Các chỉ số thương mại được sử dụng trong luận án bao gồm: giá trị, tỷ trọng xuất khẩu, chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và chỉ số chun mơn hóa xuất khẩu (ES), chỉ số cường độ thương mại (TI), chỉ số thương mại nội ngành (IIT) và chỉ số tập trung thương mại (TII).
(1) Hệ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) được Balassa (1965) đề xuất để
xác định các mặt hàng mà một quốc gia có lợi thế so sánh.[88] RCAi = (Xci/Xc)/( Xwi/Xw), i = 1÷ n
Trong đó: Xci: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm i của quốc gia.
Xc: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia.
Xw: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới.
+ Nếu RCAi < 1 tức là Xci/Xc < Xwi/Xw: Quốc gia đó được xem là khơng có lợi thế so sánh đối với sản phẩm i.
+ Nếu 1 < RCAi < 2,5: Hàng hóa tương đối có lợi thế so sánh; mức lợi thế tăng dần khi RCA tiến dần tới 2,5.
+ Nếu RCAi > 2,5: Hàng hóa có lợi thế so sánh rất cao.
RCA của một mặt hàng ở nước nào lớn hơn càng chứng tỏ vị trí đạt được của mặt hàng đó có lợi thế so sánh cao hơn so với vị trí của mặt hàng cùng loại tại các quốc gia có hệ số RCA nhỏ hơn. Khi thị trường xuất khẩu được mở rộng sẽ làm gia tăng cơ hội tận dụng lợi thế so sánh của các mặt hàng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
(2) Chỉ số chun mơn hóa xuất khẩu (ES): cũng tương tự như RCA
nhưng tham chiếu đến một thị trường cục thể, cho biết thị trường đối tác đang xem xét liệu có phải là thị trường tiềm năng không. Khi cơ cấu chuyên mơn hóa xuất khẩu của hai đối tác tương tự nhau, hai đối tác đó sẽ cạnh tranh trong thương mại quốc tế. Ngược lại, hai đối tác đó sẽ có tính bổ sung thương mại lớn. Vì thế, chỉ số này thường được sử dụng để đánh giá tiềm năng thu được khi FTA được ký kết giữa hai đối tác. [113]
ESj = (Xcej/Xce)/(Mcij/Mci), j= 1÷ n Trong đó:
Xcej: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của quốc gia xuất khẩu Xce: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu
Mcij: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm thứ j của quốc gia nhập khẩu Mci: Tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu
+ Nếu ESj > 1 tức Xcej/Xcj > Mcij/Mci: Thị trường đang xem xét có tiềm năng. + Nếu ESj < 1 tức Xcej/Xce < Mcij/Mci: Thị trường đang xem xét khơng có tiềm năng.
Chỉ số ES thể hiện tỷ trọng xuất khẩu của một nước có tiềm năng để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của một nước khác trong một mặt hàng hay không. ES
lớn hơn 1 thể hiện cơ hội chuyên mơn hóa để xuất khẩu sang nước khác. Ngược lại, ES nhỏ hơn 1 thể hiện quốc gia khơng có lợi thế so sánh ở thị trường nước đối tác với sản phẩm này.
(3) Chỉ số cường độ thương mại (TI): được đo bằng thị phần xuất khẩu
của một nước sang nước đối tác chia cho thị phần xuất khẩu của thế giới sang bên nước đối tác. Chỉ số cường độ thương mại phản ánh kim ngạch thương mại giữa một nước với một thị trường cụ thể lớn hơn hay nhỏ hơn so với kim ngạch thương mại trung bình của thế giới. TI được tính bằng cơng thức như sau:
TIij = (Xip/Xit)/(Xwp/Xwt) Trong đó:
Xip và Xwp: Giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước i và của thế giới sang nước p.
Xit và Xwt: Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i và của thế giới.
+ Nếu TI < 1 chứng tỏ thương mại giữa hai bên khơng đạt mức trung bình của thế giới.
+ Nếu TI > 1 chứng tỏ thương mại hai bên vượt mức trung bình của thế giới và chứng tỏ tầm quan trọng của bên đối tác trong quan hệ thương mại giữa hai bên cũng như trong thương mại thế giới.[84]
Theo dõi sự thay đổi chỉ số cường độ thương mại giữa hai thị trường theo thời gian sẽ cho biết kết quả phát triển thị trường xuất khẩu của một nước với một thị trường cụ thể như thế nào và sự thay đổi cường độ thương mại cũng cho biết xu hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của quốc gia. Do đó, có thể đánh giá việc phát triển thị trường xuất, nhập khẩu là thành công hay chưa thành công.
(4) Chỉ số tập trung thương mại (TII): Chỉ số tập trung thương mại đối với nhóm hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam sang một thị trường cao cho thấy, xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang thị trường đó cao hơn mức độ xuất khẩu trung bình của thế giới sang thị trường đó, nói cách khác, cơ hội xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường này còn khá lớn.[84]
(5) Chỉ số định hướng khu vực (RO). Chỉ số RO cho biết, xuất khẩu một
quốc gia được định hướng theo một khu vực cụ thể hơn là điểm đến khác. Theo nghiên cứu của Yeats (1998) và Yamazawa (1970), thì hàng hóa của một quốc gia thường tập trung tiêu thụ ở một hay một số khu vực thị trường nhất định. Do đó, khi xác định lợi thế so sánh ở từng thị trường cụ thể, thì việc sử dụng chỉ số RO sẽ đo lường được tầm quan trọng của xuất khẩu nội vùng so với xuất khẩu ngồi vùng. Cơng thức của chỉ số RO như sau:
Trong đó: Xkij là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của nước i đến khu vực j; Xki là tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của nước i; Xki – j là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của nước i đến các nước ngoài j; Xi – j là kim ngạch xuất khẩu của nước i đến khu vực ngồi j. Nếu RO > 1, thì xuất khẩu nội vùng cao hơn xuất khẩu ngoại vùng; RO < 1 thì xuất khẩu nội vùng thấp hơn xuất khẩu ngoại vùng. [95]