUR.1 sang thị trường EU và Anh không qua cao (lần lượt ở mức 20,18% và 17,19%). Một số nhóm hàng có tỷ lệ sử dụng ưu đãi C/O mẫu EUR.1 rất tốt như gạo (100%), giày dép (98,02%), thủy sản (76,9%), nhựa và sản phẩm nhựa (70,63%).

Đối với mặt hàng da giày, trong quý I năm 2021, kim ngạch xuất khẩu (bao gồm giày dép và các mặt hàng túi xách, ví, vali…) vào thị trường EU được các cơ quan, tổ chức được cấp C/O mẫu EUR.1 theo Hiệp định EVFTA là 1,37 tỷ USD, tỷ lệ mặt hàng giày dép xuất khẩu sang thị trường EU có sử dụng C/O mẫu EUR.1 theo Hiệp định EVFTA là 98,98%. Số liệu kim ngạch xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam theo C/O mẫu EUR.1 sang thị trường EU được thể hiện tại như sau:

Bảng 3.9. Kim ngạch xuất khẩu hàng da giày sử dụng

C/O mẫu EUR.1 Hàng da giày Tháng 8-12/2020 Quý I/2021 Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Túi xách, va li (HS 42) 0,109 8,0 0,096 8,2 Giày dép (HS 64) 1,262 92,0 1,077 91,8 Tổng 1,371 100,0 1,173 100,0

Nguồn: Cục xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương 3.4.2.2. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu theo C/O mẫu EUR.1

Từ bảng số liệu 3.1. cho thấy thị trường Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp và Ý là các thị trường xuất khẩu có kim ngạch cấp C/O đối với mặt hàng da giày cao nhất. Trong Quý I/2021, hai thị trường có kim ngạch cấp C/O mẫu EUR.1 lớn nhất là Bỉ và Đức lần lượt đạt 0,38 tỷ USD và 0,207 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lần lượt là 32,4% và 17,7% trong tổng trị giá C/O cấp cho hàng da giày xuất khẩu vào thị trường EU.

Bảng 3.10. Thị trường xuất khẩu của hàng da giày

Việt Nam tại EU theo C/O mẫu EUR.1

TT Thị trường EU Tháng 8-12/2020 Quý I/2021 Kim ngạch cấp C/O (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch cấp C/O (tỷ USD) Tỷ trọng (%) 1 Bỉ 0,401 29,2 0,380 32,4 2 Đức 0,270 19,7 0,207 17,7 3 Hà Lan 0,194 14,2 0,185 15,7 4 Pháp 0,143 10,5 0,120 10,2 5 Italia 0,053 3,9 0,063 5,4

6 Tây Ban Nha 0,047 3,5 0,036 3,1

7 Cộng hòa Séc 0,029 2,2 0,023 1,9 8 Slovakia 0,020 1,5 0,012 1,0 9 Lúc xăm bua 0,016 1,2 0,015 1,3 10 Thụy Điển 0,012 0,9 0,015 1,2 11 Ba Lan 0,009 0,6 0,014 1,1 12 Các nước EU còn lại 0,178 2,8 0,105 2,9 Tổng cộng 1,372 1174,0

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương 3.4.2.3. Cơ cấu mặt hàng da giày xuất khẩu sử dụng C/O mẫu EUR.1

Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O cao bao gồm: túi xách có mặt ngồi bằng plastc hoặc vật liệu dệt (HS 42.02), giày thể thao (HS 64.04), giày dép có đế ngồi bằng cao su, plastics hoặc da (HS 64.03) và giày dép có đế ngồi và mũ bằng cao su hoặc plastics (HS 64.02).

Bảng 3.11. Một số mặt hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam sử dụng

C/O mẫu EUR.1

HS Chủng loại Tháng 8-12/2020 Quý I/2021 Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) 640411

Giày, dép thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày luyện tập và các loại tương tự

521,6 38,0 436,0 37,1

64039 9

Giày có đế ngồi bằng cao su, nhựa hoặc da tổng hợp, có mũ bằng da

238,5 17,4 191,9 16,4

64041 9

Giày có đế ngồi bằng cao su hoặc nhựa và mũ giày bằng vật liệu dệt

228,1 16,6 209,4 17,8

64029 9

Giày có đế ngồi và đế bằng

cao su hoặc nhựa 145,7 10,6 145,9 12,4

64039 1

Giày có đế ngồi bằng cao su, nhựa hoặc da tổng hợp, có mũ bằng da, cổ cao quá mắt cá chân

66,2 4,8 38,9 3,3

64029 1

Giày dép cổ cao quá mắt cá chân, có đế ngồi và mũ bằng

cao su hoặc nhựa 30,3 2,2 8,8 0,8

64021 9

Giày thể thao có đế ngoài và

mũ cao su hoặc nhựa 15,8 1,2 13,0 1,1

64031 9

Giày thể thao, có đế ngoài bằng cao su, nhựa, da hoặc da tổng hợp và giày da

4,8 0,4 5,3 0,5

64061 0

Mũi giày và các bộ phận của chúng, trừ miếng lót bằng vật liệu cứng trong mũi giày

1,8 0,1 7,0 0,6

Tổng cộng 1.372,3 1.174,0

Từ số liệu trên cho thấy da giày là một trong những mặt hàng tận dụng tốt ưu đãi thuế quan trong Hiệp định EVFTA bằng việc đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa tương ứng trong Hiệp định. Trong Quý I năm 2022, tỷ lệ mặt hàng giày dép xuất khẩu sang thị trường EU có sử dụng C/O mẫu EUR.1 theo Hiệp định EVFTA là 98,98%. So với mặt hàng dệt may, cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường EU, tiêu chí xuất xứ hàng hóa đối với mặt hàng da giày trong Hiệp định EVFTA tương đối linh hoạt. Đối với sản phẩm túi xách (HS 42), quy định về quy tắc xuất xứ tại Hiệp định EVFTA tương đối linh hoạt khi cho phép sử dụng nguyên liệu không xuất xứ từ nhóm HS khác với nhóm HS của sản phẩm hoặc trị giá ngun liệu khơng xuất xứ nói chung được sử dụng trong q trình sản xuất khơng vượt q 70% giá xuất xưởng của sản phẩm.

Đối với sản phẩm giày dép (HS 64, ngoại trừ HS 64.06), tiêu chí xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA được coi là chặt hơn so với các Hiệp định khác mà Việt Nam đang tham gia khi khơng cho phép nhập khẩu ngồi khối bộ phận mũ giày đã gắn với đế lót trong hoặc với bộ phận đế khác để sản xuất ra sản phẩm. Đối với bộ phận giày dép (HS 64.06), tiêu chí xuất xứ tương đối giống với các Hiệp định khác khi Hiệp định EVFTA cho phép sử dụng nguyên liệu không xuất xứ từ nhóm HS khác với nhóm HS của sản phẩm. Tiêu chí xuất xứ giày dép trong Hiệp định EVFTA mặc dù được coi là chặt hơn một số Hiệp định khác nhưng giống với tiêu chí xuất xứ giày dép trong GSP mà các doanh nghiệp Việt Nam đã quen và tận dụng tốt. Quy tắc xuất xứ hàng da giày tương đối linh hoạt, cùng với lộ trình cắt giảm thuế quan nhanh và sâu của EU dành cho Việt Nam trong Hiệp định EVFTA là động lực gia tăng xuất khẩu hàng da giày vào thị trường này. 100% các dòng hàng giày dép được cắt giảm thuế quan về 0% với lộ trình tối đa 7 năm. Trong đó, các mặt hàng giày dép thuộc HS 64.01, 64.02, 64.05, 64.06 về cơ bản được cắt giảm về 0% ngay khi Hiệp định có Hiệu lực (ngoại trừ một số ít dịng cắt giảm trong 3 hoặc 5 năm ở HS 64.04 và 64.05); mặt hàng thuộc HS 64.03 có lộ trình cắt giảm dài hơn từ 3 đến 7 năm. Điều này giúp doanh nghiệp xuất khẩu da giày có thể hưởng mức thuế suất 0% (có lợi hơn so với GSP) ngay từ thời điểm Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Mặc dù tiêu chí xuất xứ cho mặt hàng da giày trong Hiệp định EVFTA tương đối linh hoạt và cho phép nhập khẩu nguyên liệu ngồi khối để sản xuất hàng hóa, việc đứt gánh chuỗi cung ứng tồn cầu do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 trong thời gian cũng là lời cảnh báo cho ngành sản xuất da giày trong nước khi phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Để có thể phát triển bền vững và tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan cũng như các cơ hội từ Hiệp định EVFTA mang lại, các doanh nghiệp da giày cần phải tập trung phát triển cân bằng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để phục vụ sản xuất xuất khẩu trong tương lai.

Ngoài ra, để đánh giá được tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU, tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh, Nguyễn Tiến Hồng Đại học Ngoại Thương (2021) đã sử dụng mơ hình WITS - SMART [33], kết quả cho thấy giá trị xuất khẩu các mặt hàng giày dép của Việt Nam sang EU được mong đợi sẽ tăng 1,085 tỷ USD khi EVFTA có hiệu lực. Với mức thuế suất 0%, tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng giày dép Việt Nam sang EU sẽ tăng 14,91% từ khoảng 7,28 tỷ USD lên hơn 8,36 tỷ USD. Trong đó, tổng giá trị tạo lập thương mại ước tính vào khoảng 469,7 triệu USD. Giá trị xuất khẩu tăng lên do tác động tạo lập thương mại có thể được hiểu là các mặt hàng giày dép tại thị trường EU nhập khẩu từ Việt Nam có giá cả cạnh tranh hơn so với các sản phẩm tương tự tại thị trường này nhờ mức thuế suất 0% theo Hiệp định EVFTA. Vì vậy, các quốc gia EU có xu hướng nhập khẩu các mặt hàng giày dép Việt Nam nhiều hơn vì điều này mang lại tính kinh tế cho các quốc gia.

Giá trị chuyển hướng thương mại tạo ra bởi cắt giảm thuế quan nhập khẩu cho các mặt hàng giày dép của Việt Nam về mức thuế suất 0% ước tính khoảng hơn 616 triệu USD, cao hơn giá trị từ tác động tạo lập thương mại (469,7 triệu USD). Điều này cho thấy EVFTA sẽ giúp gia tăng xuất khẩu các mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU bởi vì giày dépViệt Nam sẽ có mức giá cạnh tranh hơn so với giá cả các mặt hàng giày dép từ các nước xuất khẩu khác vào thị trường EU nhờ vào cam kết cắt giảm thuế quan trong hiệp định.

Theo ý kiến của các chuyên gia, đảm bảo quy tắc xuất xứ là một yêu cầu cực kỳ quan trọng để nhận ưu đãi thuế quan từ EVFTA, Chính phủ cần đầu tư

phát triển công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là các dự án dệt nhuộm, sản xuất da thuộc. Cơ quan quản lý xuất nhập khẩu nên đầu tư trang thiết bị trong kiểm tra, đo lường hàng hóa nhằm kiểm tra hàng hóa chặt chẽ và đẩy nhanh thời gian hồn tất các thủ tục hành chính để hàng hóa được thơng quan nhanh chóng theo yêu cầu từ các đơn hàng nước ngồi, tránh phát sinh chi phí ngồi dự kiến cho doanh nghiệp xuất khẩu và giảm thiểu tối đa khả năng hàng hóa xuất đi bị từ chối nhập khẩu vào EU. Các cơ quan quản lý nên đổi mới xúc tiến thương mại và thông tin thị trường, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19. Đặc biệt, Chính phủ cần tích cực khởi động, nghiên cứu và đàm phán FTA với các đối tác mới, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm Việt Nam, nhất là Anh khi quốc gia này đã chính thức rời EU. Anh là một đối tác lớn với Việt Nam, là thị trường đứng thứ 4 tại Châu Âu nhập khẩu các mặt hàng giày dép, một thỏa thuận thương mại mới với Anh là vơ cùng cần thiết để hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Anh vẫn nhận được nhiều ưu đãi và lợi thế cạnh tranh như khi Anh còn là thành viên EU.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w