2.1 Những thay đổi chính về chính sách
Theo Luật mới, một loại pháp nhân mới được xác định: viện nghiên cứu công. Loại pháp nhân này tương đối giống một loại khác là: trường đại học cơng. Vì vậy, chính phủ hy vọng là hai chủ thể này sẽ có cơ hội hợp tác chặt chẽ sau khi Luật này có hiệu lực.
Chi phí cho NCPT của chính phủ cho 3 năm 2004-2006 dự kiến như sau: 2004: 14 583 876 000 Koruna Séc (0.58% GDP)
2005: 15 814 297 000 Koruna Séc (0.59% GDP) 2006: 16 148 560 000 Koruna Séc (0.60% GDP)
217
Hỗ trợ tài chính cho kế hoạch nghiên cứu của từng viện và trường đại học riêng lẻ dựa trên việc đánh giá liên bộ đối với các kế hoạch/đề án nghiên cứu. Các ban thẩm định đánh giá các đề án trong cùng một lĩnh vực. Trước đây mỗi bộ sẽ đánh giá các viện nghiên cứu do mình cấp ngân sách.
Chương trình nghiên cứu chính là Chương trình Nghiên cứu Quốc gia được tài trợ bởi một số bộ liên quan và được Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao điều phối. Chương trình có 5 phần theo lĩnh vực cụ thể và 3 phần liên ngành. Chương trình sẽ bắt đầu vào năm 2004 và Chương trình Nghiên cứu Quốc gia II sẽ được thực hiện vào năm 2006. Khác với chương trình quốc gia trước đây, Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao sẽ là cơ quan duy nhất cấp ngân sách cho Chương trình Nghiên cứu Quốc gia II.
Trong Nghị định số 517 ngày 22/5/2002, Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ chuẩn bị Chương trình Nghiên cứu Quốc gia (NRP). Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao chịu trách nhiệm soạn thảo bản dự thảo chương trình quốc gia. Trung tâm Công nghệ của Viện Hàn lâm Khoa học CH Séc phối hợp với Viện Cơ khí CH Séc đã định ra hướng ưu tiên nghiên cứu cho chương trình quốc gia. Các chuyên gia từ các trường đại học, viện nghiên cứu và công ty đã hợp tác để xác định các ưu tiên nghiên cứu.
Chính phủ đã phê chuẩn Chương trình Nghiên cứu Quốc gia trong Nghị định số 417 ngày 28/4/2003. Việc phê chuẩn này là một bước cần thiết từ quá trình dự thảo tới việc chuẩn bị cho chương trình quốc gia. Việc Văn phòng Bảo hộ Cạnh tranh phê chuẩn việc mời thầu các nhà cung cấp từng phần Chương trình Nghiên cứu Quốc gia là một bước cơ bản trong quá trình thực hiện. Chương trình Nghiên cứu Quốc gia tập trung vào các dự án nghiên cứu có tính ứng cao và có khả năng sử dụng trong cơng nghiệp. Vì vậy, điều quan trọng là bên cạnh các dự án ngắn hạn, phải tài trợ cho các dự án dài hạn hơn, ví dụ dự án 5 năm.
Thơng qua Chương trình Nghiên cứu Quốc gia, việc xác định chi tiết các bước đã được thực hiện theo hướng chuẩn bị một chương trình quốc gia tương tự như các chương trình của các nước thuộc EU. Tại CH Séc, phương pháp hỗ trợ từ nhiều nguồn ngân sách vẫn là một điểm khác biệt lớn so với các chương trình tương tự ở các nước khác. Các cơ quan đề xuất đã đồng ý với dự thảo là cùng với việc thực hiện Chương trình Nghiên cứu Quốc gia, phải bắt đầu chuẩn bị Chương trình Nghiên cứu Quốc gia II. Chương trình quốc gia mới này sẽ được đệ trình lên Chính phủ vào cuối tháng 2/2005. Mục đích của Chương trình Nghiên cứu Quốc gia từ bỏ các phương pháp nghiên cứu khơng có sự hợp tác của các tổ chức trước đây và sử dụng cách tiếp cận hiện đại “dự báo cơng nghệ”.
218
Mục đích chính của việc chuẩn bị Dự thảo Chương trình quốc gia là đề xuất các hướng nghiên cứu ưu tiên, có khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu xã hội bằng cách sử dụng tối ưu các phương tiện dành cho khoa học và nghiên cứu. Chương trình Nghiên cứu Quốc gia cũng tính đến những thay đổi về các điều kiện trong nước và quốc tế đối với hoạt động NCPT. Các điều kiện đã được thay đổi với việc thông qua Luật số 130/2002 Coll. về Hỗ trợ NCPT. Những thay đổi bên ngoài xuất hiện trước tiên từ sự gia nhập của CH Séc vào Khu vực Nghiên cứu Châu Âu.
Chương trình Nghiên cứu Quốc gia tập trung đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
- Tăng hiệu quả nghiên cứu của CH Séc và từ đó đem lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội. Chỉ tập trung hỗ trợ một số nghiên cứu mà xã hội cho là cần thiết và có khả năng ứng dụng trong thực tế.
- Bảo đảm khôi phục năng lực nghiên cứu của CH Séc, sử dụng mọi quan hệ hợp tác quốc tế có thể trong nghiên cứu.
- Tăng cường và phát triển các mối quan hệ với công chúng trong NCPT, loại bỏ các mối lo sợ của công chúng về các kết quả NCPT không mong muốn.
- Nâng cao trình độ chuyên mơn hố trong nghiên cứu và khả năng sử dụng kết quả nghiên cứu trong thực tiễn.
Chương trình Nghiên cứu Quốc gia được cơng bố trong thời gian 2004-2009. Danh sách các đề án nghiên cứu dự thầu đã được công bố trong năm 2003 và việc lựa chọn dự án sẽ hoàn thành trong cùng năm. Những dự án đầu tiên sẽ được bắt đầu vào năm 2004. Tất cả các dự án sẽ được hoàn thành trước hoặc trong năm 2009.
Đồng thời với việc thực hiện Chương trình Nghiên cứu Quốc gia, Chương trình Nghiên cứu Quốc gia II cũng sẽ được chuẩn bị theo kế hoạch trong các Chương trình khung Châu Âu cũng như trong các chương trình quốc gia của từng nước thành viên EU.
Tồn bộ Chương trình Nghiên cứu Quốc gia không bắt đầu ngay từ tháng 1/2004, mà sẽ được thực hiện dần dần. Lý do chính là do khơng thể kết thúc tất cả các chương trình đang thực hiện hoặc chuyển chúng một cách đơn thuần vào trong Chương trình.
Chương trình Nghiên cứu Quốc gia bao gồm 5 phần dành cho các lĩnh vực cụ thể và 3 phần liên ngành. Cả hai loại này đều được chia thành các chương trình nhỏ. Các cơ quan chủ trì từng phần Chương trình (hoặc chương trình nhỏ) sẽ công
219
bố tên các nhà thầu nộp đề án thực hiện các phần hoặc chương trình này. Cơ cấu cụ thể của Chương trình Nghiên cứu Quốc gia được thể hiện trong bảng I.
220
Bảng 20. Cơ cấu của Chương trình Nghiên cứu Quốc gia Các chương
trình ngành
Các chương trình nhỏ Cơ quan chủ trì