Nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu công

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 28 - 30)

Thực tế 10 năm qua về nghiên cứu của khu vực công cho thấy, bên cạnh những giá trị cơ bản, hệ thống này cịn rất nhiều hạn chế. Đó là:

- Sự khơng phù hợp của hệ thống với các nguyên tắc dân chủ nhà nước, mà theo đó các thành viên của chính phủ ra các quyết định liên quan đến việc sử dụng các phương tiện cơng, và hồn tồn chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Sự khác biệt của KBN so với các cơ quan cấp bộ khác.

- Thiếu các cơng cụ hiệu quả trong việc thực hiện chính sách khoa học dưới sự quản lý của Bộ trưởng Khoa học.

- Sự phân tán của cộng đồng nghiên cứu khoa học.

- Sự thiếu hiệu quả của các công cụ đảm bảo các nguồn ngân sách bên ngồi. Tình trạng này địi hỏi phải có sự cải cách hơn nữa khu vực công và thay đổi cơ cấu của nhiều tổ chức có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để tăng tính hiệu quả của những tổ chức này.

Một trong những biện pháp để đạt được mục tiêu này là thành lập Khu vực Nghiên cứu Ba Lan, một phần của Khu vực Nghiên cứu Châu Âu, giúp tăng sức cạnh tranh của các tổ chức của Ba Lan trên thị trường Châu Âu. Biện pháp này đòi hỏi sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, đa dạng hố các chương trình nghiên cứu, hợp tác của các tổ chức khoa học cơng với chính phủ, các trường đại học và tư nhân, kết hợp nghiên cứu với giáo dục.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là hỗ trợ nghiên cứu (ứng dụng) trong công nghiệp. MNil quan tâm thúc đẩy nghiên cứu công nghiệp hơn là nghiên cứu cơ bản, bởi vì các kết quả của nghiên cứu cơng nghiệp có thể được áp dụng vào sản xuất, giái quyết các vấn đề khó khăn và tạo ra cơng nghệ mới. Nền công nghiệp với hoạt động NCPT yếu kém, lộn xộn trước khi chuyển đổi chế độ chính trị, đã được thúc đẩy trở lại sau năm 1989. Nhu cầu và quyết tâm hiện nay của Ba Lan là phải hỗ trợ và mở rộng nghiên cứu công nghiệp ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, các nhà khoa học Ba Lan lại muốn đầu tư lâu dài cho nghiên cứu cơ bản.

196

Một yêu cầu cấp thiết nữa là cải cách các đơn vị NCPT (JBRs). Đạo luật về các Đơn vị NCPT năm 2001 đã tạo điều kiện để cải cách các JBRs. Kế hoạch cải cách JBRs gồm những hoạt động sau:

- Sáp nhập các JBRs nhỏ và đơn lẻ vào những đơn vị lớn hơn tiến hành các hoạt động NCPT có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách nhà nước;

- Thương mại hố và tư nhân hoá JBRs.

- Chuyển đổi và sáp nhập JBRs vào các tổ chức khoa học khác, như các viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, trường đại học, trung tâm công nghệ cao, trung tâm kiểu mẫu, v.v.;

- Duy trì các JBRs có trình độ khoa học cao và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện những nghiên cứu khoa học chiến lược và thực hiện các mục tiêu của “Kế hoạch Tăng trưởng Quốc gia 2004-2006”.

- Ngừng cung cấp tài chính cho những JBRs ít có triển vọng phát triển. Các cơ cấu tổ chức mới tham gia hoạt động NCPT, như trung tâm công nghệ cao, trung tâm kiểu mẫu, công viên cơng nghệ, mạng lưới nghiên cứu... sẽ được hình thành. Những tổ chức này sẽ là sự kết hợp của các đơn vị nghiên cứu và các doanh nghiệp công nghiệp để thực hiện các dự án nghiên cứu đa ngành phục vụ cho công nghiệp, kết hợp nghiên cứu với cơng nghiệp và thực hiện các dự án có ý nghĩa lớn đối với tăng trưởng kinh tế và chính sách của nhà nước.

Việc đánh giá và phân loại các đơn vị nghiên cứu cũng sẽ thay đổi. Trước đây, việc đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu trên giấy tờ, số lượng và chất lượng các ấn phẩm và kết quả phát triển cán bộ khoa học. Các tiêu chí đánh giá được sửa đổi sẽ tạo ra áp lực đối với việc sử dụng hiệu quả các cơng cụ tài chính và hiệu quả thực tế của việc thực hiện các cơng trình khoa học.

Như đã nêu trên, các tổ chức và các nhóm nghiên cứu ở Ba Lan sẽ phải tìm kiếm các nguồn tài chính ngồi ngân sách nhà nước để phục vụ nghiên cứu. Một nguồn khá tốt là hợp tác quốc tế với đối tác nước ngồi. Ba Lan có hợp tác với khoảng 50 nước trong lĩnh vực KHCN. Ba Lan cũng đang phát triển các quan hệ đa phưong: tham gia vào các chương trình quốc tế như Eureka, COST, Chương trình Khoa học NATO, Ba Lan cũng đã gia nhập Chương trình Khung thứ năm và thứ sáu của EU. Trong Chương trình Khung thứ năm, các nhà khoa học Ba Lan đã nhận được tài trợ từ Uỷ ban Châu Âu cho các dự án nghiên cứu nhiều hơn là từ ngân sách nhà nước.

197

Sau khi gia nhập EU, Ba Lan sẽ nhận được các nguồn tài chính từ Quỹ Cơ cấu và Quỹ Liên kết. Các quỹ này nhằm mục đích cân bằng mức sống và sự phảt triển kinh tế tại các vùng khác nhau của Châu Âu. Tất cả các vùng thuộc Ba Lan đều đáp ứng các tiêu chuẩn để được nhận tài trợ từ Quỹ Cơ cấu. Một phần các nguồn tài chính này sẽ được dành cho nghiên cứu khoa học trong công nghiệp.

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)