Nghiên cứu về lý luận, thực tiễn về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 28 - 32)

1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến đề tà

1.1.2. Nghiên cứu về lý luận, thực tiễn về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

hóa trong nước - ngồi nước

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Cơng Thương (2017) về chủ đề Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy

xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong điều kiện thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (FTA VN - EU) do ThS. Hoàng Thị Vân Anh làm chủ nhiệm. Đề tài đã

đi sâu phân tích thực trạng và đề xuất khẩu pháp xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU trong điều kiện thực hiện Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Nội dung của đề tài đã khái quát và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu, đặc biệt là những phân tích, đánh giá về các yếu tố có ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua, từ đó đưa ra những nhận định làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thiết thực, hiệu quả thời gian tới nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu, đặc biệt khi mà FTA Việt Nam - EU có hiệu lực.[1]

Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Tuấn Anh, Đại học kinh tế quốc dân (2006) với chủ đề về Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc

của Việt Nam trên thị trường EU. Luận án đã hệ thống hóa lý thuyết về cạnh

tranh và khả năng cạnh tranh sản phẩm nói chung và hàng may mặc Việt Nam nói riêng trên thị trường EU; phân tích những lợi thế và hạn chế của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU, đồng thời đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU.[2]

Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Thanh Bình, Đại học Ngoại Thương (2005) với chủ đề Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các

quy định của EU về chính sách sản phẩm nhập khẩu trong marketing xuất khẩu ở các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, đã luận giải những khái nhiệm liên quan đến marketig xuất khẩu và chính sách sản phẩm trong marketing xuất khẩu. Tác giả đã phân tích các quy định về chính sách sản phẩm nhập khẩu của EU. Từ việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam - EU từ những năm trước và việc đáp ứng các quy định của EU về chính sách sản phẩm nhập khẩu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU). [3]

Nghiên cứu của Hoa Hữu Cường (2016), Nâng cao khả năng xuất khẩu

đề xuất một số giải pháp và cũng là khuyến nghị đối với nhà nước, doanh nghiệp trong việc nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam ở thị trường EU. Về phía nhà nước, cần hồn thiện hàng lang pháp lý, môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường EU, thúc đẩy đầu tư cơng nghệ, có chính sách phát triển nguồn nhân lực. Về phía doanh nghiệp, tích cực nghiên cứu thị trường EU, xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm nguồn tín dụng hỗ trợ nhập khẩu.[23]

Luận án tiến sĩ của NCS Đỗ Thị Hương, Đại học Kinh tế quốc dân (2009),

Hoàn thiện hoạt động xúc tiến nhằm thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU. Luận án đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận,

phân định các khái niệm có liên quan và làm rõ bản chất, nội dung cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ, từ đó khẳng định vai trị và tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm của một số nước về xúc tiến xuất khẩu, phân tích thực tiễn cũng như đưa ra những đánh giá, nhận định về thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU, luận án đề xuất định hướng phát triển xuất khẩu và hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, đưa ra một số dự báo tổng quan về bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới. Đây là cơ sở thực tiễn và khoa học quan trọng cho việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. [40]

Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Hoàng, Đại học Thương mại (2009),

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các nước EU của doanh nghiệp dệt may Việt Nam giai đoạn hiện nay. Tác giả đã hệ thống hóa

và phân tích cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may sang thị trường EU thông qua việc phân định một số khái niệm và nội hàm của các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp; đề xuất cách tiếp cận mở về đánh giá và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp một cách tổng hợp và lượng hóa cũng như đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường EU theo các khâu của chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng dệt may; đồng

thời làm rõ các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU. [35]

Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại (2011) về chủ đề

Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000 - 2010, do ThS. Phùng Thị Vân Kiều làm chủ nhiệm,

đề tài đã đi sâu phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU và triển vọng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2000 - 2010.[42]

Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Cơng Thương (2018), Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng

thực phẩm chế biến của Việt Nam sang thị trường EU do TS.Vũ Thị Lộc làm

chủ nhiệm đã tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực phẩm chế biến như: Khái niệm về sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực phẩm chế biến; Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực phẩm chế biến; Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực phẩm chế biến; Nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực phẩm chế biến. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thực phẩm chế biến của Việt Nam sang thị trường EU và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực phẩm chế biến của Việt Nam sang thị trường EU như giải pháp nhằm gia tăng sản lượng xuất khẩu; giải pháp nhằm đa dạng thị trường xuất khẩu.[56]

Luận án tiến sĩ của NCS Đinh Thị Thu Oanh, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, (2012) với chủ đề Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt

Nam sang thị trường Hoa Kỳ, luận án đã tập trung làm rõ các cơ sở lý thuyết về

đẩy mạnh xuất khẩu sang một thị trường. Đặc biệt tác giả đã đánh giá thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của VN trên thị trường Hoa Kỳ. Từ đó tác giả đã rút ra được điểm mạnh và hạn chế, nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này. Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ bao gồm: Nhóm giải pháp cho các DN xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam.

Nhóm kiến nghị với các cơ quan Chính phủ (Bộ Cơng thương, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Bộ Tài chính,…). Nhóm kiến nghị với Hiệp hội Xuất khẩu sản phẩm gỗ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). [64]

Luận án tiến sĩ của NCS Lê Minh Tâm, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2012) đã lựa chọn chủ đề về xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường

Liên minh châu Âu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Cơng trình nghiên

cứu đã làm rõ một trong những vấn đề lý luận về xuất khẩu là học thuyết thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những yêu cầu đặt ra cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU, cũng như đề cập đến đặc điểm thị trường thủy sản EU, từ đó đề ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.[66]

Bài nghiên cứu Xuất khẩu giày dép Việt Nam: Hướng thương mại và yếu

tố quyết định thâm nhập thị trường của doanh nghiệp (Vietnamese foowear

export: the direction of trade and determinants of firms’ market penentration) xuất bản bằng tiếng Anh của hai tác giả Vũ Thị Hạnh và Đoàn Quang Hùng đăng trên tạp chí quốc tế Munich Personal RePEc Archive (MPRA) năm 2016 đã điều tra nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hướng thương mại bằng cách sử dụng bảng dữ liệu hỗn hợp (panel data) của các doanh nghiệp da giày Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010. Đáng chú ý, kinh tế dựa trên quy mô cho thấy những tác động tích cực và quan trọng đối với các doanh nghiệp da giày tại thị trường EU và Hoa Kỳ. Mặc dù các doanh nghiệp giày dép Việt Nam ít có khả năng xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực ASEAN, nhưng họ lại có xu hướng tập trung đa dạng hóa sản phẩm tại thị trường này. [105]

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w