Chính sách khoa học, cơng nghệ và đổi mới và các xu thế phát triển

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 73 - 74)

Công cuộc cải tổ hệ thống KH&CN và cơ cấu chính sách đổi mới KH&CN của Trung Quốc nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia hiện đã bước sang một giai đoạn mới, hướng tới tối ưu hóa cơ cấu, hợp lý hóa hệ thống và xây dựng năng lực. Các chính sách chủ yếu được áp dụng để thực hiện mục tiêu này như sau:

- Tiếp tục cải cách sâu rộng hệ thống KH&CN. Trong khi vẫn chú trọng vào việc làm thay đổi hệ thống sở hữu cũ, công cuộc cải cách được xúc tiến sâu hơn nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa sự chuyển đổi các tổ chức NCPT. Các nỗ lực được huy động cho công tác chỉ đạo việc chuyển đổi các viện nghiên cứu công thành doanh nghiệp dựa trên một cơ sở phân loại và điều phối ban hành các chính sách cải tổ mới liên quan đến các vấn đề then chốt, như kế hoạch tuyển nhân lực, hệ thống sở hữu tài sản, các chính sách thuế ưu đãi, thuế hải quan, xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ...

- Tăng nguồn đầu vào NCPT và nâng cao năng lực của các thực thể đổi mới chủ yếu. Trung Quốc đang cố gắng duy trì sự tăng trưởng đầu vào trong các hoạt động đổi mới NCPT. Ví dụ, tổng chi tiêu NCPT của Trung Quốc trong năm 2002 đã đạt 128,76 tỷ NDT, tăng 23,5% hay 24,52 tỷ NDT so với năm trước đó. Kể từ năm 1995, tỷ trọng chi tiêu NCPT của Trung Quốc trong GDP đã tăng liên tục trong vòng 7 năm, từ chỗ chiếm 0,60% GDP năm 1995 lên 1,23% GDP năm 2002. - Xây dựng môi trường. Năm 2003 là một năm đặc biệt chú trọng vào việc xây dựng năng lực của các công ty trung gian KH&CN. Điều này đã khích lệ rất lớn sự phát triển các công ty trung gian KH&CN phục vụ cho các hoạt động đổi mới. Các nguồn lực KH&CN đang ngày càng được củng cố và hợp nhất thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng nền móng. Mơi trường pháp lý đã được cải thiện. Kết quả dẫn đến việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực KH&CN và nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học.

- Trong khi vận dụng đòn bẩy miễn giảm thuế, việc lập kế hoạch KH&CN đã trở thành một phương tiện chính để thơng qua đó, Chính phủ Trung Quốc tham gia vào các hoạt động đổi mới công nghệ. Cùng với sự thay đổi về thời gian, việc lập

241

kế hoạch KH&CN đã bắt đầu phản ánh những thay đổi trong sự can thiệp của Chính phủ, đặc biệt là trong các cách tiếp cận, chỉ tiêu phấn đấu và nội dung. Ví dụ, việc lập kế hoạch đã chuyển sang mang định hướng chỉ đạo. Tức là, trong khi điều hành các hoạt động đổi mới công nghệ, giờ đây Chính phủ thiên về đóng vai trị cung cấp dịch vụ và chỉ đạo chính sách, chứ không can thiệp bằng cách liên tục đưa ra những chỉ thị hành chính như trước đây nữa. Chính phủ đã chuyển hướng sự chú trọng từ chỗ chỉ thành lập và phê chuẩn dự án, nay chuyển sang đảm nhiệm nhiều chức năng hơn, bao gồm cả việc tổ chức các cuộc trình diễn, giới thiệu. Các cơ chế mới được hình thành như đầu tư vốn mạo hiểm, thu mua Chính phủ và mời đấu thầu, tạo nên các cách tiếp cận mang định hướng thị trường hơn trong việc khuyến khích đổi mới cơng nghệ.

Bước vào một chu kỳ phát triển KH&CN mới, Trung Quốc đã xác định mục tiêu tổng thể phát triển KH&CN là cải tiến hệ thống đổi mới quốc gia, đưa khả năng cạnh tranh về KH&CN của Trung Quốc xếp vào hạng tiên tiến thế giới và tạo ra một sự hỗ trợ mạnh mẽ về KH&CN cho việc xây dựng một xã hội thịnh vượng. Trung Quốc sẽ thành lập một hệ thống đổi mới quốc gia cơ bản phù hợp với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và các quy luật tự nhiên của sự phát triển KH&CN, cố gắng xóa bỏ mọi trở ngại đối với sự phát triển KH&CN. Thông qua việc triển khai các dự án chuyên sâu lớn nhằm điều chỉnh các yêu cầu chiến lược quốc gia và để hình thành một mơ hình phát triển KH&CN hợp lý hơn, Trung Quốc đang ra sức thực hiện những bước đột phá lớn và phát triển nhảy vọt trong một số lĩnh vực để có thể đứng vào hàng ngũ tiên tiến trên thế giới. Chính phủ Trung Quốc đang hỗ trợ việc xây dựng một số viện nghiên cứu mang tầm cỡ thế giới và các trường đại học định hướng nghiên cứu, thành lập các tập đoàn doanh nghiệp KH&CN đa quốc gia có thể được xếp vào số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Trung Quốc hiện đang nỗ lực phấn đấu để bồi dưỡng một nhóm các nhà nghiên cứu đầu đàn có uy tín quốc tế. Ra sức cải thiện hơn nữa trình độ hiểu biết khoa học của nhân dân Trung Quốc, coi đó là một yếu tố quan trọng trong nền tảng phát triển KH&CN nhanh và mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)