2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dagiày vào
2.3.3. Nhân tố quốc tế
Tự do hóa thương mại và sự bùng nổ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, khu vực và đa phương đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn bất cứ lúc nào. Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng khiến nền kinh tế mỗi quốc gia trở thành một phần không thể tách rời, bị chi phối và có mối tương quan chặt chẽ với những biến động khó lường của kinh tế thế giới. Càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thương mại Việt Nam nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nói riêng càng phụ thuộc vào chuyển động của kinh tế thế giới. Tác động của xu hướng tự do hóa thương mại và sự bùng nổ
các Hiệp định FTA, nhất là các FTA thế hệ mới, trong đó có Hiệp định EVFTA, bên cạnh việc gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu, việc tăng cường áp dụng các biện pháp phi thuế quan, rào cản kỹ thuật trong thương mại là rất đa dạng và vơ cùng phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh của hoạt động thương mại, tác động tới xu hướng chuyển dịch luồng thương mại và đầu tư giữa các khu vực và làm cho hoạt động xuất nhập khẩu trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Đối với mặt hàng da giày, các FTA thế hệ mới, điển hình là Hiệp định EVFTA, với mục tiêu xóa bỏ phần lớn thuế quan cho các mặt hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam, sẽ là cơ hội tốt cho hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam tăng sức cạnh tranh về giá khi tiếp cận các thị trường rộng lớn này, từ đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, nhất là những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như da giày.
Việt Nam và EU đã ký hiệp định thương mại tự do EVFTA trong đó EU cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu cho hàng giày dép Việt Nam như sau:
Loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho 37% số dịng thuế ngành giày dép (các loại giày chống thấm cao su/nhựa, dép lê và dép đi trong nhà, nguyên phụ liệu ngành giày dép…). Các dịng thuế này đang có mức thuế suất cơ sở từ 3,5 - 17%;
Số còn lại, thuế suất cơ sở từ 5 - 17%, sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 7 năm (phần lớn các loại giày dép mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu thuộc nhóm này).
Liên quan tới thuế xuất khẩu, Việt Nam có cam kết trong EVFTA loại bỏ thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu da (bao gồm cả da sống và da thuộc) trong vòng 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, thuế xuất khẩu đối với nhóm hàng này sẽ được cắt giảm dần về 0% từ mức thuế cơ sở hiện nay (1-10% tùy từng mã hàng).
Nhóm sản phẩm giày dép còn lại (63%) được EU cam kết loại bỏ theo lộ trình 3-7 năm gồm phần lớn các loại giày dép Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang EU:
+ Hiện tại nhóm này đang được hưởng mức thuế ưu đãi giảm trung bình 3,5% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cấp (GSP).
+ 02 năm sau khi EVFTA có hiệu lực GSP sẽ tự động chấm dứt (vào ngày 31/07/2023), trong khi các mức thuế nhập khẩu đối với giày dép theo hiệp định EVFTA sẽ giảm dần về 0% theo lộ trình 3-7 năm, tính từ mức thuế cơ sở (MFN).
Mức thuế cơ sở (MFN) trung bình của EU đối với giày dép nhập khẩu từ Việt Nam là 12.4%. Từ 01/01/2014 sản phẩm giầy dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU với mức giảm 3,5% cho các dòng thuế. Quy chế GSP còn hiệu lực trong vòng 2 năm sau khi EVFTA có hiệu lực, sau đó doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn áp dụng biểu thuế theo GSP hay theo biểu thuế ưu đãi của hiệp định EVFTA, biểu thuế nào thấp hơn.
Lộ trình xóa bỏ thuế quan đối với các sản phẩm da giầy theo EVFTA được thực hiện theo 4 giai đoạn:
- A: Thuế cơ sở (MFN) được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực (43%);
- B3: Thuế cơ sở được xóa bỏ sau 4 lần cắt giảm đều, mỗi năm một lần, bắt đầu từ năm Hiệp định có hiệu lực (15,1%);
- B5: Thuế cơ sở được xóa bỏ sau 6 lần cắt giảm đều, mỗi năm một lần, bắt đầu từ năm Hiệp định có hiệu lực (11,6%);
- B7: Thuế cơ sở được xóa bỏ sau 8 lần cắt giảm đều, mỗi năm một lần, bắt đầu từ năm Hiệp định có hiệu lực (30.2%).
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của EU từ ngày 01/08/2020 như sau: Đối với giày dép (HS64) của Việt Nam, tồn bộ các nhóm sản phẩm 6401 và 6402 đều được xóa bỏ ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Các dịng thuế cịn lại có lộ trình xóa bỏ thuế quan tối đa 7 năm sau khi hiệp định có hiệu lực.
Bảng 2.1. Lộ trình cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng da giày của Việt Nam xuất khẩu vào EU
Mã HS 64 Mơ tả chi tiết Thuế MFN của EU
Lộ trình xóa bỏ thuế quan
6401 Giày bảo hộ, cao su hoặc nhựa 17% A
6402 Giày có mũ và đế giầy bằng
cao su hoặc nhựa 16,8 - 17% A
6403 Giày da, có đế nhựa, cao su,
da 5-8% A-B3-B5-B7
6404 Giày vải, đế da, nhựa, cao su 16,9 - 17% A - B3
6405 Giầy dép khác 4 - 17% A - B5
6406 Phụ kiện giày dép 3% A
Nguồn: Cục xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
* Quy định về hải quan đối với các hoạt động xuất nhập khẩu
Tự do lưu thơng: Hàng hố nhập khẩu vào EU được tự do lưu thông trên
lãnh thổ 27 nước thành viên EU như hàng hoá được sản xuất tại EU sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định.
Gia công tại EU: Cho phép hàng bán thành phẩm hoặc nguyên liệu thô
được nhập vào EU để gia công và được các nhà sản xuất của EU tái xuất khẩu trong EU mà các nhà sản xuất không cần phải nộp thuế hải quan và VAT đối với hàng hố đó. Có 2 cách liên quan đến thuế là miễn thuế hoặc đóng thuế trước và được hồn thuế. Gia cơng dưới sự quản lý của hải quan: Nghĩa là hàng hoá được gia công phải chịu mức thuế thấp hơn trước khi đưa vào tự do lưu thơng (ví dụ các vật liệu nhựa PVC chịu mức thuế 8,3% có thể gia cơng thành phim với mức thuế chỉ 2,7%). Mức thuế nhập khẩu chênh lệch sẽ dành cho việc bảo tồn hoặc thêm mới các hoạt động gia công tại cộng đồng.
Kho hải quan: Kho hải quan cho phép doanh nghiệp giữ hàng nhập khẩu
tại cộng đồng và lựa chọn thời gian đóng thuế hoặc tái xuất hàng hố. Khối lượng cơng việc và gia cơng cho phép đối với hàng hố lưu kho hải quan được khống chế trong phạm vi bảo quản hàng hố. Tuy nhiên cũng có thể tiến hành gia cơng để bán vào cộng đồng hoặc gia cơng dưới sự kiểm sốt của hải quan tại kho hải quan.
Khu vực tự do: Khu vực tự do là khu vực đặc biệt trên lãnh thổ hải quan
EU. Hàng hoá trong khu vực này được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT và các loại thuế nhập khẩu khác. Hàng hoá nhập khẩu được lưu tại khu vực này được coi là chưa nhập khẩu vào cộng đồng, hàng hoá của cộng đồng lưu tại đây được coi là đã xuất khẩu. Đối với hàng nhập khẩu, khu vực tự do được dùng như là nơi lưu kho đối với hàng hố khơng có nguồn gốc cộng đồng cho đến khi hàng hố này được đưa vào tự do lưu thơng.
Tạm nhập: Tạm nhập là hàng hố có thể được sử dụng tại Cộng đồng mà
không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế VAT theo một số điều kiện nhất định và phải tái xuất theo đúng tình trạng mà hàng hóa được nhập vào. Đối với loại này, EU cho phép sử dụng kê khai bằng lời (nghĩa là trả lời hải quan như trường hợp đối với hành lý xách tay). Tuy nhiên, hải quan có thể yêu cầu liệt kê danh sách hàng hoá để bổ sung cho việc khai bằng lời.
Hàng quá cảnh: Luật hải quan EU cho phép hàng hoá được quá cảnh qua
lãnh thổ hải quan EU nếu đáp ứng các quy định về thủ tục quá cảnh (gồm các bảo lãnh riêng; các phương tiện vận chuyển; các bản khai theo quy định; hoàn thành các thủ tục tại hải quan xuất phát, trên đường và tại điểm đến; các thủ tục kiểm soát hàng xuất cảnh).
* Cam kết EVFTA về quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng giày dép
Đối với sản phẩm giày dép, quy tắc xuất xứ áp dụng đối với trường hợp có một phần ngun liệu khơng xuất xứ (hầu như tất cả giày dép xuất khẩu của Việt Nam đều là trường hợp này) như sau:
Đối với tất cả các sản phẩm thuộc Chương 64, trừ sản phẩm mã 6406: được sản xuất từ tất cả các loại nguyên liệu ở bất kỳ mã HS nào, ngoại trừ việc lắp ráp mũ với đế thuộc mã 6406;
Đối với sản phẩm thuộc mã 6406 (các bộ phận của giày, dép): được sản xuất từ tất cả các loại nguyên liệu ở bất kỳ mã HS nào trừ chính mã HS của sản phẩm đó.
Khác với dệt may yêu cầu quy tắc xuất xứ từ vải trở đi, với da giày, vấn đề xuất xứ lại khơng q khó khăn. Bởi ngành da giày Việt Nam từ trước đến nay vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi GSP do phía EU dành cho các nước đang phát triển. Do đó, doanh nghiệp da giày đã phải đáp ứng các quy tắc xuất xứ này từ trước khi đàm phán EVFTA. Nên quy tắc xuất xứ này gần như không thay đổi, đây là thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp da giày hiện nay.
Đối với lĩnh vực da giày, EVFTA cho phép các doanh nghiệp Việt Nam
sử dụng nguyên liệu (da, vải) nhập khẩu từ bất cứ nước nào cùng có FTA với Việt Nam và EU (vi dụ da, vải nhập khẩu từ EU hoặc Hàn Quốc là nước có FTA với cả Việt Nam và EU) được hưởng cắt giảm thuế nhập khẩu vào EU theo EVFTA, với điều kiện sản phẩm cuối cùng làm tại Việt Nam.
* Cam kết EVFTA về hàng rào kỹ thuật (TBT) đối với sản phẩm giày dép
EVFTA chủ yếu bao gồm các cam kết chung hợp tác, minh bạch hóa trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật (TBT); khơng có cam kết nào cụ thể liên quan tới các biện pháp TBT có thể ảnh hưởng tới mặt hàng giày dép, ngoại trừ: Các cam kết về ghi nhãn hàng hóa; Hợp tác trong việc cơng nhận các quy trình đánh giá sự phù hợp của mỗi bên; Hậu kiểm;… Đối với Việt Nam, cam kết chấp nhận xuất xứ hàng hóa ghi chung “Made in EU” hoặc ghi rõ xuất xứ từng nước trong EU đối với hàng hóa cơng nghiệp (trong đó có giày dép).
Như vậy, về cơ bản, khi EVFTA có hiệu lực, EU và Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chủ động trong việc áp dụng các biện pháp TBT đối với hàng nhập khẩu như hiện tại. Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn sẽ phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của bên nhập khẩu như trước đây.
Các quy định của EU đối với sản phẩm da giày bao gồm các quy định sau:
Chỉ thị về an toàn sản phẩm (2001/95/EC); Chỉ thị về gắn nhãn cho hàng da giày (94/11/EC); Quy định EC/1007/2011 về tên xơ dệt và nhãn thành phần xơ dệt; Quy định EC/1907/2006 (REACH) về đăng ký, thơng báo, đánh giá và cấp phép hóa chất, liên quan đến sản phẩm dệt may, da giày và phụ kiện; Chỉ thị
94/62/EC về bao bì và chất thải từ bao bì, trong đó qui định nồng độ tối đa kim loại năng thải ra; Chỉ thị về thiết kế thiết bị bảo hộ (89/686/EEC); Quy định về nhãn khác: nhãn cỡ số, nhãn sinh thái…
Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế: ISO (hàng hóa), IEC (điện), ITU (viễn
thơng). Các tiêu chuẩn EN được điều phối, tích hợp đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế (ISO).
Các tiêu chuẩn đồ da: CEN xây dựng tiêu chuẩn EN về đồ da vận dụng
các quy định của IULTCS (Liên minh QT các hội cơng nghệ và hóa chất ngành da), kết hợp áp dụng các Tiêu chuẩn ISO. Hiện có 106 Tiêu chuẩn EN của EU đối với sản phẩm da - giày, trong đó có một số Tiêu chuẩn ISO được áp dụng như là tiêu chuẩn EU.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG TIẾN TRÌNH
THỰC HIỆN EVFTA