Nhân từ phía nước nhập khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 92 - 101)

3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng

3.3.2. Nhân từ phía nước nhập khẩu

3.3.2.2. Quy mô thị trường và nhu cầu nhập khẩu giày dép của EU

Nghiên cứu của Transparency Market Research chỉ ra rằng thị trường giày dép EU có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trung bình là 1,5% từ năm 2015 đến năm 2021. Theo số liệu thống kê từ Trademap, năm 2020 EU đã nhập khẩu hơn 49,4 tỷ USD giày dép các loại, chiếm khoảng 41% tổng giá trị nhập khẩu của thế giới.

Các nước cung cấp sản phẩm giày dép cho thị trường EU rất đa dạng và phong phú bao gồm nhập từ nước nội khối EU khoảng 22,69 tỷ USD (chiếm 46%) và ngoại khối EU lên đến 26,72 tỷ USD (tương đương 54%). Trong các nước nội khối, EU nhập khẩu nhiều nhất từ Ý (4,56 tỷ USD), tiếp đến là Đức (3,67 tỷ USD), Bỉ (2,21 tỷ USD), Hà Lan (1,78 tỷ USD), và Pháp (1,77 tỷ USD). Các nước nội khối EU không chỉ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cao cấp được sản xuất tại EU mà cịn tái xuất các sản phẩm được nhập khẩu (ví dụ như sản phẩm giày dép do các nước EU nhập khẩu từ thế giới và đặc biệt là khu vực châu Á, sau đó sẽ xuất sang các nước thành viên khác ở EU). Vì vậy, các nước châu Á sẽ có cơ hội cạnh tranh với các nước thị trường nội địa EU. Các nước nhập khẩu giày dép lớn nhất ở EU là Đức với giá trị 12,47 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng nhập khẩu giày dép thế giới trong năm 2020, vị trí thứ 2 là Pháp chiếm 6% và kế đến là Ý là 5%.Trung Quốc là nước có kim ngạch xuất khẩu vào EU cao nhất và cũng là nguồn cung ứng chính cho cả EU, chiếm khoảng 19,8%.

Việt Nam đứng thứ 2, tỷ trọng mặt hàng giày dép Việt Nam trên tổng nhập khẩu giày dép của EU là 12,3%. Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam thuộc ngoại khối EU như Indonesia và Ấn Độ chỉ đạt tỷ trọng lần lượt là 3,7% và 2,6%, thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam

Trong giai đoạn 2017 - 2019, nhập khẩu giày dép các loại của EU từ Việt Nam tăng 4,5%/năm. Năm 2020, cũng giống như nhiều thị trường, nhập khẩu giày dép các loại từ Việt Nam giảm 13,0% so với năm 2019, đạt 4,18 tỷ USD.

Bảng 3.5. Thị trường cung cấp giày dép các loại cho EU trong giai đoạn 2017 - 2020 Thị trường Năm 2017 (nghìn USD Năm 2020 (nghìn USD) Bình quân 2017- 2020 (%) Năm 2020 so với 2019 (%) Tỷ trọng (%) Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng 55.042.765 4,6 -10,8 100,0 100,0 100,0 100,0 Nội khối 33.743.382 5,5 -7,4 58,07 59,08 59,06 61,30 Ngoại khối 21.299.382 3,4 -15,7 41,93 40,92 40,94 38,70 Trung Quốc 8.657.434 7.470.432 3,5 -19,4 15,37 15,25 15,03 13,57 Việt Nam 4.407.169 4.183.988 4,5 -13,0 7,82 7,28 7,80 7,60 Anh 2.144.242 1.848.647 -0,7 -12,6 3,81 3,67 3,43 3,36 Ấn Độ 1.313.528 996.724 -0,5 -23,4 2,33 2,23 2,11 1,81 Hàn Quốc 18.644 22.574 1,3 17,9 0,03 0,03 0,03 0,04

Nguồn: Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat)

Các đối thủ cạnh tranh trong top 5 tại thị trường này cịn có Indonesia, Ấn Độ, Anh và Campuchia, song các nước này có thị phần thấp hơn Việt Nam và ít có cơ hội để vượt lên trên Việt Nam trong xuất khẩu vào EU, đặc biệt khi EVFTA có hiệu lực sẽ tạo thuận lợi về thuế quan cho mặt hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU.

Trong khi Việt Nam có được nhiều lợi ích và cơ hội nhờ mức thuế suất 0% từ EVFTA, thì các quốc gia khác lại mất thị phần tại EU do giá cả hàng hóa khơng thể cạnh tranh so với giá cả các mặt hàng tương tự từ Việt Nam.

EU là một trong những khu vực thị trường lớn về giày dép thế giới, đồng thời sở hữu ngành công nghiệp giày dép phát triển quy mô lớn và hiện đại. Với việc cạnh tranh từ các nước có giá nhân cơng rẻ nên mức tăng trưởng sản xuất ngành da giày EU giảm, thay vào đó EU trở thành khu vực thị trường nhập khẩu lớn. Các nước sản xuất da giày lớn ở châu Âu là Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức tập trung sản xuất những sản phẩm cao cấp với những nhãn hiệu nổi tiếng, còn lại gần 50% giày dép tiêu thụ trong khu vực này có nguồn gốc từ thị trường ngoại khối.

giới và có nhu cầu tiêu thụ giày dép cao, bình qn 6 - 7 đơi/người/năm. Đây là một thị trường tiêu thụ giày dép rất ổn định và đầy tiềm năng, 50% giày dép tiêu thụ ở khu vực này được nhập khẩu theo các đơn đặt hàng.

Tại thị trường EU, ngoài giá cả, chất lượng là yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với phần lớn các mặt hàng tiêu thụ, trong đó có giày dép, với các chủng loại giày dép rất đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều loại vật liệu (dệt, nhựa, cao su và da), các sản phẩm từ giày dép nam, nữ, trẻ em đến các loại sản phẩm chuyên dụng như giày trượt tuyết, giày bảo hộ…

3.3.2.3. Chính sách thương mại và rào cản đối với mặt hàng da giày của EU

3.3.2.3.1. Chính sách thương mại nội khối EU

Chính sách thương mại nội khối EU chủ yếu tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung châu Âu (nhằm mục tiêu xóa hết việc kiểm sốt biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan (tức là xóa bỏ hết hàng rào thuế quan và phi thuế quan) để hàng hóa, sức lao động, dịch vụ và vốn có thể tự do lưu thông. Điều này rất phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng như hiện nay. Thế giới đang được ví như “thế giới phẳng”. Các quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng hợp tác, bổ sung với nhau để cùng nhau phát triển. Nên chính sách thương mại nội khối EU tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung châu Âu là rất hợp lý, cần thiết và quan trọng. Nó có ý nghĩa quan trọng tác động đến sự phát triển, lớn mạnh và bền vững của liên minh, điều hịa các chính sách kinh tế và xã hội của các nước thành viên.

Những chính sách thương mại nội khối đúng đắn, hợp lý đã giúp cho nền kinh tế của EU ngày càng phát triển, thể hiện rõ tầm quan trọng của khối này đối với sự phát triển của từng nước trong liên minh. Không như các liên kết khác, hầu như sự liên kết với nhau chủ yếu dựa trên sự gần gũi về mặt địa lý, cịn kinh tế thương mại trong khối ít, thương mại nội khối chiếm phần rất nhỏ và chưa thực sự có ảnh hưởng lẫn nhau.

(1) Chính sách ngoại thương của EU

Các nước thành viên EU cùng áp dụng chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoại khối. Ủy ban châu Âu là người đại diện duy nhất cho Liên

minh châu Âu trong đàm phán ký kết các hiệp định thương mại và dàn xếp các tranh chấp trong lĩnh vực này. Chính sách ngoại thương của EU bao gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở hiệp định, tất cả đều được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế (nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh cơng bằng).

Các chính sách phát triển ngoại thương của Liên minh châu Âu từ năm 1995 đến nay chủ yếu là chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách tự do hóa thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Ngồi các chính sách, EU có quy chế nhập khẩu chung. Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp như chống bán phá giá (sản phẩm mũ da của Việt Nam đã bị EU thực hiện các biện pháp này), chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả.

(2) Chính sách quản lý nhập khẩu

EU phân biệt hai nhóm nước: Thứ nhất là nhóm áp dụng cơ chế thị trường; thứ hai là các nhóm có nền thương nghiệp quốc doanh. Nếu hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh châu Âu từ các nước thuộc nhóm hai, Việt Nam trước kia phải chịu sự quản lý chặt chẽ và xin phép trước khi nhập khẩu, sau khi Việt Nam và EU ký kết hiệp định hợp tác 1995 với điều khoản đối xử tối huệ quốc và mở rộng thị trường cho hàng hóa của nhau thì quy định xin giấy phép trước đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam đã được hủy bỏ. Đến ngày 14/5/2000, EU đã ra quyết định công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường. Tuy nhiên, EU vẫn xem Việt Nam là nước có nền thương nghiệp quốc doanh và phần nào vẫn phân biệt đối xử hàng có xuất xứ từ Việt Nam so với hàng của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển khi tiến hành điều tra và thi hành biện pháp chống bán phá giá (điển hình là vụ kiện bán phá giá giày mũi da của Việt Nam xuất sang EU). Còn nếu hàng hóa nhập khẩu vào EU thuộc nhóm nước áp dụng nền kinh tế thị trường thì khơng cần phải xin phép trước khi nhập khẩu và được đối xử bình đẳng hơn.

EU có chế độ quản lý nhập khẩu hết sức phức tạp nên việc thu thập và phổ biến thông tin về thị trường này đến các nhà xuất khẩu của Việt Nam là việc làm cần thiết và quan trọng hàng đầu hiện nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế

quốc tế.

(3) Chính sách thuế quan

EU là nền kinh tế có độ mở cao và ln duy trì quan điểm phát triển thương mại theo hướng tự do hóa. Hiện nay, gần 3/4 hàng hóa nhập khẩu vào EU có mức thuế giảm hoặc bằng 0%. Hệ thống thuế quan áp dụng cho hàng hóa nói chung của các nước EU được chia thành ba loại chính: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế hàng hóa. Thuế giá trị gia tăng và thuế hàng hóa được áp dụng theo quy định của từng thị trường riêng lẻ.

Đối với hàng hóa được nhập khẩu từ các nước ngồi EU, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng chung cho tất cả các thị trường thuộc EU theo đúng quy định trong Chính sách thương mại chung (CCP) của EU. Các quốc gia khác nhau và mặt hàng nhập khẩu khác nhau sẽ hưởng mức thuế suất khác nhau. Việc thay đổi thuế suất sẽ được thực hiện thông qua các hiệp định về thuế quan và thương mại, được tiến hành đàm phán và ký kết bởi Ủy ban EU trên cơ sở sự cho phép của Hội đồng EU trên nguyên tắc đồng thuận đa số.

Hiện nay, EU áp dụng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập, chia các sản phẩm được hưởng GSP thành bốn nhóm với 4 mức thuế ưu đãi khác nhau dựa trên độ nhạy cảm đối với các nhà nhập khẩu, mức độ phát triển của nước xuất khẩu và các văn bản đã ký kết giữa các bên. Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu, EU quy định hàm lượng giá trị sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP tính theo giá xuất xưởng phải đạt 60% tổng giá trị liên quan. Ngồi ra, EU cịn quy định cụ thể tỷ lệ giá trị và công đoạn gia cơng đối với một số nhóm hàng mà u cầu phần giá trị sáng tạo trên 60% (giày dép chỉ được hưởng GSP hoặc nhập khẩu). Bên cạnh đó, EU cũng quy định thêm nguyên tắc xuất xứ cộng gộp, dựa vào đó nếu hàng hóa của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Những quy định khác về GSP của EU như nguyên tắc tự vệ và loại trừ, điều kiện hưởng GSP.

Với các quốc gia đang phát triển, EU áp dụng Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), là một quy chế ưu đãi thương mại đơn phương của EU (qua việc giảm thuế nhập khẩu) nhằm giúp sản phẩm của quốc gia đang phát triển có ưu

đãi hơn các quốc gia khác khi tiếp cận thị trường EU.

Sản phẩm da giày xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trước tháng 8/2020 được hưởng mức thuế suất GSP. Hiện nhóm này đang được hưởng mức thuế ưu đãi trung bình 3 - 4% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), sau khi EVFTA hiệu lực, các mức thuế nhập khẩu đối với giày dép sẽ giảm dần đều xuống 0% tính từ mức MFN (khoảng 12,4%) trong lộ trình 3 - 7 năm. Các mặt hàng có mức thuế 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực tập trung vào mặt hàng giày thể thao, giày vải và giày cao su. Đây là các mặt hàng thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Sản phẩm giày dép được sử dụng nguyên liệu không xuất xứ từ bên ngoài Hiệp định, ngoại trừ các bộ phận lắp ghép từ mũi giày và đế giày. Tiêu chí xuất xứ này được xem là chặt hơn so với một số FTA khác nhưng khơng phải là tiêu chí mới đối với ngành da giày, do trước đó doanh nghiệp da giày đã xuất khẩu sang EU với tiêu chí tương tự trong GSP.

Như vậy, trong những năm đầu thực hiện EVFTA, phần lớn sản phẩm giày dép sẽ không được hưởng lợi ngay. Tuy nhiên về lâu dài, ngành giày dép sẽ được hưởng lợi nhờ vào các ưu đãi thuế quan theo EVFTA ổn định (trong khi GSP thì biến động tùy vào quyết định mỗi năm của EU), không phụ thuộc vào tỷ trọng trong tổng nhập khẩu vào EU và giảm dần xuống 0%. Hơn nữa, phần lớn nước xuất khẩu giày dép vào EU hiện nay đều chưa có FTA với EU.

Sự khác biệt về cơ chế thuế nhập khẩu ưu đãi giữa Hiệp định EVFTA và Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) sẽ giúp Việt Nam có lợi thế xuất khẩu nhất định.

Bảng 3.6. So sánh GSP và EVFTA

GSP EVFTA

- Là cơ chế đơn phương của EU khơng ổn định do EU sẽ rà sốt định kỳ theo tiêu chí riêng để quyết định một nước hoặc một mặt hàng có được hưởng GSP trong giai đoan tiếp theo hay không.

- Chỉ áp dụng đối với những mặt hàng “chưa trưởng thành”.

- Các sản phẩm nhạy cảm chỉ được giảm chứ không được miễn thuế.

- Là cơ chế song phương do Việt Nam và EU cùng thống nhất ổn định, không bên nào được rút lại và phải thực hiện cắt giảm thuế theo đúng lộ trình cam kết nếu Hiệp định đang cịn hiệu lực. - Áp dụng đối với tất cả các mặt hàng trong biểu thuế.

- Hơn 99% hàng hóa sẽ được miễn thuế hồn tồn sau lộ trình 7 năm

Nguồn: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh EU, Sổ tay cho doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Công Thương, tháng 5/2016

3.3.2.3.2. Những rào cản vào thị trường EU

EU có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều, nhưng lại sử dụng khá nhiều biện pháp phi thuế quan (rào cản kỹ thuật). Do vậy, hàng xuất khẩu của Việt Nam muốn vào thị trường này phải vượt qua các rào cản kỹ thuật của EU. Rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hóa ở các tiêu chuẩn của sản phẩm như Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 hay SA 8000. Đây gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển.

(1) Các tiêu chuẩn, quy định về an toàn sản phẩm tiêu dùng của EU:

Chủ yếu liên quan tới các vấn đề bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, gồm các quy định bắt buộc và các quy định tự nguyện.

* Các quy định bắt buộc: Cấm hoặc hạn chế sử dụng các chất/hóa chất

nghi là có hại cho sức khỏe con người trong thành phần sản phẩm (hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất).

trong các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường EU vì có thể gây nguy hại cho

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w