Xu hướng chính sách khoa học cơng nghệ và đổi mớ

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 48 - 49)

Chuẩn bị Chính sách NCPT Quốc gia của CH Séc 2004-2008: Chính phủ đã phê chuẩn chính sách NCPT mới vào ngày 7/1/2004. Chính sách bao gồm các ưu tiên mới cho hoạt động nghiên cứu và việc quản lý các hoạt động này của CH Séc. Những ưu tiên này phản ánh sự cải thiện đặc biệt trong việc đánh giá nghiên cứu, cả đối với hợp tác quốc tế và hợp tác liên khu vực, nguồn nhân lực và chuyển giao kết quả NCPT vào lĩnh vực cơng nghiệp. Chương trình Nghiên cứu Quốc gia II sẽ thực hiện chính sách này. Các ưu tiên về nghiên cứu trong chương trình nêu trên (cả trong 1 ngành và liên ngành) sẽ được xác định bằng dự báo công nghệ. Trung tâm Công nghệ của Viện Hàn lâm Khoa học CH Séc thực hiện các công tác dự báo như vậy. Chương trình quốc gia này sẽ được bắt đầu vào năm 2006 và kết thúc vào năm 2011. Các dự án mới dự kiến sẽ bắt đầu trong thời gian 2006-2008.

Đổi mới đã trở thành vấn đề ưu tiên khi chính phủ CH Séc phê chuẩn sự tham gia của nước này vào Tiến trình Lisbon. Chiến lược đổi mới của CH Séc được đệ trình lên Chính phủ CH Séc trong q I năm 2004. Đây là văn bản chiến lược đầu tiên về đổi mới ở CH Séc. Chính sách đổi mới và luật về đổi mới dự kiến sẽ là những bước tiếp theo sau khi Chính phủ phê chuẩn Chiến lược. Mối quan hệ nhà nước - tư nhân được hy vọng sẽ đóng vai trị nịng cốt trong việc thực hiện. Những biện pháp thực hiện sau đây đang được xem xét:

- Hỗ trợ của nhà nước đối với việc hình thành các cơng ty có định hướng nghiên cứu.

- Tạo ra môi trường thân thiện với doanh nghiệp.

- Hình thành một số vườn ươm doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng nghiên cứu về tình trạng của doanh nghiệp thơng qua các chương trình giáo dục đặc biệt.

216

Để tăng khả năng thương mại hoá kết quả nghiên cứu, một ưu tiên sẽ được áp dụng, đặc biệt đối với các dự án cùng chia sẻ chi phí. Chuyển giao cơng nghệ và tăng đầu tư tư nhân vào NCPT sẽ được hỗ trợ không chỉ bởi các chương trình quốc gia và chương trình ngành mà cịn bởi việc tạo ra các điều kiện khung tốt hơn. Các điều kiện khung này bao gồm: sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao, cơ sở nghiên cứu cơng lớn mạnh, văn hóa doanh nghiệp rộng khắp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thích đáng, môi trường NCPT cạnh tranh và các biện pháp tài chính phù hợp.

Cùng với Kế hoạch hành động cho Châu Âu, các mục tiêu sau đây đã được đề ra:

- Tăng tính hấp dẫn của các cơng trình nghiên cứu. - Hỗ trợ quan hệ giữa công nghiệp và các trường đại học. - CH Séc tham gia hình thành nền tảng cơng nghiệp Châu Âu.

- Khối công nghiệp và các khu vực liên quan tham gia xác định các ưu tiên nghiên cứu.

- Đào tạo trong lĩnh vực chuyển giao cơng nghệ và sở hữu trí tuệ cho các sinh viên ưu tú thuộc các ngành cơ khí, kinh tế và khoa học.

Dự thảo Luật Viện nghiên cứu cơng sẽ được Chính phủ phê chuẩn trong năm 2004. Sau khi được phê chuẩn, dự thảo này cần được Thượng viện và Hạ viện thông qua. Luật Viện nghiên cứu công sẽ chuyển đổi các viện nghiên cứu hoạt động trên cơ sở đóng góp thành viện nghiên cứu cơng. Việc chuyển đổi này tạo điều kiện cho quá trình hợp tác giữa các viện nghiên cứu với các trường đại học cũng như các công ty công nghiệp.

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)