Chính phủ Hàn Quốc chủ trương thúc đẩy một mối liên kết tổng thể mạnh mẽ hơn giữa khoa học và xã hội trong một nỗ lực nhằm đạt được sự chuyển hướng kinh tế – xã hội tiến tới một xã hội tiên tiến. Đó là mục tiêu dài hạn, còn trong tương lai gần, Hàn Quốc tập trung vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa khoa học và ngành cơng nghiệp. Do có những vấn đề tiềm ẩn về cơ cấu, nên hệ thống khoa học của Hàn Quốc được đặc trưng bằng việc các ngành cơng nghiệp ít trơng cậy vào nghiên cứu khoa học để đổi mới và các trường đại học và các viện nghiên cứu cơng cịn phản ứng yếu kém trước những thay đổi thị trường. Chính đặc điểm này của hệ thống đã làm cho khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước khó có thể hợp tác với nhau.
Để giải quyết vấn đề này, Hàn Quốc đã theo đuổi hai định hướng chính sách: một chính sách dài hạn nhằm mở rộng nhu cầu nghiên cứu khoa học trong các ngành công nghiệp, bên cạnh đó Chính phủ vừa thúc đẩy sự phát triển các ngành
260
công nghiệp mang hàm lượng tri thức và khoa học cao. Song song với việc thực hiện hai định hướng chính sách trên, các nỗ lực chính sách trung và ngắn hạn cũng đang được huy động nhằm làm cho hệ thống khoa học phản ứng nhanh hơn trước những thay đổi về nhu cầu.
1. Thứ nhất, để tích hợp lợi ích của ngành cơng nghiệp vào trong các q trình hoạch định chính sách KH&CN và NCPT quốc gia, Chính phủ đã bổ nhiệm các vị lãnh đạo của ngành công nghiệp trở thành thành viên của Hội đồng Khoa học và Cơng nghệ Quốc gia, nơi điều hành chính sách KH&CN và điều phối sự phân bổ các nguồn lực NCPT.
2. Thứ hai, các hãng cơng nghiệp được khuyến khích tham gia vào việc quản lý các viện nghiên cứu công bằng cách được mời tham gia vào các ban thuộc Hội đồng Nghiên cứu, nơi chịu trách nhiệm điều hành các tổ chức NCPT của Chính phủ.
3. Thứ ba, Chính phủ khuyến khích các hãng cơng nghiệp tham gia vào các chương trình NCPT quốc gia. Các kiến nghị nghiên cứu liên quan đến các hãng công nghiệp được đối xử ưu đãi trong quá trình cung cấp tài trợ.
4. Thứ tư, Chính phủ đang cố gắng làm giảm những rào cản về thể chế nhằm khuyến khích các viện nghiên cứu cơng có thể tìm kiếm các nguồn tài trợ ở bên ngoài, dựa trên cơ sở năng lực của họ đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng. Chính phủ cịn cải tiến các luật lệ chi phối các hoạt động của các tổ chức nghiên cứu công nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện hình thành các cơng ty spin-offs nghiên cứu.
5. Nhân lực KH&CN
Một trong những vấn đề chính sách quan trọng hiện nay ở Hàn Quốc đó là mối quan tâm đến khoa học và kỹ thuật đang ngày càng giảm trong tầng lớp học sinh sinh viên. Năm 1998, có khoảng 28% số học sinh thuộc loại hàng đầu trong cuộc “Thử nghiệm kỹ năng học tập” đã lựa chọn theo đuổi các ngành khoa học và kỹ thuật trong trường đại học, nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống còn 19% vào năm 2001, điều này cho thấy có một sự suy giảm rõ rệt về nhu cầu được giáo dục khoa học và kỹ thuật trong số học sinh có tài năng. Số nhân tài trẻ sẽ quay trở lại với khoa học và kỹ thuật, nếu và chỉ khi nào họ được đảm bảo chắc chắn rằng sự đầu tư vào nguồn vốn con người trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật sẽ mang lại cho họ những lợi ích lớn hơn. Để làm cho điều này xảy ra, cần có những cải tiến về cả hai mặt cung và cầu nguồn nhân lực.
261
Về phía cung, các vấn đề then chốt đặt ra là làm thế nào để nâng cao được chất lượng giáo dục khoa học và kỹ thuật và giảm thiểu những bất cập giữa yêu cầu về kỹ năng và cung ứng.
Nhằm tăng cường chất lượng giáo dục đại học, Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các trường đại học cải tiến các chương trình giảng dạy để sao cho có thể đáp ứng những yêu cầu thay đổi về kiến thức cũng như kỹ năng của các lĩnh vực cơng nghiệp.
Chính phủ Hàn Quốc đã lên các kế hoạch đẩy mạnh sự hỗ trợ cho nghiên cứu tại các trường đại học, coi đó như một cách thức để nâng cấp giáo dục khoa học và kỹ thuật. Chi tiêu cho nghiên cứu khoa học cơ bản sẽ được tăng lên đến 25% tổng ngân sách NCPT của Chính phủ vào năm 2008.
Chính phủ sẽ khởi xướng chương trình “Học bổng nghiên cứu quốc gia” nhằm hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo các sinh viên tài năng được lựa chọn bồi dưỡng để sau này lãnh đạo sự phát triển KH&CN tương lai của Hàn Quốc.
Chính phủ sẽ chú trọng thúc đẩy việc đào tạo lại cho các nhà khoa học và kỹ sư để họ có thể đáp ứng được nhu cầu về kỹ năng đang thay đổi của thị trường.
Nhu cầu về các nhà khoa học và kỹ sư tăng lên phụ thuộc vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp, cũng như vào các hoạt động mang hàm lượng công nghệ cao của ngành công nghiệp. Do Hàn Quốc đang tiến tới một nền kinh tế dựa trên tri thức, dự báo dài hạn đưa ra là nhu cầu về các nhà khoa học và kỹ sư sẽ tăng mạnh. Tuy dự báo dài hạn là như vậy, nhưng thị trường hiện nay vẫn chưa thể thuyết phục các sinh viên trẻ tin tưởng vào nhu cầu tương lai. Nhằm làm cho tầng lớp sinh viên trẻ tin tưởng vào triển vọng tươi sáng trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, Chính phủ Hàn Quốc đã can thiệp và thúc đẩy nhu cầu về các nhà khoa học và kỹ sư trong khu vực Nhà nước.
Chính phủ sẽ tăng mạnh số lượng tuyển dụng vào các vị trí của Chính phủ đối với sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Chính phủ Hàn Quốc đã lên kế hoạch, trong vịng 4 năm kể từ năm 2004 sẽ bổ nhiệm hơn 30% vị trí các nhà hoạch định chính sách cấp cao là các quan chức đã tốt nghiệp đại học về khoa học và kỹ thuật. Cùng với việc làm này, Chính phủ sẽ tăng số việc làm cơng tác nghiên cứu trong các tổ chức nghiên cứu thuộc khu vực Nhà nước nhằm thu hút các nhà khoa học và kỹ sư mới có trình độ tiên tiến.
Chính phủ sẽ áp dụng chương trình “Cán bộ nghiên cứu” mở ra cơ hội tiến thân cho những người trẻ tuổi có trình độ tiến sỹ với vai trị là các nhà khoa học và kỹ sư nghiên cứu làm việc trong khu vực quốc phịng.
262
Chính phủ sẽ tiến tới thành lập các “Trung tâm Ươm tạo Nhân lực” nhằm tập hợp và đào tạo thực hành cho các nhà khoa học và kỹ sư trẻ chưa có việc làm.
Ngoài ra, để thu hút phụ nữ tham gia vào lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập chương trình “Phụ nữ tham gia vào khoa học và kỹ thuật (WISE)”. Đây được coi như một chương trình hành động kiên quyết yêu cầu các tổ chức nghiên cứu công phải tăng tỷ lệ số nhân viên khoa học và kỹ sư là nữ lên ít nhất là 25% trong tổng số nhân viên.