So sánh GSP và EVFTA

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 98 - 102)

GSP EVFTA

- Là cơ chế đơn phương của EU khơng ổn định do EU sẽ rà sốt định kỳ theo tiêu chí riêng để quyết định một nước hoặc một mặt hàng có được hưởng GSP trong giai đoan tiếp theo hay không.

- Chỉ áp dụng đối với những mặt hàng “chưa trưởng thành”.

- Các sản phẩm nhạy cảm chỉ được giảm chứ không được miễn thuế.

- Là cơ chế song phương do Việt Nam và EU cùng thống nhất ổn định, không bên nào được rút lại và phải thực hiện cắt giảm thuế theo đúng lộ trình cam kết nếu Hiệp định đang cịn hiệu lực. - Áp dụng đối với tất cả các mặt hàng trong biểu thuế.

- Hơn 99% hàng hóa sẽ được miễn thuế hồn tồn sau lộ trình 7 năm

Nguồn: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh EU, Sổ tay cho doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Công Thương, tháng 5/2016

3.3.2.3.2. Những rào cản vào thị trường EU

EU có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều, nhưng lại sử dụng khá nhiều biện pháp phi thuế quan (rào cản kỹ thuật). Do vậy, hàng xuất khẩu của Việt Nam muốn vào thị trường này phải vượt qua các rào cản kỹ thuật của EU. Rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hóa ở các tiêu chuẩn của sản phẩm như Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 hay SA 8000. Đây gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển.

(1) Các tiêu chuẩn, quy định về an toàn sản phẩm tiêu dùng của EU:

Chủ yếu liên quan tới các vấn đề bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, gồm các quy định bắt buộc và các quy định tự nguyện.

* Các quy định bắt buộc: Cấm hoặc hạn chế sử dụng các chất/hóa chất

nghi là có hại cho sức khỏe con người trong thành phần sản phẩm (hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất).

trong các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường EU vì có thể gây nguy hại cho người tiêu dùng và môi trường. Giày dép bao gồm các phụ kiện làm từ các vật liệu khác nhau, nên đây là các yêu cầu pháp lý quan trọng phải được đáp ứng trong sản xuất. Các hạn chế về hóa chất sử dụng được liệt kê trong Quy chuẩn REACH (Quy định EC 1907/2006 ban hành ngày 18/12/2006) quy định hạn chế sử dụng một số hóa chất trong q trình sản xuất và dư lượng tối đa cho phép trong thành phẩm.

(2) Quy định về quy tắc xuất xứ

Đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ của EU để sản phẩm xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP hoặc thuế quan ưu đãi theo cam kết trong Hiệp định thương mại tự do. Đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng theo chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU. Tuy nhiên, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực sẽ thực hiện theo cam kết về quy tắc xuất xứ trong hiệp định này.

Quy định về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong EVFTA được thể hiện tại Chương 4 của EVFTA - quy định về các điều kiện quy tắc xuất xứ mà hàng hóa phải tuân thủ để được hưởng ưu đãi thuế quan.

(3) Quy định về dán nhãn và bao gói sản phẩm

* Quy định về dán nhãn

EU yêu cầu mọi sản phẩm nhập khẩu vào thị trường phải dán nhãn theo đúng các quy định liên quan. Việc ghi nhãn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thơng tin để người tiêu dùng có thể lựa chọn chính xác cũng như có thể truy suất nguồn gốc khi cần, gồm quy định về nhãn hiệu và quy định về nhãn xuất xứ.

Nhìn chung, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn trong việc tuân thủ quy định về ghi nhãn hàng hóa, đặc biệt đối với sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào EU bởi các quy định rất phức tạp, tốn chi phí và thời gian để thực hiện. Khi EVFTA đi vào thực thi, một số cam kết liên quan đến ghi nhãn hàng hóa của EU có thể tạo tác động tích cực, hạn chế rủi ro và giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp Việt Nam.

* Quy định về bao gói:

EU trên cơ sở pháp lý của Chỉ thị 94/62/EC và các chỉ thị sửa đổi quy định như: có thể tái sử dụng, tái chế, thu hồi nhiên liệu hoặc tự hủy; có trọng lượng và khối lượng phù hợp độ an toàn, vệ sinh theo yêu cầu của người tiêu dùng; bảo đảm lượng kim loại nặng hoặc các chất độc hại khác ở mức độ tối thiểu; bảo đảm mức độ tối đa và các yêu cầu đặc thù đối với bao gói nguyên liệu gỗ (Chỉ thị 2004/102/EC & Chỉ thị 2006/14/EC sửa đổi chỉ thị 2000/29/EC).

(4) Quy định về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

EU là thị trường đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và vấn đề bảo vệ mơi trường. Nhu cầu về sản phẩm có các chứng nhận môi trường và trách nhiệm xã hội ngày càng tăng cao, đặc biệt tại Bắc Âu, như một cách để nâng cao yêu cầu về chất lượng sản phẩm.

- Về vấn đề bảo vệ môi trường: Các ngành công nghiệp da giày nhận được

rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng đối với vấn đề phát triển bền vững. Các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 14000 (mơi trường), OHSAS 18001 (sức khỏe và an tồn lao động) hoặc SA 8000 (các điều kiện xã hội) nhằm phát triển sản xuất bền vững. Việc được cấp giấy chứng nhận đối với các tiêu chuẩn này có thể khơng phải theo u cầu của người mua, nhưng nó được coi là một lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

+ Các nhãn sinh thái nhằm giải quyết vấn đề môi trường, hầu hết tập trung vào vật liệu cụ thể của giày dép (dệt may, da, cotton). Ecolabel EU là nhãn hiệu sinh thái của giày dép tiêu thụ tại EU.

+ Quy định về các sản phẩm thảo mộc và động vật hoang dã - CITES Nếu doanh nghiệp sử dụng các vật liệu (hoặc một một phần vật liệu) làm từ thực vật và động vật hoang dã (ví dụ giày làm từ da cá sấu), doanh nghiệp cần đảm bảo rằng việc sử dụng các vật liệu này không bị cấm theo Công ước quốc tế về bn bán các lồi động, thực vật có nguy cơ tiệt chủng (CITES). Các yêu cầu này của EU được nêu tại Quy định 338/97 và danh sách hạn chế các loài động thực vật hoang dã (bao gồm cả sản phẩm của chúng) và phải thực hiện các thủ tục đặc biệt khi sử dụng. Việc sử dụng da hải cẩu bị hạn chế theo luật riêng.

cũng được quan tâm tại thị trường EU và là vấn đề lớn trong ngành cơng nghiệp giày dép. Các tập đồn đa quốc gia là những người tiên phong thực thi CSR, các cơng ty nhỏ lại thường gặp khó khăn trong thực hiện CSR do chi phí q lớn. Tuy nhiên, một số cơng ty trong phân khúc thị trường sản phẩm hữu cơ vẫn yêu cầu các nhà cung cấp của họ thực thi CSR dù đó là doanh nghiệp nhỏ hay lớn.

Trong những năm tới đây, CSR sẽ trở thành vấn đề nổi bật. Các nhà nhập khẩu EU (đặc biệt là những công ty lớn ở các nước Tây và Bắc Âu) ngày càng quan tâm hơn đến trách nhiệm của bên đối tác trong các vấn đề xã hội. Yêu cầu chung là kí kết bộ quy tắc ứng xử, theo đó doanh nghiệp tuyên bố sẽ thực hiện hoạt động kinh doanh một cách có trách nhiệm, tuân thủ luật lao động, bảo vệ môi trường tự nhiên, không thực hiện các hành động hối lộ… Ngồi ra, các nhà nhập khẩu có thể gia nhập vào một số tổ chức như ETI (Ethical Trading Initiative) ở Anh hay Business Social Compliance Initiative. Các tổ chức này tập trung vào thúc đẩy các điều kiên xã hội trong chuỗi cung ứng của các thành viên. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu, với vai trị là nhà cung cấp, cũng được yêu cầu phải tuân thủ nguyên tắc của các tổ chức này.

(5) Quy định riêng tại từng quốc gia EU

Châu Âu được đánh giá là một trong những thị trường có mức độ kiểm sốt an tồn sản phẩm nhập khẩu chặt chẽ nhất trên thế giới với hệ thống các văn bản pháp luật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, giúp kiểm sốt nghiêm ngặt tồn bộ q trình sản xuất, chế biến, nhập khẩu và lưu thơng sản phẩm trên thị trường.

Tại một số quốc gia EU, đặc biệt là các nước Tây Âu, có thể có một số tiêu chuẩn riêng do doanh nghiệp hoặc quốc gia đó quy định đối với hàng nhập khẩu. Các quy định riêng nằm ngoài khung pháp lý của các quốc gia, do vậy, sẽ khơng có trang thơng tin điện tử nào của Chính phủ hay một văn phịng đăng ký có thể đăng ký hoặc cung cấp đầy đủ các thơng tin liên quan đến những quy định này. Nhìn chung, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ nhận được thông tin trực tiếp từ các đối tác kinh doanh của mình từ nước nhập khẩu.

3.3.3. Yếu tố quốc tế

trung bình tăng 2,2%/năm. Năm 2019, thế giới sản xuất 24.3 tỷ đôi giầy dép các loại, chỉ tăng 0.6% so với năm trước, trong đó châu Á sản xuất chiếm 87,4%, Nam Mỹ chiếm 4,7%, châu Âu chiếm 3,2%, châu Phi chiếm 2,9% và Bắc Mỹ chiếm 1,8%.

Trong 10 năm từ 2011 - 2020 sản xuất tại Trung Quốc trong xu hướng giảm dần từ mức trên 60% xuống 55,5%, trong khi Việt Nam gần như tăng gấp đôi và trở thành nước xuất khẩu giầy dép lớn thứ hai thế giới, chiếm 9.5% về số lượng. Việt Nam cũng đứng thứ ba thế giới về sản xuất chiếm 5.8%, chỉ sau Ấn Độ (10.7%) và Trung quốc (55.5%).

Top 10 nước tiêu thụ giày dép lớn nhất gồm hai nhóm: nhóm các nước đơng dân (gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Brazin) và nhóm các nước có thu nhập cao (gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh).

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w