Khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 37 - 40)

Những cơng trình đã cơng bố ở trong và ngồi nước đã giải quyết những khía cạnh khác nhau cả về lý luận, thực tiễn. Trong đó, nhiều cơng trình đã: (1) Nghiên cứu, luận giải và làm rõ lý thuyết đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của một

quốc gia sang một liên minh hoặc 1 FTA song phương; (2) Nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của EVFTA đến nền kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng, chỉ ra những cơ hội, thách thức và khuyến nghị các giải pháp cho Việt Nam; (3) Phân tích đánh giá thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu; (4) Nghiên cứu và dự báo các xu hướng phát triển thị trường da giầy thế giới, đề xuất các phương án lựa chọn thị trường tốt hơn cho xuất khẩu da giầy của Việt Nam; (5) Nghiên cứu các cam kết của EVFTA và khả năng tác động của các cam kết này tới các dòng chảy của thương mại thế giới, cũng như các tác động tạo lập và làm chệch hướng thương mại của EVFTA, đưa ra các khuyến nghị và giải pháp… Các kết quả khoa học này sẽ được tiếp thu, kế thừa trong nghiên cứu, thực hiện đề tài luận án.

Tuy nhiên, do các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có chủ đích khác nhau và được thực hiện trong các khoảng thời gian và bối cảnh khác nhau nên còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về chủ đề nghiên cứu chưa được cập nhật, nghiên cứu, phát triển, làm rõ. Cụ thể: (1) Các nghiên cứu ở cả trong và ngồi nước có liên quan đến mặt hàng da giày và xuất khẩu mặt hàng da giày nói chung và xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường Liên minh châu Âu nói riêng. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào trực tiếp đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày (HS 64) của Việt Nam vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do EVFTA; (2) Các cơng trình nghiên cứu ở trên mặc dù đã tiếp cận và xử lý một hoặc một số khía cạnh có liên quan đến xuất khẩu mặt hàng da giày, thậm chí là tiếp cận đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp cận các lý thuyết cơ bản để từ đó xác định rõ được nội hàm của đẩy mạnh xuất khẩu, trên cơ sở đó xây dựng khung khổ lý thuyết, xác lập các nội dung và chỉ tiêu cho phân tích, đánh giá về thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu trong tiến trình thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU; (3) chưa có nghiên cứu một cách chuyên sâu và cập nhật về tình hình thị trường mặt hàng da giày của EU, những cam kết cụ thể của Việt Nam và EU trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đối với mặt hàng da giày, những yếu tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu,

để từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu khi thực thi các cam kết trong Hiệp định FTA Việt Nam - EU. Do vậy, có thể nói việc lựa chọn tên đề tài luận án, xác định mục tiêu nghiên cứu để xác định các nội dung và chỉ tiêu cho phân tích, đánh giá về thực đẩy mạng xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu trong tiến trình thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU là khơng trùng lặp và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY CỦA MỘT QUỐC GIA VÀO MỘT KHU VỰC THỊ TRƯỜNG

ĐÃ KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w